Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Hàng Buồm

Hàng Buồm
(du lich) - Phố dài 300 mét, đi từ phố Đào Duy Từ đến phố Hàng Ngang. Nguyên là đất phường Hà Khẩu, đầu thế kỷ 19 thuộc về tổng Tả Túc huyện Thọ Xương.

Từ lâu tại kinh đô Thăng Long, triều đình phong kiến đã qui định luật lệ cư trú và địa điểm cư trú cho người nước ngoài, chủ yếu là Hoa kiều, nơi đó là phường Diên Hưng. Phố người Hoa kiều này, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi gọi là phường Đường Nhân (phố người Tàu) bán áo diệp.

Đại Nam nhất thống chí gọi là phố Việt Đông. Như vậy Hàng Buồm ban đầu chưa phải là nơi tập trung của Hoa kiều; họ ở phố Việt Đông (nay là Hàng Ngang) rồi ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (Lãn Ông) rồi đến Hàng Buồm. Nghề sở trường của họ là buôn bán mà Hà Khẩu - tên cũ là Giang Khẩu - lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá với các địa phương, nên đã trở thành khu vực cư trú chính của họ.

Chắc chắn sự có mặt của Hoa thương ở Hàng Buồm rất sớm và phố này bắt đầu thành một phố Tàu có lẽ từ thế kỷ thứ 19.
Hàng Buồm, Du lịch, pho co ha noi, du lich, canh dep, anh dep, pho Hang Buom

Phường Hà Khẩu khởi thuỷ là thôn xã Việt Nam, cư dân ở đây sát bên sông Nhị và trên bờ sông Tô Lịch hầu hết sống bằng nghề liên quan đến sông nước; người phố Hàng Buồm mua nhiều nguyên liệu cói của thuyền buôn Sơn Nam Hạ, họ có nghề làm và bán các hàng cói đan như bị, giỏ, chiếu, buồm và một thứ mành mành buồm cũng đan bằng cói, có nẹp tre, những nhà có người mắc bệnh đậu mùa mua về che vào cửa.

Khi người Pháp đặt chân lên Bắc Kỳ (năm 1872), lái buôn Jean Dupuis đem lính thổ phỉ Cờ Vàng và lính Tàu Vân Nam ngang ngược vào Hà Nội làm việc buôn bán trái phép, thì Hàng Buồm đã đông nhà buôn Hoa Kiều, họ buôn bán lớn, đã có nhà Hội Quản. Nhiều tên lái buôn người Hoa bất chấp luật pháp của triều đình, lén lút cung cấp hàng hoá, lương thực cho Jean Dupuis; rồi từ giao dịch trái phép đến giúp đỡ làm gián điệp tiếp tay cho quân xâm lược. Đã thế quan lại Hà Nội lại dùng đám hoa thương làm chung gian để thương lượng với địch. Hội Quản Hàng Buồm là nơi gặp mặt của đại biểu hai bên.

Vì thế mà những năm biến động 1873 và 1882, Hà Nội trải mấy phen binh hoả, quân Pháp hai lần hạ thành trì, chúng đánh nhau với quân Cờ đen ngay trong thành phố Hà Nội sau vụ Cầu Giấy tháng 5/1882, các phố của người Việt Nam ít nhiều đều bị đốt phá cướp bóc, riêng chỉ có mấy phố của người Hoa Kiều vẫn được an toàn nguyên vẹn. Hoa kiều được quan Pháp bảo vệ để làm chỗ dựa, Hoa kiều được quân Cờ đen nể nang vì cùng giống người Tàu; bọn giặc đứa nào muốn phá nhà cướp của cũng nhằm vào phố xá Việt Nam, ở đó dân chúng đã chạy loạn bỏ nhà về quê. Khu người Tàu ở Hàng Ngang - Hàng Buồm, vẫn giữ được cái cảnh đông vui ồn ào. Họ có cổng dựng chắc chắn ở đầu phố, có người canh gác ban đêm.

Những năm đầu thời kỳ Tây mới đến Hà Nội, họ chưa xây dựng được gì, thì nhà Hội Quản Hàng Buồm thường được bọn quan chức Pháp mượn làm chỗ hội họp, tiếp tân khi có đại lễ; họ thuê rạp hát Hàng Cót của người Tàu để diễn kịch.

Hoa thương lợi dụng tình hình chính trị và xã hội, làm giàu nhanh chóng; họ ở chật cả Hàng Buồm; họ biến Hàng Buồm thành một “phố khách”. Người Việt Nam gốc trong phố phải dọn nhà dần sang phố khác ở, nhượng lại cho Hoa kiều có nhiều điều kiện kinh tế hơn.

Phố Hàng Buồm được nhiều người nhớ vì nơi đây có đền Bạch Mã ở số nhà 76 hiện nay. Theo truyền thuyết thì đền này do Cao Biền lập nên trong thời gian cai trị nước ta, sau một lần thần Long Đỗ hiện lên làm y hoảng sợ. Khi xây dựng, đền gọi là đền Long Đỗ, về sau ngựa trắng từ đền đi ra giúp vua Lý Công Uẩn xây thành nên được vua đổi tên là đền Bạch Mã.

Đất Hà Khẩu - Hàng Buồm xưa là quê ngoại của một nữ sĩ lừng danh, Hồng Hà Đoàn Thị Điểm. Bà là một trong những nữ sĩ lừng lẫy nhất văn đàn cho đến nay, ngoài ra còn nổi tiếng với giai thoại về câu đối khiến cho Trạng Quỳnh cũng bó tay: Da trắng vỗ bì bạch! Không biết những người yêu thích và thường tham gia mục Mất Giấc Ngủ Trưa của Cười 24H có ai từng thử đối câu này chưa?

Thời Pháp thuộc, phố đã có tên “rue des Voiles”, nghĩa là “phố Hàng Buồm”!

Trần Nhật Jap - tổng hợp (24H.COM.VN)

Phố Hàng Buồm xưa chuyên bán các loại buồm, đó là những buồm được may bằng vải hay đan bằng cói dùng cho thuyền bè. Đây cũng là một trong số nơi cư ngụ tập trung của người Hoa từ thế kỷ XVII Thăng Long.


Kiến trúc cổ tại số nhà 22, nơi thành lập
Hội quán Quảng Châu.

Cửa hàng thịt quay nổi tiếng Hà Nội đã tồn
tại trên một thế kỷ ở phố Hàng Buồm.

Khách nước ngoài mua sắm các sản phẩm
trên phố.
Phố có chiều dài 300m, thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Xưa là đất phường Hà Khẩu nằm cạnh cửa sông Tô Lịch, thông với sông Hồng. Trước năm 1954, phố mang tên tiếng Pháp là “Rue des Voiles”, sau 1954 chính thức đổi thành tên tiếng Việt là phố Hàng Buồm. Cư dân phường Hà Khẩu xưa hầu hết sống bằng nghề liên quan đến sông nước. Bởi vậy, sản phẩm ngày trước của phố là các loại bị, túi, vỉ buồm, chiếu buồm... đan bằng mây, cói. Nguyên liệu được các thuyền chở vào tận sát phố và cũng các thuyền ấy chở sản phẩm đi các khu vực khác. Từ lâu đời tại kinh đô Thăng Long, triều đình phong kiến đã qui định luật lệ cư trú và địa điểm cư trú cho người nước ngoài, chủ yếu là Hoa kiều, nơi đó là phường Diên Hưng. Phố Hoa kiều này, sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi gọi là phường Đường Nhân (phố người Tàu). "Đại Nam nhất thống chí" gọi là phố Việt Đông. Như vậy Hàng Buồm ban đầu chưa phải là nơi tập trung của Hoa kiều; họ ở phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang) rồi ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (phố Lãn Ông) rồi đến Hàng Buồm. Nghề sở trường của họ là buôn bán mà Hà Khẩu lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa với các địa phương nên đã trở thành khu vực cư trú chính của họ. Cũng từ đó, Hội quán Quảng Đông được xây dựng ngay trên phố, nay nơi này là ngôi trường mẫu giáo.

Đoạn đầu phố có nhiều cửa hàng chuyên doanh các loại bánh, mứt, kẹo.
Trên phố Hàng Buồm có ngôi đền Bạch Mã nổi tiếng nằm ở số nhà 76. Đền thờ Long Đỗ thần quân Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Bạch Mã cũng chính nơi được coi là vị thần đặc biệt quan trọng trong thần điện của Quốc đô Thăng Long, là một trong “Thăng Long tứ trấn”. Đền Bạch Mã là công trình kiến trúc khá lớn, xây dựng theo hướng Đông Nam , sát hè phố, mặt bằng tổng thể có các công trình trên trục chính gồm: nghi môn, phương đình, tiền tế, trung tế và hậu cung.
Ngày nay, trên phố Hàng Buồm có nhiều cửa hàng bán bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí, các loại rượu bia, nước giải khát...phong phú, đa dạng. Đây là con phố buôn bán sầm uất của Hà Nội.
Bài: Trần Trí Công - Ảnh: NamSương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét