Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Nổi tiếng như món ngon phố Hội

 

ng với khu phố cổ nổi tiếng, các món ăn ở đây cũng được khách du lịch nước ngoài đánh giá là ngon nhất Thế giới. Mời bạn thêm một lần "nghía" qua các món ăn nơi đây.

Cơm gà, bánh ít, bánh vạc, cao lầu, mì quảng... bạn đã biết những cái tên món ngon trong phố cổ Hội An. Hãy đến và nếm thử để có những cảm nhận thực sự về các món ăn độc đáo tại đây.
1. Mỳ Quảng
Người Quảng Nam cho rằng : một món ăn ngon đâu phải từ vị giác mà một món ăn ngon phải mang được tấm lòng của người chế biến và sự cầu kì của từng công đoạn chế biến. Những nguyên liệu phải được lấy từ chính đất Quảng Nam. Một nồi nước dùng ngon là nồi nước dùng được ninh bằng sương gà đã được tẩm ướp kĩ.
Một bát mỳ Quảng được trình bày với nhiều hưong vị khác nhau tuỳ theo sở thích của người chế biến và yêu cầu của người thưởng thức. Nhưng có một thứ không thể thiếu đó chính là rau sống. Rau sống thường là những thứ rau thơm thái nhỏ có kèm theo bắp chuối, rồi lát một lớp mỏng cuống dáy bát.
Sau đó cho những sợi mỳ lên trên cùng với nhứng miếng thịt gà, thịt heo hay tôm béo ngậy, rắc thơm hạt điều rồi chan thứ nước dùng đã được ninh từ xương gà. Mì Quảng ngon bán tại quán bà Minh, khu Cẩm Hà hay trong chợ Hội An, đầu phố Trần Phú.

2. Cao lầu
Để tạo nên món cao lầu chính hiệu phố cổ, gạo thơm phải đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi ngoài đảo Cù lao Chàm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô.
Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ của người Chăm mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Cuối cùng phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy hết vị thơm ngon.
Trộn đều nước thịt xá xíu với nhúm giá chần tái vào đám sợi cao lầu vàng màu nghệ, cao lầu cho cảm giác sựn sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

3. Bánh đập
Người bán hàng bê đĩa bánh lên, tôi ngơ ngác không hiểu vì sao gọi là bánh đập. Vẫn là thứ làm bằng bột gạo xay nhuyễn, tráng trong lò, rồi bánh được phơi, nướng. Hành khô thái nhỏ, phi dầu cho đến lúc vàng giòn.
Tương ớt thì làm bằng ớt đỏ tươi luộc chín, băm nát rồi xay thành tương. Bát nước chấm vừa có vị cay của ớt, hương thơm của hành và đặt biệt là mùi vị đặc trưng của mắm cái nguyên chất xứ Quảng.

Món bánh đập nổi tiếng nhất Hội An là bánh đập Bà Già với bánh tráng nướng, được tráng cực kỳ mỏng bằng loại gạo dẻo thơm ngon, rồi mang đi phơi khô và nướng trên bếp than đỏ lại được chấm với chén nước mắm nguyên chất từ cá cơm Cửa Đại.
Bánh tráng đập chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ.
Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm, tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, rẻ tiền nhưng được nhiều người ưa chuộng.

4. Hến trộn
Hến Cẩm Nam từ lâu đã thành một món quen thuộc, có mặt hàng ngày trong các bửa ăn của những gia đình bình dân cũng như khá giả ở phố Hội An. Vị dai dai, ngọt ngọt của hến với vị cay cay của ớt, của hành làm say lòng bất cứ du khách nào dù khó tính đến đâu.
Đi qua cây cầu Cẩm Nam chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này : “chè bắp, bánh đập, hến xào”.

5. Bún cuốn thịt nướng
Lát bánh đa nem cắt làm tư mỏng tang, rau xanh mướt, miếng thịt vừa nướng chín tới thơm phức vàng ruộm, cuộn tròn cùng với giá, chuối xanh và một chút ớt đỏ, chấm với món tương đặc trưng, vậy là món ăn ngon lành đã xong.
Món rau xanh mướt với đủ loại xà lách, rau mầm, giá, rau tía tô và húng chó. Ăn ghém cùng với lát bánh phở cắt vuông vức trắng muốt, những lát chuối xanh chát. Khi cuốn bánh tráng, lấy chiếc bánh đa nem, gói cùng với bánh phở, rau xanh và thịt lợn nướng cuộn tròn, chấm với món tương vậy là thành bữa ăn trưa đơn giản mà cực kì ngon lành.
Những gánh thịt nướng chỉ bán vào buổi trưa, rong ruổi trên những đường ngang ngõ tắt của phố nhỏ, có thể dừng lại trên bất cứ vỉa hè nào, hợp với cả những cô bé cậu bé học sinh đến những du khách hiếu kì với món ăn. Giá của món ăn này là 3.000 đồng cho một xiên thịt nướng. Từ phố Trần Phú cho đến góc đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, dễ dàng bắt gặp hàng thịt nướng thơm phức.
6. Cơm gà

Gạo tẻ được vo sạch, để ráo. Gà được cho vào luộc chín, khi luộc cho vào nước luộc gà một ít bột nghệ. Nước luộc gà dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Cơm chín, trộn phần tim, mề, gan vào cơm rồi dọn kèm dưa cải chua, xà lách, dưa leo, cà chua, hành tây ngâm giấm chua ngọt.
Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Cơm gà được bán nhiều trên các ngả phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở các đường Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Lê Lợi... với các quán cơm và gánh cơm nổi tiếng như cơm gà bà Buội, cơm gà bà Minh, cơm gà kiệt Cika...

7. Bánh ít lá gai, bánh bao, bánh vạc
Bánh ít lá gai có vỏ bọc làm bằng bột nếp trộn đường và nước lá gai để có màu đen bóng. Nhân bánh bằng đậu xanh, có màu vàng. Bánh susê nguyên liệu như bánh ít, nhưng không sử dụng với lá gai mà trộn với nước cốt dừa, điểm trang thêm bằng cơm dừa bào sợi nhỏ. Cả bánh ít lá gai và bánh susê đều được bọc bằng lá chuối vẫn giữ màu xanh ngắt. Nhìn bên ngoài, bánh gói có chóp nhọn là bánh ít lá gai, chóp bánh bẹt hơn một chút là bánh susê.

Bánh bao bánh vạc còn có tên gọi khác là bánh bông hồng trắng. Đĩa bánh với những chiếc nho nhỏ, xinh xinh tựa như những đóa hồng trắng được điểm xuyết chút màu xanh của rau, chút đỏ hồng của ớt đã khơi gợi trí tò mò của không ít du khách. Lò bánh bao bánh vạc chính gốc ở Hội An là ở 533 Hai Bà Trưng (Nhị Trưng). 
8. Bánh rán hàng rong
Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.

9. Bánh Đậu Xanh
Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại. Những chiếc bánh đậu xanh ở đây có dáng hình tròn hoặc vuông. Đặt biệt là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt.
Đây chính là sản phẩm độc đáo của phố Hội và thật đáng tiếc cho ai đến Hội An mà bỏ qua dịp để nếm thử những chiếc bánh in nầy. Chúng vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm, vừa giòn. Chúng đã góp phần tôn vinh truyền thống ẩm thực vốn có của cư dân nơi đây.
Trông đĩa hến trộn thật hấp dẫn từ con hến bé tí đến cộng rau, cộng hành xanh xanh và mít non trắng xắt mỏng. Cái vị dai dai, ngọt ngọt của hến gặp vị thơm, béo của những tép hành hương giòn tan, mùi đậu phụng rang thơm phức, cay của rau húng, ớt hoà cùng những sớ mít chín mềm ngọt đã làm món hến trộn Cẩm Nam trở nên độc đáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét