Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Những con đường đẹp nhất Sài Gùn:


Dulichbui's Blog - Quận 2 là một quận mới của thành phố. Chỉ mới thành lập được 10 năm (1/4/1997) nhưng bằng sự nổ lực của chính người dân Quận 2 và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên bộ mặt Quận 2 đã có nhiều sự đổi khác so với trước.Nếu như trước đây toàn bộ diện tích của Quận 2 chỉ là lau sậy thì giờ đây nhiều ngôi biệt thự, nhiều con đường đẹp đã được mọc lên.

Trong tương lai, theo chính sách phát triển của TP.HCM thì Quận 2 sẽ trở thành trung tâm thành phố mới. Chúng ta hãy chờ xem sự phát triển của Quận 2 trong thời gian tới.
Quay trở lại với bài viết về “Những con đường đẹp nhất Sài Gòn” Lâm xin mới các bạn hãy cùng đến với một con đường nằm trong khu biệt thự màu hồng ở P.Thảo Điền, Q.2 – đường Nguyễn Văn Hưởng.
Con đường Nguyễn Văn Hương nằm tọa lạc ngay bên bờ sông Sài Gòn, chiều chiều với chiếc xe đạp nhỏ bạn có thể dạo mát trên con đường này để ngắm dòng sông lúc hoàng hôn và có thể ngắm những ngôi biệt thự màu hồng được xây dựng theo kiểu kiến trúc của Phương Tây kết hợp với nét kiến trúc của Phương Đông tạo cho nơi đây có cái gì đó vừa lạ lẫm vừa thân quen.
 

Những con đường đẹp nhất Sài Gùn: Đại lộ Nguyễn Văn Linh







View Larger Map

Dulichbui's Blog - Nằm trong loạt bài "Những con đường đẹp nhất Sài Gùn", Dulichbui's blog xin gửi đến các bạn một số hình ảnh về con đường được xem là "đẹp nhất Việt Nam" trong vài năm tới... Bạn thử xem một số hình ảnh của nó xem có xứng với mệnh danh đó không nhá!
Con đường mà chúng tôi muốn nói là Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7 - Tp.HCM)
Công trình vinh dự mang tên Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh được xem là con đường đẹp nhất Việt Nam khi hoàn thành, đại lộ 10 làn xe nối liền các quận huyện trong TPHCM và xuyên suốt Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Ngay từ khi mới được khởi công, Đại lộ Nguyễn Văn Linh đã nhận được nhiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư là Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng cũng như các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng Nam TPHCM. Trong suốt quá trình xây dựng, con đường này đã nhận được những tên gọi ý nghĩa như đường Bình Thuận, đường Bắc Nhà Bè-Nam Bình Chánh, Đại lộ Nam Sài Gòn.
Các nhà đầu tư của Tập đoàn CT&D đã nhìn rõ thời cơ và họ đã quyết định táo bạo là đổ tiền bạc, công sức vào công trình này. Việc đầu tư xây dựng Đại lộ Nguyễn Văn Linh góp phần giải quyết ách tắc giao thông của TPHCM. Đây là trục giao thông chính của khu đô thị Nam Sài Gòn. Đại lộ Nguyễn Văn Linh góp phần giải tỏa tình trạng ứ đọng xe trên tỉnh lộ 15, đường Nguyễn Tất Thành, đồng thời phục vụ việc vận chuyển hàng hóa vào ra trung tâm thành phố, Khu chế xuất Tân Thuận, Cảng Sài Gòn…
Đại lộ Nguyễn Văn Linh trở thành huyết mạch giao thông nối liền phía Tây (quốc lộ 1A và đường cao tốc TPHCM đi Trung Lương) với phía Đông (cầu Phú Mỹ vượt sông Sài Gòn sang quận 2 đi các tỉnh miền Đông). Đại lộ Nguyễn Văn Linh là công trình hạ tầng lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất mà Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã thực hiện. Con đường đẹp như một dải lụa dài 17,8km, có 10 làn xe, rộng 120m, được đầu tư hơn 79 triệu USD. Để vượt qua một vùng địa hình có nhiều sông lạch, đại lộ có nhiều cây cầu mà tổng chiều dài của chúng là 3.146m.
Điều đáng lưu ý là trong 10 cây cầu thì có 3 chiếc được xây dựng theo kiểu vòm bê tông cốt thép, có khẩu độ nhịp giữa là 100m đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, do không có trụ cầu dưới sông, đồng thời tăng vẻ mỹ quan đô thị. Cần Giuộc, Xóm Củi và Ông Lớn là 3 cây cầu dạng vòm lần đầu được xây dựng tại Việt Nam theo công nghệ của Thụy Sĩ.
Bất cứ ai đã từng đến vùng đầm lầy hoang sơ của huyện Nhà Bè và Bình Chánh xưa cách đây 15 năm thì bây giờ hẳn sẽ ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của vùng đất nay đã thành khu đô thị mới văn minh hiện đại. Đại lộ thênh thang, lộ giới thật xứng đáng với tầm vóc đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đây là đòn bẩy phát triển của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Trích báo SGGP)
Một phần đại lộ chụp từ vệ tinh (chụp từ Google Maps)

Đại lộ Nguyễn Văn Linh năm 1997
Đại lộ Nguyễn Văn Linh trong..bản thiết kế
Một góc ngày nào
Một góc của ngày nay

Khu dân cư Phú Mỹ Hưng

Chiều và tối

Ảnh: Internet


Những con đường đẹp nhất Sài Gòn: Đường Nguyễn Huệ






Dulichbui's Blog - Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của Đường Nguyễn Huệ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004. Khi ấy, con đường Nguyễn Huệ - một trong những con đường đẹp và đắt đỏ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trải dài từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Bác Hồ đến Bến Bạch Đằng, với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất, biến thành một đường hoa rực rỡ, thu hút rất nhiều khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen thuộc cho những vị khách du xuân.
Lịch sử
Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner. Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng).
Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này. Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó. Cho đến cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố.
Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được bố mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.
Nay
Mười năm gần đây, thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23 tháng 9. Chợ hoa Nguyễn Huệ không còn nữa. Chợ hoa ở Công viên 23 tháng 9 vẫn tấp nập đông vui, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuối cái cảm giác dạo bước ở chợ hoa Nguyễn Huệ, nơi mà mỗi năm chỉ một lần được đi bộ ở làn xe giữa trên con đường 3 làn xe đẹp nhất thành phố này, nơi mà hoa trải dài hai bên lối đi, nằm lọt giữa hai làn xe đông vui và hai dãy nhà cao tầng ở hai bên.
Từ Tết Giáp Thân, năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ
Tương lai
Dự kiến trong tương lai gần đường Nguyễn Huệ sẽ trở thành “phố đi bộ” của người dân thành phố.

(Tham khảo wikipedia)
Đường Nguyễn Huệ nhìn từ bản đồ
Đường Nguyễn Huệ những năm 60-70-80
Đường Nguyễn Huệ thường ngày

Và ... đêm giao thừa
...Tết




Đường Nguyễn Huệ về khuya ... một góc lặng
Dulichbui's Blog (tổng hợp từ Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét