Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Họ này của Việt Nam nhiều thứ 4 trên khắp thế giới!

Hoa Hướng Dương | 
Họ này của Việt Nam nhiều thứ 4 trên khắp thế giới!

Họ Nguyễn của Việt Nam vừa được xếp vị trí thứ 4 trong top 10 họ phổ biến nhất thế giới, với ước tính 36 triệu người (hơn 1/3 dân số Việt Nam) mang họ này.

Họ Nguyễn là dòng họ đông đảo nhất tại Việt Nam

Họ Nguyễn chiếm đa số dân tộc Việt Nam. Ảnh minh họa.
Họ Nguyễn chiếm đa số dân tộc Việt Nam. Ảnh minh họa.
Ước tính dòng họ này chiếm tới hơn 30% dân số và là dòng họ phổ biến nhất Việt Nam cũng như hải ngoại.
Theo cuốn Họ và Tên người Việt Nam soạn bởi Tiến sĩ Lê Trung Hoa được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản (2005), những họ phổ biến nhất Việt Nam là:
Nguyễn (38,4 %), Trần (11 %), Lê (9,5 %), Huỳnh (Hoàng) (5,1 %), Phạm (5%), Phan (4,5 %), Vũ (Võ) (3,9%), Đặng (2,1%), Bùi (2%), Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%),..
Còn lại là một số họ chiếm tỷ lệ rất ít như Lý, Vương, Trịnh, Trương, Đinh, Lâm, Đoàn,...
Trong các dòng họ ít người, họ coi nhau như có huyết thống nên không có các cuộc hôn nhân giữa những người cùng họ.
Giáo sư Nghiêm Thẩm, trong tác phẩm Esquisse D’une Étude Sur Les Interdits Chez Les Vietnamiens, cho biết không bao giờ có cuộc hôn nhân giữa những người cùng họ Nghiêm.

Việt Nam là nước đa dân tộc. Ảnh Internet.
Việt Nam là nước đa dân tộc. Ảnh Internet.
Mức độ áp đảo của họ Nguyễn – dựa trên tỷ lệ phần trăm, thậm chí còn vượt qua cả mức độ phổ biến của họ Kim và họ Park ở Hàn Quốc/Triều Tiên, họ Singh và Patel ở Ấn Độ, và họ Smith và Jones ở các nước Anglo-Saxon.
Theo thống kê của Wikipedia Tại Úc, họ Nguyễn đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất tại đây.
Tại Pháp, họ Nguyễn đứng thứ 54. Tại Mỹ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất.
Một báo cáo của tổ chức Đội địa lý thế giới năm 2012 cho thấy Nguyễn là tên họ phổ biến thứ 4 thế giới sau Li (hoặc Lee – tức Lý), Zhang, và Wang của Trung Quốc.
Hồi tháng 6/2003, truyền thông Australia đã đưa tin về việc họ Nguyễn đang trên đà thay thế họ Smith làm họ phổ biến nhất ở khu vực đô thị trong thập kỷ tới.
Khi ấy hãng News Limited Network nhận xét rằng họ Nguyễn đã được xếp hạng phổ biến thứ 2 ở Melbourne và thứ 3 ở Sydney – hai thành phố lớn nhất của Australia.
Nhà nhân khẩu học Bernard Salt khi đó còn tự tin dự đoán với News Limited Network: “Họ Nguyễn sẽ thay thế Smith ở Melbourne và Sydney trong vòng 10 năm tới”.
Họ Nguyễn có phải gốc tích từ Trung Quốc?
Trong lịch sử đô hộ hàng ngàn năm thời Phong Kiến, phải chăng chúng ta đã bị ép đổi sang họ Nguyễn (lúc bấy giờ có rất nhiều quan lại Trung Quốc mang họ này).
Tuy nhiên luận cứ này đã bị các nhà sử học bác bỏ vì theo nghiên cứu của họ: dòng họ Nguyễn là gốc Việt.
Vào thời kỳ Bắc thuộc ở đời Mục Đế nhà Đông Tấn (năm 353) có thứ sử đất Giao Châu là Nguyễn Phu được cho là Thủy tổ họ Nguyễn nước ta.
Thế nhưng các nguồn sử liệu Việt Nam và Trung Quốc về thời Bắc thuộc không nói gì về việc Nguyễn Phu và tôn thất của ông ở lại Giao Châu sau thời làm quan ở Việt Nam (353-354).
Nghiên cứu còn chỉ ra Nguyễn Bặc người thuần Việt sống ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Thái Tể dưới triều nhà Đinh nước ta, có quê ở Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình), được coi là Thủy tổ của dòng họ Nguyễn.
Thậm chí có nhiều ngôi mộ phát tích trước đó của họ Nguyễn, nhưng do không thể xác định rõ nguồn gốc sâu xa nên các nhà nghiên cứu chấp nhận xem Nguyễn Bặc là Thủy tổ.
Mặt khác, trong suốt thời Bắc thuộc, Châu Đại Hoàng (Ninh Bình) và Châu Ái (Thanh Hóa) vốn là hai vùng đồng bằng giáp với núi ở phía đông không có dấu tích di dân Trung Quốc, khác với nhiều vùng châu thổ sông Hồng.
Theo gia phả họ Nguyễn, một trong Tứ bất tử Việt Nam – thượng đẳng tối linh phúc thần Sơn Tinh là người họ Nguyễn. Ngài có tên húy là Nguyễn Tuấn.
Do đó, Thủy tổ của họ Nguyễn là người thuần Việt và không có liên quan gì tới gốc tích Trung Quốc.
Tại sao dòng họ Nguyễn lại chiếm đa số như vậy?

Dòng họ Nguyễn càng phổ biến theo biến động dòng lịch sử. Ảnh Internet.
Dòng họ Nguyễn càng phổ biến theo biến động dòng lịch sử. Ảnh Internet.
Dòng họ Nguyễn được xem là dòng họ lớn, là nguồn gốc của nhiều dòng họ khác.
Không những thế trong chiều dài lịch sử đã có rất nhiều cuộc đổi họ lớn cũng như ban phát họ của vua cho dân thường nên số người mang họ Nguyễn ngày càng chiếm đa số.
Tiến sĩ Quang Phu Van của Hội đồng Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Yale (Mỹ) cũng cho biết:
Trong suốt lịch sử Việt Nam, sau mỗi lần thay đổi triều đại, các thành viên của hoàng gia cũ cũng như những người trung thành với vua cũ thường đổi họ để che giấu thân phận và tránh sự đàn áp của triều đại mới.
Tiến sĩ này cho biết thêm, “Những người khác lấy họ Nguyễn vì mục đích chính trị và cá nhân, như là để dễ xin việc, có thêm điều kiện thuận lợi...”.
Có thể kể tới một số cuộc đổi họ lớn như:
Theo kể lại, vào năm 1225, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn.
Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ bị trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn
Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802 (vua Gia Long), một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn.
Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt và được hưởng lộc…
Chân dung vua Bảo Đại.
Chân dung vua Bảo Đại.
Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền ở Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã một lần nữa thúc đẩy làn sóng đổi họ và lấy họ Nguyễn.
Triều đại này cai trị cho đến hết Thế chiến thứ 2, và trong suốt thời gian đó họ đã ban phát họ vua cho rất nhiều người.
Esther Tran Le, một nhà báo Mỹ gốc Việt ở New York, có nói rằng họ Nguyễn là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng.
Bà cho biết: “Niên hiệu vị vua cuối cùng là Bảo Đại, nhưng ông ta tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Nhiều họ của người Việt hiện nay bắt nguồn từ họ của vị cựu hoàng này”.
Nhiều người họ Nguyễn như thế thì có sợ nhầm lẫn không?

Người nước ngoài sẽ bối rối với những cái tên sau. Ảnh minh họa.
Người nước ngoài sẽ bối rối với những cái tên sau. Ảnh minh họa.
Đối với chúng ta, việc mang họ Nguyễn nhiều như vậy không gặp nhầm lẫn hay khó khăn gì trong giao tiếp vì chúng ta chủ yếu sử dụng tên riêng (chứ không phải tên họ như ở phương Tây hoặc Trung Quốc) để gọi nhau.
Ngoài ra còn có tên giữa (tên đệm) ở giữa nếu 2 người cùng tên cũng có thể phân biệt được. Thế nhưng đối với những quốc gia sử dụng họ để gọi tên thì họ Nguyễn của Việt Nam thật sự khiến họ bối rối.
Vì ở đâu chúng ta cũng thấy Bà Nguyễn, Ông Nguyễn (Mr. Nguyen, Mrs Nguyen) theo cách gọi họ ở một số nước... và ai cũng tên là Nguyễn trong mắt họ!
Dòng họ Nguyễn có phải dễ thành công?

Có phải họ Nguyễn thường thành công?
Có phải họ Nguyễn thường thành công?
Theo thống kê của Công ty chứng khoán VnDirect, gần 200 doanh nhân họ Nguyễn là chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty niêm yết. Gần 260 công ty khác do các họ Trần, Lê, Phạm, Đỗ, Vũ, Bùi làm chủ.
Những người mang họ Nguyễn làm chính khách, gánh vác các trọng trách quốc gia cũng chiếm rất nhiều, hay những Việt Kiều thành công ở Hải Ngoại cũng mang họ Nguyễn là đa số.
Và nhân vật người Việt nổi tiếng nhất thế kỷ 20 – lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh lúc còn bé mang tên Nguyễn Sinh Cung.
Trong lịch sử chúng ta bắt gặp rất nhiều nhân vật mang họ Nguyễn như Nguyễn Bặc là khai quốc công thần triều Đinh; Nguyễn Hiền là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng VN (13 tuổi);
Nguyễn Cảnh Chân là danh tướng hậu Trần chống lại quân Minh xâm lược; Nguyễn Trãi, khai quốc công thần thời hậu Lê; Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trạng Nguyên, một nhà chiêm tinh nổi tiếng;
Nguyễn Hoàng – chúa Nguyễn đầu tiên… Ba anh em nhà Tây Sơn cũng họ Nguyễn; gắn liền với nhà Tây Sơn là La sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Trong giới khoa học, văn nghệ sĩ cũng có nhiều người họ Nguyễn nổi danh như: Văn Cao (Nguyễn Văn Cao), Nguyễn Xiển, Nguyễn Khắc Viện, Tô Hoài (Nguyễn Sen), Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh (Nguyễn Chân), Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành)…
Sự trùng hợp này, theo tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh (Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội và phát triển) hoàn toàn rất dễ hiểu: Khoảng gần 40% người Việt có họ Nguyễn.
Như vậy đây là vấn đề của xác suất hơn là vấn đề liên quan tới tên họ. Sự thành công tới từ ý chí, nỗ lực và năng lực của mỗi cá nhân chứ không phải từ tên họ của người đó.
Tham khảo nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét