Đã hơn một nghìn năm trôi qua, kể từ khi Hoa Lư trở thành Cố đô. Vùng đất Ninh Bình nay đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên những giá trị văn hóa về lịch sử, địa lý vẫn còn mãi.
Chiều về trên sông Hoàng Long. Ảnh: Thế Minh.
Ở vùng đất Hoa Lư nghìn năm lịch sử, mỗi di tích, địa danh, ngọn núi, con sông, đền đài, lăng tẩm nơi đây đều gợi nhớ tới những vị anh hùng, hào kiệt, tướng lĩnh của một thuở hào hùng của dân tộc và xã tắc.
Những địa danh ở Hoa Lư như núi Mã Yên, núi Ngự, núi Cắm Gươmm thành Nam, cửa Đông, sông Sào Khê, sông Hoàng Long… là nơi gắn với nhiều truyền thuyết, lịch sử về vị vua Đinh Tiên Hoàng.
Sông Hoàng Long trước đây có tên là sông Đại Hòang, điểm khởi đầu của sông Hoàng Long là ở ngã ba sông Kênh Gà, nơi hợp lưu của sông Lãng và sông Bội và điểm kết thúc là ngã ba sông Gián Khẩu, nơi hợp lưu với sông Đáy.
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trâu cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long. Nơi người chú cắm con dao xuống mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (núi Kiếp Lĩnh). Con đường Đinh Bộ Lĩnh tháo chạy được gọi là đường Vua Đinh hiện nay vẫn còn.
Cũng chính từ truyền thuyết ấy mà lễ hội cố đô Hoa Lư luôn có tục rước nước từ sông Hoàng Long, nơi diễn ra nghi lễ tế thần linh và rước nguồn nước thiêng truyền thống, gắn với truyền thuyết dân gian về Rồng Vàng đưa Đinh Tiên Hoàng qua sông, người sau này dẹp loạn 12 xứ quân, lập nên nước Đại Cồ Việt, Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam.
Sông Hoàng Long cùng với sông Sào Khê, sông Lãng, sông Bội, sông Đáy ở Ninh Bình đã tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy hết sức quan trọng đối với quốc phòng và đời sống kinh tế, văn hóa của dân tộc thời xưa. Cũng chính trên dòng sông Hoàng Long là nơi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010.
Có thể nói, sông Hoàng Long thanh bình là nơi ghi đậm dấu ấn của một nghìn năm chống Hán hoá ở thế kỷ X và hình thành nên một một kinh đô trên bến, dưới thuyền, ở thời Trần là căn cứ địa chống quân Nguyên Mông và ở thế kỷ 21 này là không gian du lịch nên thơ với hai bên bờ là những thắng cảnh, di tích có giá trị hầu như vẫn trường tồn qua hàng nghìn năm nay.
Những địa danh ở Hoa Lư như núi Mã Yên, núi Ngự, núi Cắm Gươmm thành Nam, cửa Đông, sông Sào Khê, sông Hoàng Long… là nơi gắn với nhiều truyền thuyết, lịch sử về vị vua Đinh Tiên Hoàng.
Sông Hoàng Long trước đây có tên là sông Đại Hòang, điểm khởi đầu của sông Hoàng Long là ở ngã ba sông Kênh Gà, nơi hợp lưu của sông Lãng và sông Bội và điểm kết thúc là ngã ba sông Gián Khẩu, nơi hợp lưu với sông Đáy.
Kênh Gà - nơi khởi nguồn của sông Hoàng Long.
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trâu cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long. Nơi người chú cắm con dao xuống mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (núi Kiếp Lĩnh). Con đường Đinh Bộ Lĩnh tháo chạy được gọi là đường Vua Đinh hiện nay vẫn còn.
Cũng chính từ truyền thuyết ấy mà lễ hội cố đô Hoa Lư luôn có tục rước nước từ sông Hoàng Long, nơi diễn ra nghi lễ tế thần linh và rước nguồn nước thiêng truyền thống, gắn với truyền thuyết dân gian về Rồng Vàng đưa Đinh Tiên Hoàng qua sông, người sau này dẹp loạn 12 xứ quân, lập nên nước Đại Cồ Việt, Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam.
Nghi lễ rước nước ở Lễ hội Hoa lư hàng năm được tiến hành trên dòng sông Hoàng Long.
Sông Hoàng Long cùng với sông Sào Khê, sông Lãng, sông Bội, sông Đáy ở Ninh Bình đã tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy hết sức quan trọng đối với quốc phòng và đời sống kinh tế, văn hóa của dân tộc thời xưa. Cũng chính trên dòng sông Hoàng Long là nơi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010.
Có thể nói, sông Hoàng Long thanh bình là nơi ghi đậm dấu ấn của một nghìn năm chống Hán hoá ở thế kỷ X và hình thành nên một một kinh đô trên bến, dưới thuyền, ở thời Trần là căn cứ địa chống quân Nguyên Mông và ở thế kỷ 21 này là không gian du lịch nên thơ với hai bên bờ là những thắng cảnh, di tích có giá trị hầu như vẫn trường tồn qua hàng nghìn năm nay.
Nguyễn Thủy (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét