Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Khám phá biệt điện Trần Lệ Xuân


Biệt điện Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch.


Thời kỳ gia đình họ Ngô còn thống trị miền Nam, giới tướng lĩnh ngụy quyền và nhiều người dân thượng lưu Sài Gòn biết đến khu biệt điện xa hoa lộng lẫy bậc nhất của gia đình Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân ở số 2 Yết Kiêu (phường 5 - Đà Lạt hiện nay). Sau nửa thế kỷ, sự lộng lẫy và vẻ mỹ lệ của khu biệt điện này không hề mất đi.

Khu biệt điện từng được xem là "đệ nhất trời Nam" được khởi công từ năm 1958 có ba toà biệt lập với các tên gọi Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá thời kỳ "Đệ nhất Cộng hòa"; Lam Ngọc dùng làm nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Lệ Xuân còn Hồng Ngọc là biệt thự mà "bà Nhu" xây tặng cho Trần Văn Chương, bố đẻ của mình. Lúc khởi công xây dựng cụm biệt điện này, gia đình họ Ngô đang thời kỳ "làm mưa làm gió" ở miền Nam nên Trần Lệ Xuân đã huy động tối đa nhân, vật lực và tinh hoa kiến trúc nhân loại để thể hiện đến đỉnh cao uy quyền và sự giàu sang phú quý của chủ nhân. Nội thất của tất cả các biệt thự trong tổng khuôn viên 13.000m2 có đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ.

Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa Nhật Bản phía sau biệt thự Lam Ngọc là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện Vĩ tuyến 17 chia cắt Bắc - Nam. Giấc mộng bá quyền cuồng loạn và mưu đồ chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam đã theo người đàn bà quyền lực bậc nhất miền Nam một thời đến tận chốn hưởng lạc cuối tuần này! Đặc biệt, trong biệt thự Lam Ngọc có hầm trú ẩn được thiết kế bằng thép có thể chống đỡ được sức công phá của đạn B40 và đường hầm thoát hiểm mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn chỉ có thể phỏng đoán các đường hầm trong nhà đều dẫn ra sân bay Cam Ly(?).

Cũng chẳng ai còn nhớ Trần Lệ Xuân đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Mỹ kim để xây dựng nên cụm biệt điện đặc biệt này nhưng vẻ đẹp lộng lẫy, tinh tế đến từng cái rãnh thoát nước của khuôn viên thì vẫn trường tồn với thời gian sau gần nửa thế kỷ "triều Ngô" kết thúc. Có lẽ cũng chính vì sự nuối tiếc một thời vàng son ở chốn bồng lai tiên cảnh nên những ngày cuối đời định cư tại Pháp trong sự cô quạnh của tuổi bát tuần, “bà Nhu” vẫn mang theo bên mình tấm ảnh chụp khu biệt điện này chăng?

Khu biệt điện của Trần Lệ Xuân nổi tiếng đến mức sau ngày nền "Đệ nhất Cộng hòa" sụp đổ và anh em Diệm - Nhu chết thảm như một sự trả giá cho những tội ác khét tiếng họ Ngô đã gây ra cho đồng bào miền Nam, hàng nghìn người từ khắp nơi, có cả nhiều người Mỹ đã tìm về Đà Lạt để chiêm ngưỡng khu biệt điện này. Nhiều người cao tuổi tại “thành phố hoa” kể rằng, cùng với sự lộng lẫy, xa hoa, khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn được bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt. Suốt những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, khu biệt điện này luôn có tới hàng chục cảnh sát ngụy túc trực bảo vệ 24/24 giờ. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng có thể bị bắn chết vì nghi ngờ chim đưa... bom thư! Với hàng núi nợ máu mà chế độ "gia đình trị" Ngô Đình Diệm gây ra cho những người yêu nước ở miền Nam lúc bấy giờ thì sự đề phòng của Trần Lệ Xuân cũng là lẽ thường.
Khởi nguyên, đó là khu biệt điện của gia đình ông “cố vấn” chính phủ ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Nhu và “đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân. Ba tòa biệt thự tráng lệ tọa lạc trên một triền đồi được coi là ở thế đắc địa tại thành phố Đà Lạt này đã có mặt từ hơn nửa thế kỷ nay. Sau chính biến năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên.

Những bậc cao niên ở thành phố Đà Lạt kể rằng, ngày xưa, đây là nơi mà không một thường dân nào được phép bén mảng. Cũng chẳng biết ở trong đó thường có mặt ai và bài trí những gì. Chỉ biết rằng, phía sau hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt ấy là sự hiện diện của những kẻ có quyền uy bậc nhất của ngụy quyền Sài Gòn.
Vào thời hưng thịnh nhất của gia đình họ Ngô, năm 1958, vợ chồng ông “cố vấn” đã cho khởi công xây dựng khu biệt điện. Công trình này được coi là “sân sau” của gia đình quyền lực ấy nên được huy động tối đa trí lực, nhân lực và vật lực cho việc xây dựng.

Khu biệt điện gồm có 3 biệt thự là Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lam Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và tướng tá Sài Gòn. Lam Ngọc được sử dụng làm nơi nghỉ cuối tuần của gia đình bà “cố vấn”. Còn Hồng Ngọc là tòa biệt thự mà bà Nhu xây tặng riêng cho bố đẻ của mình là Trần Văn Chương lúc này đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Chẳng ai biết Trần Lệ Xuân đã bỏ ra bao nhiêu tiền của, nhưng vẻ kiêu sa, lộng lẫy của công trình này thì vẫn hiện diện cho tới ngày nay.
Khuôn viên của tòa biệt điện nằm trên diện tích 13.000m2 với đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ, phòng chiêu đãi… Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, có vọng đài và một hoa viên cực đẹp do các kỹ sư đến từ đất nước Phù Tang thiết kế, vì vậy, nó còn được gọi tên là vườn hoa Nhật Bản. Phía sau vườn hoa này có một hồ sen, khi bơm đầy nước thì từ mặt hồ sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam - thể hiện giấc mơ “lấp sông Bến Hải” của ông bà “cố vấn”.
Đặc biệt, để đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm, cho đến nay, người ta vẫn chỉ phỏng đoán là nó dẫn ra phía sân bay Cam Ly, cách nơi này chừng 2km…
Trong thời gian gia đình họ Ngô trên đỉnh cao quyền lực, biệt điện Trần Lệ Xuân là một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Suốt ngày đêm, có hàng chục cảnh sát và vệ binh cộng hòa túc trực tuần phòng. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng sẽ bị bắn hạ. Thế nhưng, nhân nào thì quả nấy.
Cuộc chính biến năm 1963 đã kết thúc sự “trị vì” của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Cùng số phận với chủ nhân, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên vào thời Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền. Đến năm 1975, trong cuộc tháo chạy của ngụy quyền Sài Gòn, không ít cổ vật vô giá tại bảo tàng này đã bị tuồn ra nước ngoài, nhiều món cổ vật khác bị lấy cắp, đập phá.

Sau ngày nước nhà thống nhất, chính quyền Cách mạng đã tiếp quản và gìn giữ nơi này như một phần tài sản quốc gia. Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư 53 tỉ đồng để nâng cấp khu biệt điện này và thành lập tại đây Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4.
Dưới chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, biệt điện Trần Lệ Xuân là biểu tượng của vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy cùng danh tiếng và quyền uy của chủ nhân.

Đến nay, tại số 2 Yết Kiêu - Đà Lạt, khu biệt điện này đã được giữ gìn và phục chế lại gần như nguyên vẹn, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng với diện tích khoảng 13.000m2 với ba ngôi biệt thự, một hồ bơi, một vườn hoa được thiết kế theo kiểu Nhật Bản, cùng nhiều hạng mục lý thú khác. Có thể nói đây là khu nghỉ dưỡng xa xỉ vào bậc nhất trong giai đoạn đầu chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1954 - 1963). Giới nghiên cứu đánh giá khu biệt điện này là một quần thể kiến trúc mang phong thái quý tộc với nhiều tên gọi hoa mỹ thể hiện quyền uy của chủ nhân nó.
Biệt thự Bạch Ngọc và hồ bơi nước nóng, nơi giải trí của gia đình Lệ Xuân và các tướng tá quân đội chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam trước đây. Ngày nay, đến đây du khách có thể thỏa chí vẫy vùng trong làn nước trong mát của hồ bơi, ngồi thưởng trà, uống rượu, ngắm trăng, đón gió tại vọng lâu… Biệt thự Lam Ngọc là nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân, được trang bị hiện đại bậc nhất thời đó, có phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ, phòng trang điểm xa hoa của Lệ Xuân.

 
Theo lamdong.gov.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét