Muốn làm gỏi, măng cụt phải lựa từ những trái măng sống (vỏ còn xanh nhưng phần cơm (ruột) đã chín tới).
Mảnh đất miền tây không chỉ thu hút du khách bởi đặc trưng văn hóa của vùng sông nước mà còn bởi trái cây phong phú cùng những chế biến từ các loại rau củ, hoa quả cũng đa dạng. Đặc biệt là măng cụt, một loại trái đặc sắc của riêng xứ nhiệt đới này. Măng cụt có thể bày bán đầy đường nhưng để được ăn gỏi măng cụt, khách không thể vào nhà hàng mà phải đến những điểm du lịch sinh thái vườn và phải là nơi quen biết mới có thể đặt được món gỏi độc đáo này.
Muốn làm gỏi, măng cụt phải lựa từ những trái măng sống (vỏ còn xanh nhưng phần cơm (ruột) đã chín tới). Dùng một con dao nhỏ, lưỡi nhọn bén gọt từ từ lớp vỏ măng màu vàng bên ngoài để lấy lõi tức ruột măng bên trong. Công đoạn này cực nhất vì người gọt măng phải để măng trong thau nước cho tay không dính mủ, phải gọt từng lớp giống như gọt lớp vỏ dừa xanh để làm dừa lạnh vậy, lại phải cẩn thận vì rất dễ gọt vào tay. Để có vài chục trái măng trộn gỏi có khi phải mất cả giờ nên ít ai chịu làm món này.
Vả lại, trừ khi măng của vườn nhà chứ khó tìm được những trái măng còn sống, giòn rụm như vậy. Măng cụt gọt xong rửa sạch để vào tủ lạnh cùng với củ hành tây xắt khoanh ngâm dấm cho tăng độ giòn, khi trộn mới đem ra. Thịt ba chỉ luộc vừa chín tới, xắt lát vừa miếng ăn, tôm sú hay tôm càng cũng luộc bóc vỏ để sẵn. Bắt đầu ăn thì trộn tất cả vào, điểm thêm chút rau răm, rau quế và rắc thêm đậu phộng rang giã nhuyễn là xong. Gắp một trái măng cụt chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn hòa với vị béo của lát thịt luộc hay miếng tôm bùi bùi, thơm phức khách sẽ thấy hết vẻ độc chiêu, lạ miệng của món gỏi măng cụt này, món gỏi không thể nào tìm thấy ở các nhà hàng sang trọng trong thành phố. Ngày trước nhiều vườn ở miền Tây trồng măng cụt thành từng bờ dài theo những mương nước giống như cách trồng sầu riêng. Và cũng giống như sầu riêng, măng cụt trồng bằng cách ương hột rất chậm lớn, phải chục năm cây mới ra trái, không như bây giờ, trồng bằng cách chiết cành, chỉ độ ba bốn năm đã thu hoạch rồi.
Vì vậy, loại trái cây này giờ đã được trồng nhiều đủ để cung cho các nhà hàng làm món gỏi cầu kì trên chứ như trước đây những trái măng cụt sống thường đám trẻ ở vườn chỉ len lén hái xuống, gọt vỏ rồi ăn sống vài trái cho ngon miệng thôi, làm gì nghĩ đến chuyện trộn gỏi sang trọng vậy. Khách du lịch ghé Cần Thơ vào mùa măng có thể theo đường bộ đến vườn du lịch sinh thái Lê Lộc ở số 568A phường Ba Láng, quận Cái Răng. Vườn du lịch nằm ngay dưới chân cầu Ba Láng trên quốc lộ 61 và có tấm bảng lớn để trước cửa nên rất dễ tìm. Khách cũng có thể đi tàu du lịch vào ngay rạch Ba Láng và thăm vườn. Ở đây ông chủ vườn tên Lê Lộc có một vườn măng trải dài hơn chục công đất nên khi tới mùa, lúc nào cũng có món gỏi măng đãi khách (có điều phải chờ hơi lâu nếu không đặt trước).
Vườn du lịch sinh thái với món gỏi đặc biệt này đã từng lên phim trong chương trình Cần Thơ phố với từng công đoạn từ gọt vỏ măng, ngâm măng cho trắng đến ướp tôm, thịt trộn gỏi và rắc thêm rau răm, đậu phộng rang… Đúng là kỳ công hơn một số loại gỏi khác. Khách đến đây nếu đúng vào mùa măng thì giá một đĩa gỏi măng cụt tôm thịt có thể từ 80.000 - 100.000 đồng (đầu mùa, giữa mùa hay cuối mùa). Còn nếu không đúng mùa măng thì đành chịu thôi. Và sau khi thưởng thức món gỏi măng cụt, những chiếc võng đong đưa trong dãy nhà lá mát rượi bên cây cầu tre bắc qua mấy con mương uốn khúc, nên thơ đang đợi du khách thả mình vào cõi mộng. Riêng tôi, món ngon này thường gợi nhớ những trái măng cụt sống bẻ trộm trong vườn nhà, len lén gọt vội dưới mương rồi cắn vào giòn rụm, cái vị chua chua ngọt ngọt không thể quên của một thời tuổi thơ hồn nhiên… Gỏi măng cụt tôm thịt, món ngon đặc sắc ăn một lần nhớ mãi khiến những người con miền Tây như tôi càng thêm tự hào về vùng đất quê nhà!
Chi Lan / Duyên dáng Việt Nam
Muốn làm gỏi, măng cụt phải lựa từ những trái măng sống (vỏ còn xanh nhưng phần cơm (ruột) đã chín tới). Dùng một con dao nhỏ, lưỡi nhọn bén gọt từ từ lớp vỏ măng màu vàng bên ngoài để lấy lõi tức ruột măng bên trong. Công đoạn này cực nhất vì người gọt măng phải để măng trong thau nước cho tay không dính mủ, phải gọt từng lớp giống như gọt lớp vỏ dừa xanh để làm dừa lạnh vậy, lại phải cẩn thận vì rất dễ gọt vào tay. Để có vài chục trái măng trộn gỏi có khi phải mất cả giờ nên ít ai chịu làm món này.
Vả lại, trừ khi măng của vườn nhà chứ khó tìm được những trái măng còn sống, giòn rụm như vậy. Măng cụt gọt xong rửa sạch để vào tủ lạnh cùng với củ hành tây xắt khoanh ngâm dấm cho tăng độ giòn, khi trộn mới đem ra. Thịt ba chỉ luộc vừa chín tới, xắt lát vừa miếng ăn, tôm sú hay tôm càng cũng luộc bóc vỏ để sẵn. Bắt đầu ăn thì trộn tất cả vào, điểm thêm chút rau răm, rau quế và rắc thêm đậu phộng rang giã nhuyễn là xong. Gắp một trái măng cụt chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn hòa với vị béo của lát thịt luộc hay miếng tôm bùi bùi, thơm phức khách sẽ thấy hết vẻ độc chiêu, lạ miệng của món gỏi măng cụt này, món gỏi không thể nào tìm thấy ở các nhà hàng sang trọng trong thành phố. Ngày trước nhiều vườn ở miền Tây trồng măng cụt thành từng bờ dài theo những mương nước giống như cách trồng sầu riêng. Và cũng giống như sầu riêng, măng cụt trồng bằng cách ương hột rất chậm lớn, phải chục năm cây mới ra trái, không như bây giờ, trồng bằng cách chiết cành, chỉ độ ba bốn năm đã thu hoạch rồi.
Vì vậy, loại trái cây này giờ đã được trồng nhiều đủ để cung cho các nhà hàng làm món gỏi cầu kì trên chứ như trước đây những trái măng cụt sống thường đám trẻ ở vườn chỉ len lén hái xuống, gọt vỏ rồi ăn sống vài trái cho ngon miệng thôi, làm gì nghĩ đến chuyện trộn gỏi sang trọng vậy. Khách du lịch ghé Cần Thơ vào mùa măng có thể theo đường bộ đến vườn du lịch sinh thái Lê Lộc ở số 568A phường Ba Láng, quận Cái Răng. Vườn du lịch nằm ngay dưới chân cầu Ba Láng trên quốc lộ 61 và có tấm bảng lớn để trước cửa nên rất dễ tìm. Khách cũng có thể đi tàu du lịch vào ngay rạch Ba Láng và thăm vườn. Ở đây ông chủ vườn tên Lê Lộc có một vườn măng trải dài hơn chục công đất nên khi tới mùa, lúc nào cũng có món gỏi măng đãi khách (có điều phải chờ hơi lâu nếu không đặt trước).
Vườn du lịch sinh thái với món gỏi đặc biệt này đã từng lên phim trong chương trình Cần Thơ phố với từng công đoạn từ gọt vỏ măng, ngâm măng cho trắng đến ướp tôm, thịt trộn gỏi và rắc thêm rau răm, đậu phộng rang… Đúng là kỳ công hơn một số loại gỏi khác. Khách đến đây nếu đúng vào mùa măng thì giá một đĩa gỏi măng cụt tôm thịt có thể từ 80.000 - 100.000 đồng (đầu mùa, giữa mùa hay cuối mùa). Còn nếu không đúng mùa măng thì đành chịu thôi. Và sau khi thưởng thức món gỏi măng cụt, những chiếc võng đong đưa trong dãy nhà lá mát rượi bên cây cầu tre bắc qua mấy con mương uốn khúc, nên thơ đang đợi du khách thả mình vào cõi mộng. Riêng tôi, món ngon này thường gợi nhớ những trái măng cụt sống bẻ trộm trong vườn nhà, len lén gọt vội dưới mương rồi cắn vào giòn rụm, cái vị chua chua ngọt ngọt không thể quên của một thời tuổi thơ hồn nhiên… Gỏi măng cụt tôm thịt, món ngon đặc sắc ăn một lần nhớ mãi khiến những người con miền Tây như tôi càng thêm tự hào về vùng đất quê nhà!
Chi Lan / Duyên dáng Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét