Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.
Cấu trúc ngôi nhà
Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản.
Khi xưa còn khó khăn về kinh tế và do tập quán sống du canh du cư, phần lớn nhà ở của người Dao Quần Chẹt ở đây đều thuộc dạng nhà cột ngoãm, 3 gian nhưng cũng đạt tới trình độ vì ngoãm hay còn gọi là vì kèo. Nhà có 12 cột, 4 vì ngoãm, 2 mái. Mỗi vì ngoãm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân ở 2 bên), 1 quá giang và 1 bộ kèo đơn. Loại nhà cột ngoãm có đặc điểm là tất cả các cột đều chôn sâu xuống đất. Trong mỗi vì ngoãm 2 đầu quá giang được gác lên ngoãm ở đầu của 2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại chỗ ngoãm của cột quân người ta buộc kèo. Riêng cột nóc còn được buộc chặt với quá giang tại điểm giao giữa cột đó với quá giang. Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta gác 2 chiếc xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại chỗ ngoãm của hai hàng cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm của cột quân.
Khi xưa còn khó khăn về kinh tế và do tập quán sống du canh du cư, phần lớn nhà ở của người Dao Quần Chẹt ở đây đều thuộc dạng nhà cột ngoãm, 3 gian nhưng cũng đạt tới trình độ vì ngoãm hay còn gọi là vì kèo. Nhà có 12 cột, 4 vì ngoãm, 2 mái. Mỗi vì ngoãm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân ở 2 bên), 1 quá giang và 1 bộ kèo đơn. Loại nhà cột ngoãm có đặc điểm là tất cả các cột đều chôn sâu xuống đất. Trong mỗi vì ngoãm 2 đầu quá giang được gác lên ngoãm ở đầu của 2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại chỗ ngoãm của cột quân người ta buộc kèo. Riêng cột nóc còn được buộc chặt với quá giang tại điểm giao giữa cột đó với quá giang. Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta gác 2 chiếc xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại chỗ ngoãm của hai hàng cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm của cột quân.
Nhà của người Dao có 12 cột, 4 vì ngoãm, 2 mái
|
Với loại nhà cột ngoãm, toàn bộ khung nhà gồm các cột, quá giang, kèo và xà ngang thường làm bằng gỗ. Bộ xương mái thường có sự kết hợp giữa tre và gỗ hoặc hoàn toàn bằng tre. Xung quanh nhà cũng như phần cần được ngăn cách ở trong nhà được thưng bằng những tấm phên mai hoặc phên nứa. Nhà truyền thống của người Dao hầu như không có cửa sổ, có ngôi nhà toàn bộ từ cột, quá giang, kèo cho đến tấm lợp đều làm bằng tre. Thuộc loại này chủ yếu là những ngôi nhà tạm ở trên nương để cư trú trong mùa sản xuất. Nhà cột ngoãm chỉ cho phép sinh sống được vài ba năm lại phải thay cột, lợp lại mái. Đối với những tấm phên thưng xung quanh chỉ sau một năm đều phải thay hoặc làm lại.
Mặt bằng sinh hoạt
Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn. Nền đất người Dao: gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ. Kề với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra cửa giữa. Mùa rét gian này còn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn, phần này dùng làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồng nhỏ. Có gian bên phải là buồng ngủ, kề với gian này là máng nước và cũng là buồng tắm, gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn. Phần sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi là cửa ma. Lợn để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này.
Gian đặc biệt trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ của người Dao
|
Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà, còn trâu, bò có chuồng riêng. Trong ngôi nhà có một gian đặc biệt, gian này có vách ngăn đôi theo chiều dọc và một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này được ráp vào nhau tạo thành một góc nhỏ. Góc này chính là nơi đặt bàn thờ. Người Dao ở đây đã biết lợi dụng nền đất làm nền bếp bảo đảm an toàn hơn, sử dụng phần sàn để nằm khỏi phải làm giường. Vì cuộc sống du canh du cư mỗi lần di chuyển người ta không mang giường phản theo.
Tuỳ thuộc vào địa hình và diện tích của miếng đất dựng nhà người Dao Quần Chẹt không nhất thiết phải để hiên và có sân ở phía trước nhà. Sân nhà của họ có thể ở một hoặc cả hai bên đầu hồi . Người Dao ở đây không có tập quán dựng hàng rào xung quanh nhà và làm cổng ra vào ngôi nhà chính của họ. Nếu còn diện tích nhiều xung quanh nhà họ trồng nhiều cây ăn quả khác nhau như chuối , bưởi , ổi .. đặc biệt trồng nhiều chuối. Bên cạnh nhà thường có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau xanh và cây ăn quả. Nơi có điều kiện họ có thể đào ao thả cá và nuôi ngan, vịt.
Nhà truyền thống của người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất
|
Nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền .Nhà ở phản ánh quá trình lịch sử cư trú của người Dao trước kia. Ngôi nhà nửa sàn, nửa đất chính là kết quả của sự thích ứng tự nhiên của người Dao. Thông qua nhà ở chúng ta thấy được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tộc người qua các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nhà ở người Dao đang có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ.
Hoàng Đăng Quý/ langvietonline.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét