Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Choáng ngợp trước nhà thủy tạ cực đẹp của vua Tự Đức

(Kiến Thức) - Không chỉ là những điểm nhấn của lăng vua Tự Đức, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ còn có thể được coi là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc

Nằm bên hồ Lưu Khiêm của lăng vua Tự Đức ở Huế, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai công trình kiến trúc hiếm hoi có hình thức nhà tạ (nhà được dựng trên mặt nước) còn được bào tồn ở Cố đô Huế ngày nay.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-2

Cả hai nhà tạ này cùng được xây dựng vào năm 1864, dưới triều Tự Đức. Xung Khiêm Tạ (trái) nằm ở phía Bắc hồ Lưu Khiêm, còn Dũ Khiêm Tạ (phải) nằm ở phía Tây, cùng có hướng nhìn quay ra mặt hồ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-3

Xung Khiêm Tạ bao gồm hai bộ phận Chính doanh và Tiền doanh được nối với nhau bằng một thừa lưu.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-4

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-4

Tiền doanh là một công trình được dựng trên mặt nước với hệ thống trên 16 cột chính và 18 trụ đỡ được cố định dưới đáy hồ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-5

Chính doanh là không gian sinh hoạt chính, có phần nền nằm trên mặt đất, kết cấu như một ngôi nhà rường có 6 gian bằng gỗ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-6

Không gian bên trong Chính doanh bên trong Xung Khiêm Tạ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-7

Các kết cấu gỗ được chạm khắc tinh xảo những mô-típ nghệ thuật cung đình Huế.


Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-8

Nội thất khu vực này được trang trí bằng những bức tranh sơn mài tinh tế.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-9

Từ nhà Tiền doanh của Xung Khiêm Tạ nhìn ra hồ Lưu Khiêm.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-10

Hướng nhìn ra Dũ Khiêm Tạ và khu lăng tẩm.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-11

Hai đầu mái được Xung Khiêm Tạ trang trí bằng mô tuýp cá chép.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-12

Từ sân trước lăng có một cầu đá ba nhịp dẫn vào Xung Khiêm Tạ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-13

Dũ Khiêm Tạ nằm cách Xung Khiêm Tạ chừng 50 mét, có quy mô nhỏ hơn nhiều lần.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-14

Công trình này được chế tác theo hệ khung gỗ truyền thống của Huế: cột – kèo – xuyên – trến, là một tổ hợp bao gồm ba gian nhà được ghép với nhau theo trục dọc của công trình, với ba cao độ chênh lệch nhau.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-15

Không gian bên trong Dũ Khiêm Tạ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-16

Từ Dũ Khiêm Tạ nhìn ra Xung Khiêm Tạ.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-17

Cùng chung một hình thức nhà tạ nhưng Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ có chức năng không giống nhau.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-18

Xung Khiêm Tạ là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ, thưởng thức nghệ thuật.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-19

Dũ Khiêm Tạ là một bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du thưởng cảnh ở hồ Lưu Khiêm.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-20

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hai nhà tạ của lăng vua Tự Đức mang một tỷ lệ kiến trúc hoàn hảo, hòa hợp với cảnh trí trữ tình ở hồ Lưu Khiêm.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-21

Không chỉ là những điểm nhấn của lăng vua Tự Đức, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ còn có thể được coi là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.

Choang ngop truoc nha thuy ta cuc dep cua vua Tu Duc-Hinh-22

Trải qua thăng trầm của lịch sử, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ đã xuống cấp trầm trọng. Từ năm 2013 - 2015, hai nhà tạ này đã được trùng tu để trả lại vẻ đẹp vốn có, qua đó góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của lăng Tự Đức và cả Quần thể di tích Cố đô Huế.

Quốc Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét