Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Phố xưa Hàng Vải

Phố Hàng Vải thuộc phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), dài khoảng 236 mét từ ngã tư phố Thuốc Bắc, Lãn Ông tới phố Phùng Hưng.


Cụ Nguyễn Thị Bích
79 năm sống ở phố
Hàng Vải.


Hàng Vải là một trong những điểm chính của
du lịch phố cổ Hà Nội.


Sinh viên mỹ thuật
Helvi, ngườiAustralia ,
ký họa phố Hàng Vải.
Phố Hàng Vải thuộc phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), dài khoảng 236 mét từ ngã tư phố Thuốc Bắc, Lãn Ông tới phố Phùng Hưng.
Vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX, phố Hàng Vải là một trong những con phố gần chợ Đông Thành (tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương) xưa kia. Đường phố buôn bán sầm uất, với đủ các mặt hàng tiêu dùng, hàng vải, đồ dùng trong nhà. Khi không còn chợ ở đây nữa thì tại phố đó vẫn mở những cửa hàng bày những mặt hàng theo truyền thống cũ, giấy bút, vải... Về sau qua nhiều thời kỳ phát triển của nền kinh tế Hà Nội thì hàng hóa phong phú đa dạng, nhiều thứ mới nhập cảng của Pháp, của Hương Cảng, của Nhật, tuy nhiên mặt ngoài cửa hàng vẫn như cũ làm cho đường phố có vẻ không mấy thay đổi.
Để dễ dàng nhận diện phố hơn, có thời người Kẻ Chợ đã gọi phố Hàng Vải là  Hàng Vải Thâm vì khác với Hàng Đào bán lụa tơ, phố bán vải nhuộm nâu cho người lao động. Gọi là Hàng Vải Thâm nhưng tại đây lại bán các thứ vải tấm, tức là vải khổ nhỏ do khung cửi cổ truyền dệt ra nên khổ vải chỉ dài độ hai gang tay do Kẻ Bưởi sản xuất. Phố này có tính chất buôn bán  hàng nội hóa thủ công nên những chủ cửa hàng trong phố ít người giàu có; nhà ở của họ vẫn chỉ là những ngôi nhà cổ của gia đình buôn bán nhỏ, không có mấy sự thay đổi. Tuy nhiên lại có những người nhiều tiền ở phố khác mua được nhà đất ở đây xây dựng lại thành nhà mới có gác cao, hiện đại hơn để mở những cửa hàng lớn.
Tuy phố Hàng Vải hiện nay không còn sinh hoạt phường hội

Nghề làm tre, trúc đã thay thế hoàn toàn phường vải xưa.
kiểu ngày xưa nữa; trong phố không có nhà nào bán vải, nhưng nét phố, khung cảnh phố còn được gìn giữ. Mặt hàng chuyên doanh về tre trên phố ngày càng được phát triển đa dạng và phong phú, từ tre trong kiến trúc, xây dựng, cho tới tre trong nội thất, sinh hoạt hàng ngày đều được gia công, thiết kế tại đây. Những biển hiệu như: Nghĩa Dũng, Trọng Sơn, Đức Trang… đã sờn qua nhiều thập kỷ, những hàng tre hai bên phố được xếp ngay ngắn, cao vút, nối tiếp nhau tạo thành một con phố tre giữa lòng khu phố cổ.
Chị Helvi Apted người Australia, đã lần thứ ba tới Hà Nội, thổ lộ: “Phố lạ quá, nét dân gian trong phố của Thủ đô vẫn còn, người đẹp, phố đẹp…” và lần này Helvi Apted quyết định ghi lại những cảm xúc của mình vào tác phẩm hội họa.
Bài: Trần Trí Công - Ảnh: Đinh Công Hoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét