Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Tu viện Bát Nhã - tịnh tâm chốn cao nguyên


Nằm cách thác Damb’ri khoảng 2 cây số, tu viện Bát Nhã là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp với không gian thiên nhiên đẹp ở thôn 10, xã Damb'ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là điểm tham quan mới của tuyến du lịch cao nguyên Lâm Viên.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Tu viện tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 18 hecta. Đây là điểm đến của những du khách muốn tìm sự thư thái tâm hồn sau những ngày căng thẳng vì cuộc sống. Trong ảnh, lối đi lên tu viện với hai hàng cây xanh mát bên hông ngọn đồi.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Trước sân tu viện là cổng vào với bốn trụ cột xây cao vút. Bước vào cổng, du khách sẽ đi qua hơn một trăm bậc thang để lên sân tu viện. Ảnh chụp từ bên trong sân tu viện nhìn ra, xa xa là những đồi chè xanh bát ngát.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Tu viện Bát Nhã nằm giữa không gian cao nguyên bạt ngàn đồi chè xanh thẳm. Ngắm nhìn tu viện từ xa, du khách cảm nhận sự thanh tịnh, an bình giữa cuộc sống đầy áp lực hàng ngày.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Tòa chánh điện dài 70m, rộng 45m, hương án thờ tượng Phật Thích Ca cao 2,8 mét. Toàn bộ bàn thờ và cửa ra vào chánh điện làm bằng gỗ hương, được chạm khắc rất tinh vi.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Bên phải tu viện là tượng Quan Thế Âm, cao 3,5 mét, nặng 2,5 tấn được đúc bằng xi-măng với những hòn giả sơn và thác nước. Bên hông trái sân tu viện là vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh).
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Những hòn non bộ và cây kiểng (bonsai) trong hồ nước. Khu vườn được trang trí rất công phu, phối cảnh kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Đằng sau sân chánh điện là khu vực tiếp khách, học tập và tu dưỡng của các môn sinh.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tu viện Bát Nhã  tịnh tâm chốn cao nguyên
Những ngôi nhà sàn trong khuôn viên tu viện là nơi các môn sinh tham thiền và dành cho du khách ở xa tá túc nghỉ ngơi. Tu viện Bát Nhã là một công trình kiến trúc mang phong cách Á Đông, thực sự là nơi du lịch tín ngưỡng của du khách bốn phương.

Theo: Huỳnh Nam / TBKTSG Online

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cay đậm cá đuối kho kiểu Huế


Vị cay nồng đậm đà giúp món ăn ghi điểm trong cái lạnh của những ngày mùa đông.

Nguyên liệu (4 người ăn)
Cá đuối: 500gr
Mỡ heo: 100gr
Hành lá, hành tím, tỏi, ớt bột Huế, dầu ăn, nước mắm, sả, muối, tiêu, đường, ớt hiểm tươi, mật ong.
Cách làm 
Hành lá rửa sạch, cắt làm đôi, phần đầu trắng cắt khúc đập dập, phần lá xanh cắt nhỏ.
Tỏi bằm nhỏ. Ớt giã dập, sả băm nhuyễn.
Mỡ thái hạt lựu, ướp với ít đường, để ra chỗ thoáng, cho mỡ trong.
Cá đuối rửa xát muối để giảm nhờn, tanh. Sau đó rửa sơ với rượu, để ráo, xắt miếng vừa ăn.
Ướp cá: cho cá vào to lớn, cho hành tím xắt mỏng, phần đầu trắng cắt khúc đập dập, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê đường vàng rồi trộn đều, ớt bột Huế. Ướp cá trong 20 phút. Trong lúc ướp, nhớ đảo vài lần cho cá thấm đều gia vị.
Bắc chảo lên bếp, chờ chảo thật nóng thì cho mỡ hạt lựu vào, đảo đều cho tới khi tóp mỡ vàng thì dàn đều trong đáy nồi, cho cá vào.
Khi cá bắt đầu săn lại, dùng nước sôi (nóng hay nguội đều được), tráng tô cho hết gia vị, cho vào nồi kho.
Châm thêm nước cho ngập cá, vặn lửa lớn cho đến khi sôi mạnh thì hạ lửa sao cho nồi cá sôi riu riu. Cho tiếp ớt hiểm đập dập vào. Đun như thế đến khi nước hơi cạn thì lật mặt cá, châm thêm nước cho gần ngập cá.
Khi nước cá cạn tiếp lần nữa, nêm nếm vừa ăn. Tắt bếp.
Món này dùng chung với cơm nóng.
AN HUỲNH
Theo Infonet

Đi tìm nguồn gốc món Cao Lầu phố Hội


Có lẽ ai đã từng đặt chân đến đây cũng phải một lần nếm thử món ăn quyến rũ này.

Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng ta thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Vậy thực chất, món cao lầu là gì? Đó chính là một món mỳ mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội AnCao lầu có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mỳ Quảng, cao lầuđược ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.
Nguồn gốc của cái tên cao lầu
Theo một người Hoa lâu năm ở Hội Ancao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này. Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào.
Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế.Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn hai tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây. Cái tên cao lầu luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội.
Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món cao lương mĩ vị. Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".
Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ
Dù có một vài nét tương đồng với mỳ quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mỳ được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mỳ quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.
Bước chân ra khỏi đất cổ Hội Ancao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của Cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị...
Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.
Theo Yêu Du Lịch

Đặc sản đọt mây, lá nhíp


Khô cá thia


Hằng năm, cứ đến mùa mưa, khắp các chợ ở miền quê đều bán các loại cá khô, trong đó có cá thia mặn. Một món ngon, được nhiều người dân thường dùng để ăn với cơm vào mùa đông.

Cá thia sống ở gần bờ biển, trong các gành đá. Thân hình khá giống con cá liệt, chỉ khác ở chỗ: cá thia lớn hơn cá liệt, mình cá thia có nhiều màu lốm đốm xanh. Cách đánh bắt cũng đơn giản, thường thì thả câu, có người giăng lưới, kiểu nào cũng bắt được nhiều cá.
Khô cá thia
Ảnh: Thu Hồng
Cá thia có thể chế biến nhiều món ngon: nấu ngọt, chiên giòn, kho, muối mặn... Nắm được đặc điểm mùa đông, người dân thường dùng các món mặn, vì vậy nhiều người hành nghề ở miệt biển thường đánh bắt cá thia về để muối mặn, trữ sẵn và đem bán ở các chợ.
Công đoạn muối mặn cá cũng lắm công phu. Khi đánh bắt cá về, làm sạch ruột và vảy cá, dùng dao khứa vài rãnh trên thân con cá để khi ướp muối, muối sẽ thấm lên cá thì mới ngon. Ướp xong đem cá phơi vài nắng rồi bỏ vào thẩu đậy kín, tránh lồng gió kẻo con cá dễ chảy nước. Có hai cách để chế biến từ món cá mặn: nướng hoặc chiên giòn. Ngon nhất vẫn là bắc chảo dầu lên bếp, chiên giòn nhưng lưu ý là không quá già lửa, khiến cá dễ mất “chất”.
Mùa đông, ăn cơm với cá thia muối mặn có kèm rau luộc rất dễ... căng bụng mà chưa muốn đứng dậy. 
Thu Hồng

Cá măng nấu lá giang


Cá măng, loại cá nước lợ, thức ăn chủ yếu là tảo, rong câu, phiêu sinh vật nên thịt cá rất thơm và ngon ngọt. Là loại cá khá đặc biệt và dễ nhận dạng, cá măng có thân hình dài, hơi dẹt, vảy màu trắng lấp lánh.

Thịt cá trắng và có độ dai như cá thác lác, nhưng nếu đem đi kho thì đúng là “phí” cả con cá măng bởi sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng. Làm chả để nấu cháo và để nguyên khúc nấu canh chua là hai cách ăn khoái khẩu nhất đối với cá măng. Đem nấu canh chua sẽ giữ được nguyên da, xương - những thứ làm cho nước canh rất ngọt của cá măng.
Thỉnh thoảng, đến mùa thu hoạch, những người thân ở quê tôi làm nghề nuôi tôm, cá thường mang ra cho gia đình tôi vài con cá măng tươi roi rói. Những lúc nhưng vậy, món đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi chế biến cá măng là nấu canh chua. Nấu với măng, thơm, cà thì tôi làm nhiều lần; nhưng cách nấu với lá giang từ cậu em rể người Bình Định thì lần đầu tiên tôi làm thử, và cảm thấy đặc biệt ngon không gì sánh được.
 Cá măng nấu lá giang
Ảnh: Bảo Nguyên
Không khó để nấu canh chua cá măng lá giang. Thậm chí còn rất đơn giản. Cá măng làm sạch vây, vảy, mang..., rửa sạch cắt lát. Cá để ráo nước, ướp nhẹ với chút xíu muối. Phi dầu phụng quê với hành thật thơm, cho nước vào và nêm nếm gia vị muối, bột ngọt, chút ớt... cho đến khi nước sôi sùng sục thì trút cá vào. Nấu thêm vài phút cho cá chín tới, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi vò lá giang đã rửa sạch, cho vào nồi. Đợi nồi canh cá sôi lên lần nữa thì nhắc xuống để lá giang không bị nhũn. Cho hành lá và một chút tiêu vào nồi canh, vậy là hoàn tất món ăn rất bình dị, nhưng ngon vô cùng. Thịt cá thơm ngon, có độ dai vừa phải, rất vừa miệng, lại thêm vị chua thanh của lá giang, vị cay nhè nhè của ớt và tiêu... khiến bữa cơm có tô canh chua cá măng lá giang trở nên rất kích thích vị giác.    
Hiếm khi gặp và mua được cá măng ở các chợ, vì vậy mà mỗi khi nhận được cá măng từ quê mang ra là thấy vô cùng quý, luôn nghĩ phải làm gì với cá măng cho... xứng tầm. Nhưng, rốt cuộc, cách chế biến đơn giản nhất lại là “phương án” tốt nhất dành cho con cá này.
Bảo Nguyên

Mắm thính


Chuối chần



.

Gỏi sầu đâu


Món gỏi sầu đâu trộn khô cá lóc được làm rất công phu. Muốn gỏi ngon thì cá khô, nước chấm phải ngon và đậm đà. Trái me chín đem ngâm vào nước mắm khoảng 15 phút rồi lược lấy nước. Có thể cho me vào nồi, đổ thêm ít nước đun sôi nhẹ cho đến khi me rã rồi lược lấy nước. Nước me trộn vào nước mắm nhĩ, thêm ít đường, tỏi và ớt băm nhuyễn. Nước chấm ngon là khi nếm thử ta vẫn thấy hài hòa nhưng nghe rõ từng vị chua, cay, mặn, ngọt.

Cá lóc loại 4 con/kg làm khô là vừa ngon. Cá được lấy hết xương, ướp nước mắm, bột ngọt, tỏi và ớt rồi phơi nắng cho khô. Khô cá lóc đem nướng, canh miếng khô vừa chín tới không bị khét là được. Nướng xong, khô được xé nhỏ để chuẩn bị trộn gỏi.
 Gỏi sầu đâu
Ảnh: Hà Linh
Lá sầu đâu nhỏ, dài, mọc đối xứng. Mùa nước nổi miền Tây, lá sầu đâu ngon nhất. Đem lá rửa sạch. Chuẩn bị thêm xoài, cà chua, dưa leo. Xoài gọt vỏ, xắt thành sợi nhỏ. Cà chua vừa chín đem rửa sạch, cắt khoanh tròn mỏng. Dưa leo rửa sạch rồi cắt khoanh tròn. Đem lá sầu đâu, xoài, cà chua, dưa leo trộn đều với khô cá lóc đã xé nhỏ rồi cho ra dĩa. Sau đó, chan nước chấm lên rồi trộn thêm lần nữa. Để riêng một ít nước chấm khi ăn có thể chấm thêm nếu thích. 
Hà Linh

Chuyện ngôi miếu lạ ở Lạng Sơn và phong tục vẽ người thành quỷ


Nhiều người cho biết, ở Việt Nam, miếu Xa Vùn là ngôi miếu duy nhất được dựng lên để thờ 12 tên cướp. Được biết, quanh miếu có tới 18 cây nghiến cổ thụ rất có giá trị nhưng không lâm tặc nào dám chặt phá.

Mỗi khi đặt chân đến thôn Khưa Cả (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), những người khách lạ lại kéo đến thắp hương tại miếu Xa Vùn. Tương truyền, khi những tên cướp chết, người dân nơi đây đã chứng kiến nhiều việc lạ liên tiếp xảy ra. Cho là bị hồn ma của chúng quấy nhiễu, người dân đã tiến hành xây miếu Xa Vùn để thờ tự. 
Truyền thuyết về miếu Xa Vùn
Vừa đến xã Trấn Yên, hỏi đường về thôn Khưa Cả, một người đàn ông trung niên hỏi chúng tôi: “Các chú định tìm hiểu về miếu Xa Vùn à? Nó cách đây gần hai cây số. Vào đấy thắp hương nhưng nhớ đừng có chụp ảnh. Không cẩn thận là gặp tai họa đó”. Câu nói của người đàn ông này khiến cho chúng tôi cảm thấy tò mò.
Khu đồi nghiến hàng trăm năm nay không ai dám xâm phạm
Chúng tôi quyết đến tận nơi để mục sở thị và nghe những câu chuyện liên quan đến miếu thiêng. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là 18 cây nghiến cổ thụ rợp bóng mát đang che chở cho một ngôi miếu nhỏ. Những gốc cây đại thụ to đến nỗi bốn, năm người ôm không xuể. Đón chúng tôi trước cửa miếu là ông Hoàng Văn Dần - thổ nhang miếu Xa Vùn. Lâu mới có khách lạ đến thăm, ông Dần mừng ra mặt.
Rót cho những người khách đường xa cốc nước vối thơm mát, ông Dần tâm sự: “Miếu Xa Vùn dịch ra tiếng dân tộc chúng tôi (dân tộc Tày - PV) có nghĩa là Núi Củi. Tất cả bô lão trong làng đều nhớ như in sự ra đời của nó”.
Được biết, khi ông Dân còn bé thường đi chăn trâu qua đây. Ngày ấy, cứ hễ trời mưa to gió lớn là miếu lại xiêu vẹo như sắp đổ. Không ai bảo ai, người dân cứ thay phiên nhau ra dựng, lợp lại miếu. Rồi đến một ngày, ngôi miếu xập xệ đến mức người ta không thể tu sửa được nữa thì cuối năm 2011, chính quyền xã Trấn Yên đã đầu tư xây lại miếu to bằng một gian nhà để lấy chỗ cho nhân dân thờ cúng.
Ngồi bên cạnh ông Dần, cụ Hoàng Thế Cường, 82 tuổi, nhíu mày kể cho chúng tôi nghe về cái nguồn gốc sâu xa của miếu lạ. Tương truyền xưa kia, một ngày nọ bỗng có 12 tên cướp từ đâu kéo đến cướp bóc tài sản và đánh đập dân lành. Không chịu được cảnh lũ cướp hại dân, người dân nơi đây đã bí mật tập hợp nhau, bày mưu đuổi chúng đi.
Tuy nhiên, những tên cướp hung hãn biết chuyện liền dùng đao, kiếm định giết dân. Đến nước cuối cùng, người dân thôn Khưa Cả đành ra tay giết chúng để trừ họa. Sau khi hạ được lũ cướp táo tợn, họ bỏ xác chúng vào bao rồi ném xuống suối trả về nơi mà chúng đến. Tuy nhiên, khi 12 cái xác này trôi đến ngã ba Phai Lý (xã Trấn Yên) thì bị mắc lại ở những chông đá lởm chởm. Thấy vậy, người dân nơi đây liền chôn bọn cướp ngay chỗ đó.
Cứ tưởng từ đây cuộc sống người dân sẽ được yên ổn trở lại. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, vật nuôi trong làng liên tục bị chết không rõ nguyên nhân, mùa màng thất bát. Hơn nữa, tại ngôi mộ chôn lũ cướp bỗng nhiên xuất hiện một tổ ong lớn. Nhiều lần, hàng nghìn con ong trong chiếc tổ “khủng” này bỗng nhiên bay ra đốt chết người đi đường.
Theo ông Cường, trong thôn có rất nhiều tổ ong nhưng chưa bao giờ người ta thấy con vật nhỏ bé này lại hung hãn đến như vậy. Nghĩ là có điềm xấu nên dân làng Khưa Cả lập nên một cái miếu thờ 12 tên cướp. Có lẽ, họ lập miếu cũng chỉ để người dân an tâm hơn. Sau khi ngôi miếu được hoàn thành bỗng dưng đúng chỗ đó mọc lên 19 cây nghiến mà theo các cụ cao niên thì độ tuổi tối thiểu của những cây này cũng phải tầm 5 thế kỷ.
Những chuyện hoang đường
Một gốc nghiến cổ thụ nằm bên miếu Xa Vùn
Khi chúng tôi thắc mắc vì sao người dân nơi đây lại gọi miếu Xa Vùn là miếu kỳ lạ, ông Hoàng Văn Dần cho biết, thực ra người dân truyền tai nhau về việc nếu ai đi qua đây mà tỏ thái độ không tôn trọng thì sẽ gặp điều không may mắn. Chính vì thế, trước khi nói chuyện với PV, ông dẫn chúng tôi vào trong chính giữa ban thờ và châm một nén hương. Mặc dù chúng tôi không tin việc mê tín nhưng vẫn thắp hương bằng lòng thành kính.
Sau khi tiến hành xong các thủ tục, ông Dần cho biết, cuối năm 2011, có một người đàn ông tên Thuận đến miếu bắt rắn. Hôm ấy chẳng biết vận mệnh run rủi thế nào anh lại bắt được một con rắn nặng đến 2,5kg.
Vui như bắt được vàng, người đàn ông này mang ra chợ huyện bán. Tuy nhiên, một thời gian sau, anh Thuận bỗng nhiên có dấu hiệu thần kinh không bình thường. Người dân liền nghĩ ngay đến việc anh bị miếu thiêng “hành”. Sau này, khi vỡ lẽ ra là anh đã phạm miếu thiêng, người nhà anh Thuận đã làm lễ đến cúng bái. Sau đó vài ngày, bỗng nhiên bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo cụ Hoàng Thế Cường, trước đây rừng nghiến bên miếu Xa Vùn có 19 cây. Nhưng năm 2003, trong một trận đại cuồng phong, một cây nghiến cổ thụ bỗng nhiên bị bật gốc. Tuy nhiên, không ai dám đến chặt gỗ. Họ cứ để thế cho đến cây gỗ này chết khô.
Đến năm 2005, ông Hoàng Văn Lùng tiếc của liền về nhà sắm một mâm lễ gồm lợn quay, gà luộc... lên miếu Xa Vùn để cúng xin gỗ. Làm lễ xong, người đàn ông này vác cưa máy đi đốn cây gỗ nghiến. Thế nhưng thật kỳ lạ, cả hai lần đang cưa dở thì lưỡi cưa đều gãy làm đôi. Biết chuyện, nhiều người đã khuyên ông không nên tiếp tục đốn gỗ.
Vì gãy cưa là một điềm báo không tốt. Gạt phắt những lời khuyên can, ông cố chiếm bằng được số gỗ nghiến này. Sau khi chặt thành khúc, ông Lùng mang gỗ đi bán. Những chỉ đúng hai ngày sau, người này có biểu hiện lạ. Hằng ngày ông thường nói chuyện lảm nhảm một mình. Thậm chí, có lúc ông còn vác dao đuổi chém người khiến ai nấy đều hoảng loạn. Đến năm 2009, ông Lùng chết vì trong lúc lên cơn điên ông đã tự dùng dao đâm chính mình.
Một câu chuyện kỳ bí nữa về ngôi miếu này xảy ra vào ngày 15 tháng giêng năm trước, khi xã đang tổ chức lễ hội hóa trang ở cánh đồng dưới chân rừng nghiến thì có một người thanh niên nhờ ông Dần dẫn lên đỉnh đồi chụp ảnh toàn cảnh lễ hội. Sau đó, người này đã trèo lên một trong số 18 cây nghiến cổ thụ đó để chụp ảnh.
Nhưng khi người thanh niên cùng ông xem lại ảnh xem thì thấy trong ảnh toàn những hình thù kỳ quái, mờ ảo, không thể xem được. Mặc dù đó chỉ là những trường hợp ngẫu nhiên, nhưng vì nó xảy ra đều ở miếu Xa Vùn nên nhiều người mê tín đã dựa vào đó và thổi lên những câu chuyện hoang đường, thiếu cơ sở khoa học.
Tục “phù phép” người thành quỷ dữ
Đến Khưa Cả, nhiều người bị cuốn hút bởi lễ hội hóa trang của người dân tộc Tày. Được biết, để nhớ về những ngày tháng bị 12 tên cướp cướp phá và xua đuổi ma quái, người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội hóa trang. Hóa trang ở đây được hiểu là họ dùng nhọ nồi bôi lên mặt, biến khuôn mặt người thành quỷ dữ.
Để tìm hiểu thêm về lễ hội độc đáo này, chúng tôi đã tìm đến UBND xã Trấn Yên. Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Chẩn - Chủ tịch UBND xã - cho biết: "Lễ hội trên ra đời từ tích 12 tên cướp chết tại mảnh đất này. Theo các cụ cao niên kể lại, người dân tin rằng khi chúng chết đi thì linh hồn đã biến thành ma quái.
Ông Hoàng Văn Chẩn - Chủ tịch UBND xã Trấn Yên - nói những chuyện ly kỳ bên miếu Xa Vùn là có thật
Chính vì thế, để đối phó lại, họ đã tổ chức lễ cúng mang tên Ná Nhèm. Trong lễ hội, các thanh niên trai tráng được thỏa sức bôi nhọ nồi lên mặt làm sao cho càng kỳ quái càng tốt. Người dân Khưa Cả tin rằng, việc họ hóa trang như vậy hồn ma của những tên cướp sẽ không dám quay lại làm hại họ nữa. Đây chỉ là một tục lệ dân gian của người dân chứ không liên quan đến mê tín dị đoan".
Cũng theo ông Chẩn, đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa về vùng này để tìm hiểu phong tục lạ. Họ chủ yếu đi sâu vào đào xới về tính biểu tượng, ý nghĩa của lễ hội chứ không ai công nhận hay chứng minh được có ma tà quỷ quái ở đây. Những câu chuyện về người dân bị điên khi mạo phạm miếu đều chỉ là tin đồn hoặc sự trùng hợp.
Trường hợp của ông Lùng kể trên là do người này uống quá nhiều rượu nên không kiểm soát được hành vi. Hay câu chuyện của anh Thuần bắt rắn bị thần kinh. Sau khi người dân tìm hiểu mới biết, con rắn mà anh ta bắt được chỉ bằng đầu ngón tay cái chứ không phải 2,5kg như tin đồn. Hơn nữa, anh này không có biểu hiện tâm lý thần kinh như mọi người đồn thổi.
Trước khi chúng tôi ra về, cả ông chủ tịch xã, ông thổ nhang Hoàng Văn Dần và cụ Hoàng Thế Cường đều khẳng định, những tin đồn trên là không có căn cứ khoa học. Đó chỉ là những lời truyền miệng của người dân.
Theo ông Cường, sở dĩ người dân lưu truyền những câu chuyện kiểu này là để bảo vệ di tích miếu Xa Vùn và 18 cây nghiến cổ thụ. Hiện tại, gỗ nghiến rất quý, luôn là món mồi béo bở mà bọn lâm tặc nhòm ngó. Tuy nhiên, khi những lời đồn này chưa được giải mã thì bọn chúng vẫn chưa dám động đến những cây gỗ quý ở miếu thiêng. Điều mà người dân trong xã mong muốn là thế hệ con cháu phải học được tính bảo vệ những gì lịch sử và cha ông để lại.
Theo Dòng Đời

Người Tống ở Đồng Mộc


Nằm cách trung tâm thị trấn huyện mấy chục cây số, bản Đồng Mộc, xã Trung Sơn, cùng với bản Khuôn Hẻ, xã Kim Quan (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là nơi cư trú chính của tộc người Tống.

Hiện nay, đồng bào Tống còn khoảng 28 hộ, với gần 123 nhân khẩu cư trú tại bản Đồng Mộc, xã Trung Sơn và 6 hộ, 23 nhân khẩu cư trú tại bản Khuôn Hẻ, xã Kim Quan (huyện Yên Sơn).
Người Tống không có chữ viết riêng, chữ quốc ngữ trở thành chữ viết chính. Nghề truyền thống của họ là làm nông nghiệp, cấy lúa nước và gieo trồng trên nương rẫy. Cách thức canh tác và chế tác nông cụ của người Tống không khác gì người Tày, Dao.
Trước đây, trang phục của đàn ông Tống là đầu cạo nhẵn chỉ để một chỏm tóc dài (giống người Mông) trên đỉnh đầu, vấn khăn đầu rìu bằng vải chàm, mặc áo tứ thân, quần lá toạ. Phụ nữ mặc áo ngắn với váy và khăn đội đầu màu chàm, đồ trang sức bằng ngà voi hay một số lâm sản từ rừng. Hiện nay, đa phần đồng bào Tống nhiều tuổi thì vận trang phục giống người Tày, còn những người trẻ lại ăn vận giống người Kinh.
Khác với một số dân tộc thiểu số phía Bắc khác, gia đình người Tống là gia đình nhỏ do người cha hoặc người chồng làm chủ. Anh em trong họ ai sinh trước đều được gọi là anh hay chị, không kể con chú, bác, cô, cậu... Dân số người Tống quá ít nên họ phải kết hôn với người thuộc các dân tộc khác như Mông, Dao, Tày.
Tục lệ trong tang ma của đồng bào Tống thì người chết được mặc quần áo mới, quần áo cũ được chôn theo. Trước khi chôn, thầy cúng xin tổ tiên xoá tội cho người chết. Đưa ma không có kèn trống, con để tang mẹ 3 năm, vợ để tang chồng 6 năm, nhưng chồng không phải để tang vợ.
Về thờ cúng, người Tống thờ tổ tiên và ma bếp là chính. Ma tổ tiên chia làm hai bàn thờ, một ở gian giữa gọi là "cô ống pù", một đặt ở cửa ra vào gọi là "chủi ke to". Ma cửa là ma tổ tiên đã qua 4 - 5 đời. Ma bếp "chủi ke pi" thờ ở bếp, cúng vào lúc 12 giờ đêm, phải bí mật không cho người ngoài biết. Ngoài thờ ma tổ tiên, ma bếp, người Tống còn thờ ma rừng, ma núi, ma nước…

Vàm Nao – địa chỉ du lịch lý thú


Nhiều người biết đến Vàm Nao là điểm nối lớn nhất giữa sông Tiền và sông Hậu nhưng nhắc đến kinh doanh du lịch có vẻ hơi mới lạ. Tuy nhiên, lợi thế của Vàm Nao là vẫn còn lưu giữ được những nét quê nhất của vùng sông nước.

 
Những con người tập tành làm du lịch cũng là những nông dân chất phác, hiền hòa. Tuy họ phục vụ du khách chưa được chuyên nghiệp nhưng vẫn để lại ấn tượng tốt, tâm lý thoải mái cho những ai từng đến đây bởi chính sự nhiệt tình mang đậm chất nông dân.
Ở cuối ấp Vàm Nao (xã Tân Trung, huyện Phú Tân) có một cù lao mới nổi trên sông Vàm Nao rộng khoảng 30 héc-ta. Đặc điểm của cù lao này là gần như “biến mất” vào mùa nước nổi, đến mùa khô thì mặt đất lại phì nhiêu, dù là tỉa bắp, đặt liếp khoai môn, trồng ớt, đu đủ, cà tím hay rau cải đều phát triển rất tốt. Ngăn cách giữa cù lao và đất liền lại có con kênh nhỏ nước chảy hiền hòa, không “dữ dội” như nước sông Vàm Nao, thích hợp cho người dân trồng ấu, bông súng, rau muống hoặc tận dụng những ao nước cặp bờ sông để ương cá giống. Đó là những điều kiện cần thiết cho mô hình du lịch nông nghiệp ra đời.
Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, thành viên Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh, tại ấp Vàm Nao (xã Tân Trung), có 5 hộ dân được chọn tham gia dự án du lịch nông nghiệp do Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan (Agriterra) tài trợ. Trong đó, hộ ông Phan Văn Hổ (tám Hổ) được hỗ trợ 25% kinh phí xây dựng khu nhà sàn trên cù lao mới, vừa là nơi phục vụ khách ăn uống, tổ chức tham quan du lịch, vừa là nơi nghỉ dưỡng khi khách có nhu cầu. Những nông dân còn lại tham gia dự án cũng được Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm tàu chở khách, xây dựng nhà vệ sinh, trang trí lại nhà cửa để bố trí khách lưu trú theo mô hình du lịch “homestay” (ăn nghỉ tại nhà dân). Tám Hổ cho biết, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách an toàn từ đất liền ra cù lao tham quan du lịch, ông vừa đầu tư thêm 52 triệu đồng mua chiếc tàu du lịch mới có sức chứa 20 khách, được bố trí đầy đủ áo phao, nước uống, thuốc men… “Tùy theo thời điểm mà khách đến đây sẽ phục vụ các món ăn đặc sản. Mùa nước thì có cá linh kho mắm với bông điên điển, lẩu cua đồng, cá lóc nướng trui… Đến mùa khô thì cũng có lẩu mắm, cá mồm chiên bột, các món ăn từ cá sửu, cá cóc, cá kết... (thường chỉ có nhiều ở sông Vàm Nao). Riêng thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, khách có thể đến đây ban đêm để xem bắt cá bông lau và thưởng thức loài cá đặc sản này ngay khi vừa mang lên khỏi mặt nước. Ngoài ra, các loại gà thả vườn, vịt xiêm, ốc bươu, cá sông… luôn có thường xuyên”, tám Hổ giới thiệu.
Để tăng thêm sự thích thú đối với du khách, những nông dân làm du lịch nơi đây còn cho khách bẻ bắp, cà tím, đu đủ, vào ruộng ấu thu hoạch củ, nhổ bông súng… sau đó đem về chế biến tại chỗ. Anh Lâm Minh Thuận, du khách đến từ quận Tân Bình (TP.HCM), không giấu được cảm xúc: “Từng sống ở miền Tây thuở nhỏ, được tham gia du lịch đến Vàm Nao làm cho tôi như sống lại ký ức thời thơ ấu. Cả gia đình tôi đều cảm thấy thích thú khi được hòa mình với thiên nhiên, tự tay mình thu hoạch nông sản rồi thưởng thức. Chắc chúng tôi sẽ lại về đây vài lần nữa, cái cảm giác nướng bắp bên than hồng rồi tưới mỡ hành lên ăn lúc còn nóng cứ làm tôi thèm hoài”. Tám Hổ cho biết, tuy mới cất xong nhà sàn để phục vụ khách và tàu đưa rước được hơn tháng nay nhưng “nhà hàng – khách sạn” của vợ chồng ông đã đón trên 100 khách đến tham quan. Đa phần là khách ở TP.HCM, có vài trường hợp là du khách Hà Lan. Hầu hết đều cảm thấy hài lòng trước dịch vụ giá rẻ nhưng thức ăn ngon, phong cảnh thú vị.
“Khoảng tháng 11 âm lịch tới, ngư dân nơi đây sẽ xuống lưới đánh cá bông lau. Với tình hình con nước năm nay dự báo sẽ trúng mùa cá. Chúng tôi đang chuẩn bị dịch vụ cho khách ngồi du thuyền xem bắt cá bông lau. Nếu thấy con nào ngon, vừa ý thì mua lên thuyền chế biến luôn. Loài cá này mà nấu chua hay kho lạt ăn lúc còn nóng, nhâm nhi vài xị đế thì không còn gì sướng cho bằng”, tám Hổ tỏ ra hào hứng.
Lời nói của tám Hổ hoàn toàn có cơ sở, bởi còn nhớ mùa cá bông lau năm trước, tôi được tham gia thử nghiệm mô hình du lịch này cùng với Hội Nông dân tỉnh. Cái hình ảnh đến sáng lấp lánh như bầu trời sao khiến cả một đoạn sông Vàm Nao trở nên rực rỡ, cái vị ngọt của thịt cá bông lau nấu chua, mùi thơm của bắp nướng trên bếp than hồng, hơi ấm của rượu nếp Phú Tân… làm tôi cứ miên man suy nghĩ: “Nếu được tổ chức tốt, chắc chắn loại hình du lịch này sẽ thành công, cuộc sống của nông dân nơi đây chắc sẽ có nhiều thay đổi”.
 Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN

Khám phá Điện 13 núi Cấm


Du khách thử một lần đặt chân đến Điện 13 ở núi Cấm (Tịnh Biên) để một lần khám phá và trải nghiệm những điều thú vị từ hang “mẹ sanh, mẹ đẻ” trong tứ bề “mê cung đá”.
Từ vồ Thiên Tuế, chúng tôi cùng đoàn du khách hành hương tiếp tục hành trình vượt qua con đường uốn lượn và mất khoảng 3km đường đi bộ mới đến Điện 13. Giữa cảm giác se se lạnh của cái nắng ban mai chưa qua khỏi vách núi thì quán ăn bên Điện 13 của chị Nguyễn Thị Nga đã đông khách vãng lai. Chị Nga mời chào: “Vào ăn tô bún chay, uống ly trà đá rồi chinh phục Điện 13 chú em ơi. Nghỉ xả hơi chút xíu đi, tôi kêu đứa con trai dắt mọi người xuống Điện Mẹ (còn gọi là hang “mẹ sanh, mẹ đẻ”)…”. 
 
 Quán võng bên Điện 13.
Sau vài phút ngã lưng trên chiếc võng, chúng tôi bắt đầu leo lên Điện 13. Khu Điện 13 rộng khoảng 50 héc-ta thuộc quyền sử dụng của ông tư Việt. Nơi đây, xưa kia là đồi hoang, khi lên đây lập nghiệp thấy khách đến cúng viếng ngày càng đông nên ông tư Việt đã cải tạo Điện 13 thật khang trang để phục vụ mọi người. Thấy chúng tôi là khách quen nên ông tư Việt tận tình hướng dẫn chúng tôi trong hành trình khám phá Điện 13. Phía điểm đầu Điện 13 là phủ thờ các vị chư thần. Muốn xuyên qua Điện 13 phải nghiêng mình thật sát vào vách đá rêu phong để đi. Bước tiếp theo, khom mình và cúi đầu xuống, rồi len lỏi qua phiến đá bàn mới có thể xuống những bậc thang dựng đứng khoảng 100m để tiếp tục cho cuộc hành trình chui vào hang “mẹ sanh, mẹ đẻ”.
            Nhìn hang tối om và nhỏ, chúng tôi chần chừ định bỏ cuộc, nhưng ông tư Việt động viên: “Lâu lâu, mấy chú mới lên một lần hãy đi cho biết. Đi Điện 13 mà không khám phá hang “mẹ sanh mẹ đẻ” thì thật uổng!”. Cầm 4 chiếc đèn cầy leo lét, ông tư Việt thu mình chui gọn qua cửa hang, ông nói với theo: “Hãy nhìn theo tôi mà đi… Tôi chui như thế nào thì chú em cứ làm động tác y như vậy... Vừa bước sụp xuống hang là cả một không gian tối om và lạnh lẽo. Sự chật chội, âm u như một “mê cung”, khiến chúng tôi hơi rùng mình. Đó chỉ mới là cửa 1, qua cửa 2, 3, 4, rồi đến cửa 5… Chúng tôi mò mẫm đi trong ánh đèn cầy vàng vọt với nhiều lò ảng, hang hốc và vách đá bóng loáng. Không gian như càng thâm u, ngột ngạt hơn. Ông tư Việt cho biết: “Hang “mẹ sanh, mẹ đẻ” có nhiều lò ảng, hang sâu hun hút, khách hành hương đi riết mà đá bóng như thế này”. Mỗi lần bước qua một cửa là ông tư Việt thắp một nén nhang lên lư hương nằm ngay vách đá. Đặc biệt, khi bước đến cửa thứ 6 thì có 2 tảng đá ép sát vào nhau chỉ còn một ngõ hẹp, những tưởng không qua được, nào ngờ ông tư Việt lách mình qua một cách nhẹ nhàng. Có thể nói, một trong 12 cửa trong “mê cung đá” phải kể đến cửa thứ 9, đây là cửa đi khó nhất. Những ai muốn qua lọt phải đi bằng tư thế ngửa mình, hai chân đưa qua trước, sau đó dùng tay chỏi vách đá để chui qua. Đi qua nhiều cửa dưới hang, chúng tôi phát hiện ra bên trong điện mẹ còn có nhiều nhũ đá rỉ nước róc rách mát dịu.
 
 Cổng hang “mẹ sanh, mẹ đẻ”.
            Là người dân sống lâu năm ở đây nên ông tư Việt rất rành về đường đi nước bước trong hang. Ông Việt cho biết, trong hang “mẹ sanh mẹ đẻ” này còn rất nhiều dơi quạ trú ngụ, đêm đến thì chúng bay ra kiếm ăn. “Thấy nhiều cửa hẹp như vậy chứ biết ý chút xíu là đi lọt. Thậm chí những người to con cũng có thể chui qua. Từ khi lên núi lập nghiệp đến nay, gia đình tôi dẫn không biết bao nhiêu lượt khách hành hương chui qua hang “mẹ sanh mẹ đẻ” này. Hôm rồi, tôi còn dẫn mấy chú bộ đội và cả phóng viên truyền hình xuống hang cho biết. Cả chiều dài đường đi của hang “mẹ sanh mẹ đẻ” khoảng 50m, nhưng khi muốn chui qua lọt phải mất ít nhất nửa tiếng đồng hồ. Nếu không biết cách đi có thể bị kẹt lại trong hang…”- ông tư Việt cho biết.
Bài, ảnh: THÀNH CHINH

Đậm đà bánh căn Phan Thiết


Bánh căn được xem là một trong những món ăn dân dã có từ lâu đời của thành phố Phan Thiết. Trong đó, ngon, đậm đà hương vị xứ biển và luôn là nơi du khách xa gần chọn lựa là quán bánh căn Lân Nguyệt ở số 8, đường Hải Thượng Lãn Ông, Tp.Phan Thiết, Bình Thuận.

Bánh căn
Hằng ngày, tầm 4 giờ chiều quán mới bắt đầu mở cửa phục vụ. Mùi thơm của thứ “bột gạo nướng” trên những chiếc khuôn bằng đất nung cùng với xíu mại, xá xíu, cá kho, da heo hấp củ cải trắng, trứng luộc và nước mắm giã tạo thành hương vị thật hấp dẫn vị giác. Tùy khẩu vị và sở thích, khách có thể chọn các món ăn kèm như xíu mại, xá xíu, trứng luộc hay cá kho. Thêm một ít khế chua, xoài xanh cắt sợi, vài tép mỡ, tương ớt và vài cặp bánh căn nóng hổi thành món ăn thật ngon!
Bánh căn, đơn giản chỉ là bột gạo xay rồi nướng trên những chiếc khuôn bằng đất nhỏ xíu ăn cùng với nước mắm pha loãng, là một món ăn mộc mạc như tính cách con người Phan Thiết vậy. Người Phan Thiết cho biết, để thưởng thức trọn vẹn nét “tinh túy” của bánh căn thực khách phải tự tay pha chén nước mắm, cắt xoài, lột trứng, rồi đợi người bán bỏ từng cặp bánh vừa cạy để rồi vừa ăn vừa thổi, vừa tận hưởng cái hương đậm đà cùng vị ngọt bùi, cay, béo...
Theo chị Nguyễn Thị Nguyệt (54 tuổi, chủ quán bánh căn Lân Nguyệt), món bánh căn ngon và đầy đủ mùi vị hấp dẫn không phải do các thức ăn kèm cầu kỳ mà là do bí quyết pha bột và cách chế biến nước mắm. Với hơn 30 năm trong nghề, chị Nguyệt đã tìm ra cách pha bột với tỷ lệ 10kg gạo, 1,8kg nếp và 1 chén cơm nguội ngâm qua đêm rồi xay. Còn khi làm nước mắm phải luộc chín ớt, đường thắng nước để nguội, nước sôi, nước mắm ngon và ít cà chua luộc để tạo màu đỏ hồng cho nước mắm.
Ngoài ra, trong quá trình đổ bánh, cần canh lửa cho vừa để bánh chín đều, thơm và khi ăn hơi giòn giòn…mới thú vị! Từ những bí quyết đó mà mỗi buổi tối quán bánh căn chị Nguyệt luôn đông khách, thường phải có 2 người (thậm chí 3) đổ bánh mới phục vụ kịp. Bình quân mỗi tối bán hết 10kg gạo. Riêng vào các ngày nghỉ lễ có đông du khách hay dịp Tết cổ truyền, mỗi ngày bán từ 15 – 20kg gạo!
Món ăn kèm
Thương hiệu “bánh căn chị Nguyệt” còn thường xuyên được các đoàn phim, các phương tiện truyền thông chuyên về du lịch ẩm thực đến ghi hình, giới thiệu như là một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Và gần nhất, được êkip sản xuất chương trình truyền hình về món ngon nổi tiếng thế giới “Yan Can Cook” chọn là một trong những địa điểm thực hiện loạt phim “Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan” để trình chiếu trên các kênh truyền hình chuyên về ẩm thực du lịch trong nước và thế giới.
Theo M.V (Binh Thuận Online)