Đỗ Thanh Nhơn (nhiều người đọc trại ra Đỗ Thành Nhơn), vốn người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, nhưng từ năm Ất Mùi (1775) thì vào Gia Định để theo phò chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777) và sau đó thì phò chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Đỗ Thanh Nhơn sinh năm nào không rõ, chỉ biết khi Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần còn ở Phú Xuân, ông đã là võ quan bậc thấp, chức Hữu Đội trưởng. Năm 1775, lúc Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần chạy đến Trấn Biên (vùng tương ứng với đất các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay), tuy đã có cho triệu tướng Tống Phúc Hiệp đem quân đến cứu viện, nhưng Tống Phúc Hiệp không thể nào tới kịp. Nhân cơ hội đó, Đỗ Thanh Nhơn họp binh ở Ba Giồng, được hơn ba ngàn người, xưng là Đông Sơn Đại tướng quân và lấy danh nghĩa đó để giúp rập Duệ Tông. Đỗ Thanh Nhơn xưng là Đông Sơn Đại tướng quân, trước tiên là để tỏ rõ sự đối nghịch hết sức sâu sắc với Tây Sơn, như phương Đông đối với phương Tây, chẳng có chút gặp gỡ nào cả. Do lập được chút ít chiến công, Đỗ Thanh Nhơn được chúa Duệ Tông phong cho chức Ngoại hữu Chưởng doanh, tước Phường Quận công.
Bấy giờ, có tướng của Tây Sơn là Lý Tài, vốn gốc người Hoa, trước khi tham gia phong trào Tây Sơn, từng kiếm sống bằng nghề buôn bán. Đi với Tây Sơn được một thời gian, Lý Tài đã làm phản, theo về với tướng của Duệ Tông là Tống Phúc Hiệp. Khi Tống Phúc Hiệp được lệnh của Duệ Tông, kéo quân vào Gia Định, thì Lý Tài cũng đi theo. Duệ Tông muốn thu dùng Lý Tài, nhưng Đỗ Thanh Nhơn nói:
- Lý Tài chẳng qua cũng chỉ là loài chó, loài heo, có dùng cũng vô ích mà thôi.
- Lý Tài chẳng qua cũng chỉ là loài chó, loài heo, có dùng cũng vô ích mà thôi.
Bởi lời này, Lý Tài và Đỗ Thanh Nhơn hiềm khích với nhau. Đến khi Tống Phúc Hiệp mất, Lý Tài đem quân chiếm giữ núi Châu Thới (ngọn núi nhỏ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để chống lại Đỗ Thanh Nhơn. Nhưng, Lý Tài vừa bị quân Tây Sơn lẫn quân Đông Sơn tấn công nên đại bại. Sau, quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn đã giết được Lý Tài, và cũng kể từ đó, Đỗ Thanh Nhơn luôn được hầu cận để phò tá Nguyễn Phúc Ánh. Mùa xuân năm Canh Tí (1780), Đỗ Thanh Nhơn được Nguyễn Phúc Ánh phong làm Ngoại hữu Phụ chính Thượng tướng quân. Và, đúng một năm sau, vào mùa xuân năm Tân Sửu (1781), Đỗ Thanh Nhơn đã bị Nguyễn Phúc Ánh giết chết, quân Đông Sơn từ đó cũng bị giải thể và phân tán đi mỗi bộ phận một ít.
Tại sao Đỗ Thanh Nhơn bị giết và đã bị giết như thế nào. Chuyện này được sách ĐạiNam chính biên liệt truyện (Sơ tập, quyển 27) ghi như sau:
"Trước, (Đỗ) Thanh Nhơn tự phụ là người vừa có tài lại vừa dũng cảm hơn thiên hạ, trong tay lại có quân lính Đông Sơn, cho nên vẫn ngấm ngầm làm chuyện ngang ngược và lộng quyền. Từ lâu có chút công lao tôn phò, hắn lại càng kiêu căng hơn. Hắn tự cho mình có quyền sinh sát, cho ai sống, bắt ai chết, hoặc giả là ban chức tước cho ai... tất tất đều ở hắn mà ra cả. Thậm chí, hắn còn tự ý cắt bớt sự chi dùng trong cung, không chịu cung đốn đầy đủ, đến cả ngày kị ở Hưng Miếu mà hắn cũng không dâng lễ vật, khiến Thế Tổ ta (chỉ Nguyễn Phúc Ánh) phải bỏ của nhà ra sắm sửa lấy. Trong đám tay chân, hễ hắn thấy ai nặng lòng với mình thì tự tiện cho lấy theo họ của hắn. Xử tội thì dùng cực hình, hắn dám thiêu người sống, bắn giết cả đàn bà đang có thai... ai ai nghe chuyện cũng đều nghiến răng tức giận. Khi Tây Sơn vào lấn cướp (chỉ việc Tây Sơn tấn công vào Gia Định, hắn lén đem quân vào núi để đầu hàng và làm phản, nhưng mưu ấy không thành. Vua (chỉ Nguyễn Phúc Ánh, sau này là Hoàng đế Gia Long) nghĩ hắn là người có công nên vẫn ưu đãi, dung túng. Vua thân đến nhà riêng mà (Đỗ) Thanh Nhơn cũng không hiếu kính giữ lễ, đã thế, bọn tay chân của hắn lại phụ họa thêm, không còn biết kiêng sợ, chỉ rắp tâm làm điều trái phép mà thôi. Bấy giờ, có quan Chưởng cơ là Tống Phúc Thiêm mật tâu với Vua xin trừ bỏ hắn là tên giặc ở cạnh Vua. Vua cho là phải, nên giả vờ bị bệnh rồi sai triệu (Đỗ) Thanh Nhơn vào bàn việc, nhân đó sai võ sĩ bắt và giết đi. Bè đảng của (Đỗ) Thanh Nhơn là bọn Võ Nhàn, Đỗ Bảng... lại chiếm cứ ở Ba Giồng để làm phản. Vua sai các tướng tiến đánh, bắt được bọn (Võ) Nhàn và giết đi. Lũ còn lại đều bị đánh tan cả".
Tại sao Đỗ Thanh Nhơn bị giết và đã bị giết như thế nào. Chuyện này được sách Đại
"Trước, (Đỗ) Thanh Nhơn tự phụ là người vừa có tài lại vừa dũng cảm hơn thiên hạ, trong tay lại có quân lính Đông Sơn, cho nên vẫn ngấm ngầm làm chuyện ngang ngược và lộng quyền. Từ lâu có chút công lao tôn phò, hắn lại càng kiêu căng hơn. Hắn tự cho mình có quyền sinh sát, cho ai sống, bắt ai chết, hoặc giả là ban chức tước cho ai... tất tất đều ở hắn mà ra cả. Thậm chí, hắn còn tự ý cắt bớt sự chi dùng trong cung, không chịu cung đốn đầy đủ, đến cả ngày kị ở Hưng Miếu mà hắn cũng không dâng lễ vật, khiến Thế Tổ ta (chỉ Nguyễn Phúc Ánh) phải bỏ của nhà ra sắm sửa lấy. Trong đám tay chân, hễ hắn thấy ai nặng lòng với mình thì tự tiện cho lấy theo họ của hắn. Xử tội thì dùng cực hình, hắn dám thiêu người sống, bắn giết cả đàn bà đang có thai... ai ai nghe chuyện cũng đều nghiến răng tức giận. Khi Tây Sơn vào lấn cướp (chỉ việc Tây Sơn tấn công vào Gia Định, hắn lén đem quân vào núi để đầu hàng và làm phản, nhưng mưu ấy không thành. Vua (chỉ Nguyễn Phúc Ánh, sau này là Hoàng đế Gia Long) nghĩ hắn là người có công nên vẫn ưu đãi, dung túng. Vua thân đến nhà riêng mà (Đỗ) Thanh Nhơn cũng không hiếu kính giữ lễ, đã thế, bọn tay chân của hắn lại phụ họa thêm, không còn biết kiêng sợ, chỉ rắp tâm làm điều trái phép mà thôi. Bấy giờ, có quan Chưởng cơ là Tống Phúc Thiêm mật tâu với Vua xin trừ bỏ hắn là tên giặc ở cạnh Vua. Vua cho là phải, nên giả vờ bị bệnh rồi sai triệu (Đỗ) Thanh Nhơn vào bàn việc, nhân đó sai võ sĩ bắt và giết đi. Bè đảng của (Đỗ) Thanh Nhơn là bọn Võ Nhàn, Đỗ Bảng... lại chiếm cứ ở Ba Giồng để làm phản. Vua sai các tướng tiến đánh, bắt được bọn (Võ) Nhàn và giết đi. Lũ còn lại đều bị đánh tan cả".
Lời bàn:Thật sự muốn tận tâm dốc sức chống Tây Sơn nhưng lại cao ngạo coi thường và nói lời xúc phạm đến người cùng phe chống Tây Sơn như mình, việc ấy chỉ có kẻ lòng dạ nhỏ nhen và nhận thức kém cỏi mới làm, và một khi đã làm hậu quá sẽ ra sao, không nói cũng rõ. Đông Sơn Đại tướng quân, ngài đã chỉ vị trí của ngài trong bảng sắp hạng thứ bậc nhân cách, hậu thế đỡ mất công cân nhắc nữa, đa tạ ngài lắm lắm.Trước là Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần, sau là Nguyễn Phúc Ánh, dùng Đỗ Thanh Nhơn chẳng qua là để tăng vây cánh cho mình, để mình có người phò tá lên ngôi chí tôn, chớ đâu phải để nghe những lời nói cao ngạo, đâu phải để nhìn những việc làm thất lễ? Kể ra, lời mật tấu của Tống Phúc Thiêm cũng đáng xếp vào hàng đại ác, nhưng, có suy gẫm thật lâu mới thấy, lời là lời của Tống Phúc Thiêm còn như ý là ý của Nguyễn Phúc Ánh, và... cơ sở nảy sinh các lời và ý ấy lại chính là hành trạng của Đỗ Thanh Nhơn.(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét