Nằm giữa một vùng non nước hữu tình nên thơ, đền Thái Vi không chỉ là là một ngôi đền cổ linh thiêng từ ngàn xưa, mà đây còn là di tích lịch sử vô cùng quý báu, gắn liền với lịch sử triều đại nhà Trần trên vùng đất cố đô Hoa Lư.
Phong cảnh đền Thái Vi. Ảnh: Ninh Mạnh Thắng
Khung cảnh của vùng đất Ninh Hải, huyện Hoa Lư, nơi có ngôi đền linh thiêng Thái Vi tọa lạc là một vùng non xanh cẩm tú, với núi non trùng điệp, cùng với những hang động ảo huyền đã quyến rũ biết bao tao nhân mặc khách từ hàng ngàn đời nay.
Đền Thái Vi nằm trong khu rừng Ô Lâm, thuộc tổng Vũ Lâm xưa, ngày nay thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Ngôi đền nằm dựa lưng vào núi Cấm Sơn, mặt hướng ra sông Ngô Đồng trong một không gian tĩnh mịch, thanh bình.
Tương truyền, ngôi đền được người dân cho xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thờ các vị vua đầu của triều đại nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các vị tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên. Ngôi đền được xây trên chính nên của hành cung Vũ Lâm, một cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai năm 1258 của nhà Trần.
Ngày nay, để đến được Đền Thái Vi, có thể đi theo lối đường sông, xuôi thuyền vào Tam Cốc, đến lối lên bờ thì dừng chân ở đầu con đường nhỏ đi bộ vào đền hoặc đi theo đường bộ, qua bến đò Văn Lâm rẽ phải vào con đường song hành với dòng Ngô Đồng để vào đền.
Giữa không gian mênh mông của núi rừng, đền Thái Vi hiện lên như một di tích lịch sử quý giá, bởi ngôi đền là một công trình cổ với lối kiến trúc truyền thống “nội công ngoại quốc”, nghĩa là ba tòa nhà chính gồm bái đường, thiêu hương và chính cung tạo thành hình chữ “công”, tường thành bao quanh khu đền tạo thành chữ “quốc” với đường nét trang trí tinh tế sắc sảo.
Đặc biệt, trên các cột đá bên trong đền, các nhang án, bệ thờ được tạc nhiều hình trang trí uyển chuyển, thanh tú như tùng, cúc, trúc, mai, bầu rượu, túi thơ, cầm - kỳ - thi - họa, Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều được chạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện, mặt ngoài các cột đá đều chạm khắc các câu đối bằng chữ Hán, các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt. Sự hòa quyện giữa đôi tay tài hoa của nghệ nhân cùng với nền văn hóa mỹ thuật cổ của dân tộc thế kỷ thứ 13 đã tạo nên những giá trị to lớn cho ngôi đền.
Cũng chính tại nơi đây, hàng năm vào ngày 17/3 âm lịch, người dân làng Văn Lâm, Ninh Hải tưng bừng mở Lễ hội đền Thái Vi để tưởng nhớ công lao các vua đời đầu nhà Trần trên mảnh đất Hoa Lư.
Đền Thái Vi nằm trong khu rừng Ô Lâm, thuộc tổng Vũ Lâm xưa, ngày nay thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Ngôi đền nằm dựa lưng vào núi Cấm Sơn, mặt hướng ra sông Ngô Đồng trong một không gian tĩnh mịch, thanh bình.
Tương truyền, ngôi đền được người dân cho xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thờ các vị vua đầu của triều đại nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các vị tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên. Ngôi đền được xây trên chính nên của hành cung Vũ Lâm, một cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai năm 1258 của nhà Trần.
Ngày nay, để đến được Đền Thái Vi, có thể đi theo lối đường sông, xuôi thuyền vào Tam Cốc, đến lối lên bờ thì dừng chân ở đầu con đường nhỏ đi bộ vào đền hoặc đi theo đường bộ, qua bến đò Văn Lâm rẽ phải vào con đường song hành với dòng Ngô Đồng để vào đền.
Giữa không gian mênh mông của núi rừng, đền Thái Vi hiện lên như một di tích lịch sử quý giá, bởi ngôi đền là một công trình cổ với lối kiến trúc truyền thống “nội công ngoại quốc”, nghĩa là ba tòa nhà chính gồm bái đường, thiêu hương và chính cung tạo thành hình chữ “công”, tường thành bao quanh khu đền tạo thành chữ “quốc” với đường nét trang trí tinh tế sắc sảo.
Đền Thái Vi được xây bằng đá xanh nguyên khối.
Điều làm nên giá trị lịch sử của ngôi đền chính là toàn bộ kiến trúc chính của đền xây bằng đá, ngay cả những ban thờ, đồ thờ, bát nhang đều được làm từ đá xanh nguyên khối. Nhờ đó đã tạo cho ngôi đền có dáng vẻ nguy nga, kiên cố, vững chãi.Đặc biệt, trên các cột đá bên trong đền, các nhang án, bệ thờ được tạc nhiều hình trang trí uyển chuyển, thanh tú như tùng, cúc, trúc, mai, bầu rượu, túi thơ, cầm - kỳ - thi - họa, Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều được chạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện, mặt ngoài các cột đá đều chạm khắc các câu đối bằng chữ Hán, các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt. Sự hòa quyện giữa đôi tay tài hoa của nghệ nhân cùng với nền văn hóa mỹ thuật cổ của dân tộc thế kỷ thứ 13 đã tạo nên những giá trị to lớn cho ngôi đền.
Cũng chính tại nơi đây, hàng năm vào ngày 17/3 âm lịch, người dân làng Văn Lâm, Ninh Hải tưng bừng mở Lễ hội đền Thái Vi để tưởng nhớ công lao các vua đời đầu nhà Trần trên mảnh đất Hoa Lư.
Nguyễn Thủy (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét