Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Chuyện chưa kể trên chuyến tàu đầu tiên của Đông Dương



 Vào thời điểm này, nhiều người ở Sài Gòn sáng lên tàu xuống Mỹ Tho rong chơi, thăm ruộng đến chiều ra ga về lại Sài Gòn. Những người đi buôn hàng có thể xoay hai ba chuyến mỗi ngày. 

Sài Gòn thuở phải 'cõng' xe lửa trên sông

 - Ngày đó, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Vì thế, tới bờ sông, xe lửa dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo đường ray nối với phà lần lượt lên phà để sang bên kia bờ.
Những chuyến tàu đầu tiên
đường sắt, tuyến xe lửa đầu tiên, Ga SG-Mỹ Tho, cõng tàu qua sông
Một chuyến tàu đợi khách trong sân ga
Ông ngồi với tôi nhâm nhi ly cà phê trước rạp hát Long An. Vốn là bạn vong niên, ít có dịp gặp nên khi ngồi với nhau ông có nhiều chuyện để nói. Nhưng, không biết tại sao hôm nay ông trầm ngâm như thế... Chợt, ông chỉ tay xéo về phía quốc lộ rồi hỏi tôi: "Chú có còn nhớ nơi đây là sân ga Tân An của tuyến xe lửa Saigon - Mỹ Tho không?
Ông Sáu Tâm (90 tuổi, TP Long An) kể: "Sân ga Tân An trước 1975 được dùng làm đồn Quân cảnh tư pháp. Khi tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho còn hoạt động, nơi đây hàng ngày rất đông người đến và đi bằng phương tiện hiện đại nhất thời bấy giờ là xe lửa.
Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho được xây dựng từ năm 1881 khi giao thương giữa Sài Gòn và các tỉnh miền tây chỉ có đi ghe và xe ngựa. 
Sau khi toàn bộ miền Nam trở thành thuộc địa, người Pháp nhìn thấy rõ tiềm năng kinh tế của miền Tây nên đã quyết định xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua Nam kỳ lục tỉnh. 
Tuy nhiên do mức vốn đầu tư quá lớn, họ chỉ làm được đến Mỹ Tho có chiều dài 70km với khổ đường 1m. Tuyến đường sắt này là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu của đường sắt trên toàn cõi Đông Dương.
đường sắt, tuyến xe lửa đầu tiên, Ga SG-Mỹ Tho, cõng tàu qua sông
Chuyến tàu "mở hàng" tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885. Ảnh: Maison Asie-Pacifique (MAP)
Sau 4 năm xây dựng ngày 20/7/1885 chuyền tàu đầu tiên rời ga Sài Gòn hụ còi vang rền tiến về Mỹ Tho. Tuy nhiên, một trở ngại đã làm chậm chuyến đi do sự ngăn cách của 2 con sông Vàm Cỏ Đông qua Bến Lức và Vàm Cỏ Tây của Tân An.
Trong 4 năm xây dựng đó nhà thầu là công ty Société Générale des tramways à vapeur de Cochinchine (SGTVC) đưa toàn bộ vật liệu xây dựng từ Pháp sang. Họ đã huy động một lực lượng lao động lên đến 11.000 người để phục vụ công trình. Chính phủ Pháp cũng đã hỗ trợ thêm nhiều sĩ quan công binh, kỹ sư công chánh. Tốn phí cho tuyến đường này lên đến 12 triệu Francs (đơn vị tiền tệ của Pháp)".
Ông Sáu Tâm nói tiếp: "Sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam và đặt Nam kỳ là xứ thuộc địa, người Pháp nghĩ ngay đến việc phát triển giao thông để tận thu tài nguyên. 
Ý tưởng ban đầu của họ không phải chỉ một đoạn ngắn từ Sài Gòn đến Mỹ Tho mà muốn nối tuyến xuyên Việt kéo dài sang tận Phnom Penh, Campuchia. 
Thế nhưng do trở ngại bởi địa hình. Hai con sông Tiền và sông Hậu đã ngăn bước tiến của người Pháp nên đường sắt chỉ dừng lại ở ga cuối cùng là ga Mỹ Tho, nằm sát bờ sông Tiền.
Mặc dù chỉ là một đoạn đường ngắn nhưng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho trong suốt 70 năm đã phục vụ một cách thiết thực nhu cầu đi lại của người dân".
Phà 'cõng' xe lửa qua sông
Câu chuyện này ông Sáu Tâm nghe ông nội của ông kể lại. Ông cho biết thêm, ngày đó, trong suốt năm đầu tiên, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Chính ông nội của ông đã từng đứng ở bờ sông Vàm Cỏ Tây xem họ đưa xe lửa qua sông.
đường sắt, tuyến xe lửa đầu tiên, Ga SG-Mỹ Tho, cõng tàu qua sông
Cõng tàu qua sông
Xe lửa tới bờ sông dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo đường ray nối với phà lần lượt lên phà. Chiếc phà này khá lớn chạy bằng hơi nước mỗi chuyến chở được 10 toa. Trên phà có một thiết bị khi sang bờ bên kia sẽ làm động tác nối với đường ray trên đất để tàu lên bờ.
Hồi đó, xe hơi chưa ra đời. Giao thông từ nơi này sang nơi khác chỉ có đi ngựa hoặc ghe. Vì vậy, khi thấy đoàn tàu hỏa chạy băng băng trên đường ai cũng thích thú, lại còn được "cõng" qua sông một cách ngoạn mục như thế thì quả là chuyện có nằm mơ cũng không thấy được.
Phà "cõng" toa tàu không phải là giải pháp hay, chẳng qua là chữa cháy trong lúc chờ đợi. Người Pháp vừa thi công công trình vừa đặt hãng Eiffel khi đó chế tạo nên 2 cây cầu gồm cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) cho xe lửa qua sông. 
Tháng 5/1886, 2 cây cầu sắt Bến Lức và Tân An hoàn thành. Tuyến tàu hỏa Sài Gòn - Mỹ Tho chạy suốt không cần phải trung chuyển qua phà và rút ngắn được thời gian. Từ đó người Sài Gòn đến Mỹ Tho và ngược lại sử dụng tàu hỏa rất thuận tiện, nhanh chóng.
Ông Sáu Tâm dứt lời, bùi ngùi nhìn về hướng sân ga cũ. Giờ này, chuyến tàu thứ 2 sắp đi qua. Ông nói: "Hồi đó, tiếng còi tàu như đồng hồ báo giờ. Giờ nhìn lại nơi đây sân ga không còn nhưng tiếng còi tàu vẫn còn vang mãi trong ký ức...".

.
Sáng Sài Gòn - Mỹ Tho, chiều Mỹ Tho - Sài Gòn
Sài Gòn - Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương đã bị xóa bỏ vào năm 1958, kết thúc 73 năm tồn tại.
Trong suốt thời gian dài đó cứ đều đặn mỗi ngày có 3 chuyến từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào lúc 6 giờ 30 phút, 9 giờ 17 phút và 16 giờ 30 phút. 
Chiều ngược lại cũng có 3 chuyến, khởi hành lúc 4 giờ 57 phút, 9 giờ, và 16 giờ 19 phút. Như vậy đường Sài Gòn - Mỹ Tho mỗi ngày có 6 chuyến tàu hỏa ngược xuôi. 
Giá vé hạng nhất là 4 đồng piastre (đơn vị tiền tệ dùng cho cả Đông Dương), hạng hai là 3 đồng.
đường sắt, Đường sắt Saigon - Mỹ Tho, cung đường bị lãng quên, tai nạn đáng nhớ,
Khánh thành đường sắt Sài Gòn-Chợ Lớn ngày 27/12/1881. Bảng hiệu trước đầu máy xe lửa hơi nước mang tên Tramways Vapeur Cochinchine 1881. (Ảnh: Internet)
Với chiều dài 70 km, tuyến đường sắt có 15 ga. Ga đầu tiên xuất phát là ga Sài Gòn (đầu đường Lê Lai ngày nay). 
Tàu dừng để đón và trả khách tại các ga An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương và kết thúc tại ga Mỹ Tho và ngược lại. Thời gian chạy tàu ban đầu là 2 giờ 30 phút sau đó rút ngắn lại còn 2 giờ với vận tốc 37km/giờ.
Gần như toàn bộ đầu máy và toa xe đều được chở từ Pháp sang. Từ năm 1881-1892, đoàn tàu này được kéo bởi loại đầu máy hơi nước 120-T-SACM - Mulhouse. 
Các đầu máy được đặt tên theo địa phương. Cụ thể như đầu máy Sài Gòn, đầu máy Chợ Lớn, Gia Định, Bình Tây... Các đầu máy này có đặc điểm chung là nhanh hay chậm tùy vào “hơi” của nồi “súp de”. 
Khi lên dốc qua cầu, nếu nồi “súp de” không đủ mạnh thì tàu chạy không nổi, bị tuột lên tuột xuống. Chúng cũng được dùng chung cho tuyến ngắn trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.
đường sắt, Đường sắt Saigon - Mỹ Tho, cung đường bị lãng quên, tai nạn đáng nhớ,
Tòa nhà bán vé và hành chính của Công ty Hỏa xa Đông Dương (CFI) vào năm 1920, ngày nay nằm ở góc đường Hàm Nghi - Lê Lợi. (Ảnh: Tim Doling)
Nhà khảo cổ Vương Hồng Sển có miêu tả một cách hài hước trong cuốn Sài Gòn năm xưa: “Mỗi lần chạy, đầu xe lửa Le Myre de Villers vừa ho vừa khạc ra khói vừa thét ra lửa, mà có khi không đủ trớn lên dốc cầu Tân An và cầu Bến Lức, trèo lên tụt xuống, lên dốc không nổi... trối kể, xe cặp bến cũng còi, cũng “xả hơi” ồn ào oai vệ khiếp”.
đường sắt, Đường sắt Saigon - Mỹ Tho, cung đường bị lãng quên, tai nạn đáng nhớ,
Một đầu máy hơi nước. (Ảnh: Internet)
Đến năm 1896-1897, năm đầu máy loại mới có công suất kéo lớn hơn 220-T-SACM - Belfort mang tên Bến Lức, Vàm Cỏ, Tân An, Mêkông, Bình Định được bổ sung. 
Thời gian chạy tàu được rút ngắn chỉ còn 1 giờ 51 phút, đạt tốc độ 37,2 km/giờ và tình trạng trèo lên, tụt xuống không còn nữa. Đây là tốc độ rất nhanh so với phương tiện phổ thông của người Việt lúc bấy giờ. 
Vào thời điểm này, nhiều người ở Sài Gòn sáng lên tàu xuống Mỹ Tho rong chơi, thăm ruộng đến chiều ra ga về lại Sài Gòn. Những người đi buôn hàng có thể xoay hai ba chuyến mỗi ngày. 
Ngày tàn...
Đường Sài Gòn - Mỹ Tho đem lại lợi nhuận rất lớn cho nhà thầu. Tuyến đường này đem đến sự thuận tiện trong việc lưu thông giữa các tỉnh miền Tây và Sài Gòn. 
Đã có rất nhiều học trò từ miền Tây lên Sài Gòn học tập, lập nghiệp; các doanh nhân, điền chủ, nghệ sĩ… làm thương mại, văn hóa vào đầu thế kỷ 20. Nó đã để lại trong ký ức người Nam bộ nhiều kỷ niệm.
Nhờ có nó, người Mỹ Tho có thể lên Sài Gòn mang theo sản vật địa phương cung ứng cho các chợ. Người Sài gòn xuống Mỹ Tho giải quyết những công việc hàng ngày. 
Trên tàu có nhiều hạng ghế nhưng đông nhất là hạng ghế bình dân. Không riêng gì người nghèo, cả người giàu có, trí thức cũng thích ngồi hàng ghế này để nghe các cô buôn hàng "tám" đủ thứ chuyện. 
Lẫn trong tiếng các cô gái ngọt như mía có cả tiếng gà vịt quang quác, tiếng heo eng éc. Mùi thơm dầu dừa xức tóc của các cô quyện lẫn mùi khói than của đầu máy xe lửa hơi nước và cả mùi thơm nồng của thúng ổi xá lị, bó rau thơm...
đường sắt, Đường sắt Saigon - Mỹ Tho, cung đường bị lãng quên, tai nạn đáng nhớ,
Ga Sài Gòn năm 1915. (Ảnh: Internet)
Sau một thời gian khai thác, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đạt mức lãi khá lớn. Có năm lãi đạt tới 4 triệu frans. 
Nhưng theo sự phát triển, tuyến đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho rồi tiếp đến các tỉnh miền Tây được xây dựng đã làm cho tàu hỏa mất khách. Có những ngày cả một đoàn tàu dài chỉ có vài chục khách. Thu không đủ bù chi nên năm 1958, chính quyền Ngô Đình diệm quyết định dẹp bỏ tuyến đường sắt này.
Dấu vết của một tuyến đường sắt cổ xưa nhất và mở đầu cho ngành đường sắt Việt Nam đã không còn. Họa hoằn lắm ở một vài điểm trống trải trên đường Hùng Vương còn bắt gặp đôi đoạn đường sắt ngắn ngủn. 
Dấu vết duy nhất còn rõ nét có lẽ là nhà ga Mỹ Tho nằm bên bờ sông Tiền, gần tượng đài Thủ Khoa Huân.
đường sắt, Đường sắt Saigon - Mỹ Tho, cung đường bị lãng quên, tai nạn đáng nhớ,
Ga Mỹ Tho nằm canh sông Tiền đối diện tượng đài Thủ Khoa Huân. (Ảnh: Mạnh Bình)
Sau hơn nửa thế kỷ ngủ yên, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho được nhắc lại. Một dự án đã được vạch ra. Theo đó, người ta sẽ xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài 87 km, đi qua 4 tỉnh và TP: Bình Dương, TPHCM, Long An, Tiền Giang với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. 
Dự án khởi công năm 2010, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay dự án cũng chỉ là dự án, chưa có dấu hiệu gì nhằm phục hồi lại tuyến đường sắt này.
Trần Chánh Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét