Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Vọng Lục Bộ: Không gian quán độc đáo đậm chất xứ Huế

Chỉ cách cửa Hiển Nhơn (Đại Nội) 5 phút đi bộ, Không gian văn hóa Lục Bộ (Vọng Lục Bộ)như một không gian Huế thu nhỏ lại với nét trong trẻo, yên tĩnh đặc trưng của vùng đất cố đô.
Không gian văn hóa Lục Bộ tọa lạc ở 79 đường Nguyễn Chí Diểu, phường Thuận Thành, TP Huế
Tọa lạc ở 79 đường Nguyễn Chí Diểu (TP Huế) ngày nay, Vọng Lục Bộ dưới thời vua Thành Thái vốn là nơi làm việc của Thượng thư bộ học và thời Tự Đức làmPhủ phụ chính đại thần, nơi làm việc của Hội đồng gồm một số hoàng thân quốc thích hoặc các đại thần có uy quyền quản lý triều chính tạm thời khi vua vắng mặt, ốm đau hoặc băng hà chưa kịp có người nối ngôi, hoặc vua còn nhỏ tuổi chưa chính thức trị vì đất nước. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì Vọng Lục Bộ chính là khu công sở quy mô lớn nhất nằm ngoài Hoàng cung được xây dựng trong Kinh thành Huế.
 
Nay thì nó trở thành một điểm đến đón chào khách du lịch thăm quan, thưởng thức không chỉ thức uống hiện đại, mà còn vừa nhâm nhi những tách trà thơm ngon vừa đắm mình trong giai điệu du dương của vùng đất cố đô.
 
Hoa sen giấy nhìn như thật qua bàn tay của nghệ nhân
 
Cũng tại địa điểm này, du khách có thể “mục sở thị” khám phá một số nghề truyền thốngnổi tiếng ở Huế như: Phấn nụ Cung đình, rượu làng Chuồn, tranh sơn mài…Không chỉ nhìn, du khách cũng sẽ được tận tay làm nên những sản phẩm riêng có ở Huế như cùng nghệ nhân ủi lá, xếp vành, lợp lá, khâunón bài thơ, vẽ diều Huế hay tự tay làm ra hoa giấy Thanh Tiên… Các chương trình này diễn ra hằng ngày (trừ thứ hai) từ 13h30-18h với chi phí 90.000 đồng/người (đã bao gồm: thuyết minh Anh/Pháp, cà phê/giải khát, tặng phẩm lưu niệm).
 
Trải nghiệm các công đoạn ủi lá, xếp vành, lợp lá, khâu… để làm ra một chiếc nón lá đậm tình xứ Huế.
 
Cùng với các ông Đồ trở về với không gian xưa với việc cho chữ.
 
Được nhìn, được làm, tất nhiên du khách cũng được giới thiệu và thưởng thức 2 ngự phẩm của cung đình triều Nguyễn: Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà vàHoàng Triều Ngự Tửu.
 
Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà là loại trà thượng hạng xưa do Thượng Trà Viện đảm trách việc sao ướp. Trà sử dụng những loại chè mộc thơm ngon nhất từ khắp vùng miền đưa về kinh theo chỉ dụ của nhà Vua. Trà được ướp hương hoa sen trong hồ Tịnh Tâm và các ao hồ, hệ thống hào trong kinh thành Huế. Do tính chất khác biệt của thổ nhưỡng, sen ở đây có mùi thơm rất đặc trưng, tạo nên dòng trà đệ nhất chỉ dùng riêng trong hoàng tộc triều Nguyễn. Trà được ủ lần đầu bằng hoa sen trắng đang nở trên hồ. Những lần tiếp theo tách lấy gạo sen để ướp và sấy. Công đoạn này lặp lại 7 lần mới tạo thành Liên Hoa Trà hảo hạng, độc đáo dâng cho nhà Vua dùng.Trà vị thanh dịu, kèm thêm bánh trái cây ngũ sắcngọt nhẹ mà không gắt, tạo nên tổ hợp hoàn hảo cho những sáng trong trẻo hay chiều buông nắng ở vùng đất này.
 
Nhân viên đang chuẩn bị Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà. Thật thú vị khi Nhâm nhi tách trà thơm ngon ăn cùng với mứt gừng, vừa đắm mình trong không gian xưa và nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, cuốn hút.
 
Hoàng Triều Ngự Tửu là loại dược tửu nổi tiếng của vùng đất Cố đô xưa, được các vị vua chúa, quan lại ngày xưa rất thích dùng. Đây là loại rượu đặc biệt riêng có của thôn An Truyền (tên xưa gọi là làng Chuồn). Rượu được chưng cất từ gạo lứt đỏ trồng tự nhiên ở vùng nước ngập mặn của làng, sản lượng rất hạn chế nhưng hàm lượng dinh dưỡng hơn hẳn những loại gạo thông thường.Rượu có hương vị rất riêng biệt nhờ được chưng cất bằng nguồn nước ven đầm phá Tam Giang với men truyền thống đặc chế riêng, và được ngâm với toa thuốc bổ Minh Mạng Thang nổi tiếng.
 
Các em nhỏ được trải nghiệm làm bánh trái cây ngũ sắc, một loại bánh đặc trưng của Huế
 
Bên cạnh không gian văn hóa truyền thống, Vọng Lục Bộ còn có một không gian rất Tây và cũng rất đời: sân chơi chim cảnh Lục Bộ. Nếu may mắn, vào những dịp đặc biệt khi ghé Vọng Lục Bộ, du khách có thể tham gia hội thi chim, thưởng thức tài nghệ của hàng trăm chú chim chào mào thi nhau khoe giọng, lúc trầm lúc bổng, trong trẻo đến lạ thường. Tiếng hót của chim chào mào khơi gợi lên không gian thanh bình yên ả của làng quê làm cho người thưởng thức ngẩn ngơ. Và phải chăng chính vì lí do đó mà người Huế gọi loài chim này bằng một cái tên rất thân thiết là chim Miều.
 
Sân chơi chim cảnh sinh hoạt từ 5h30 sáng mỗi ngày, định kỳ tổ chức thi 1lần/1 tháng.
 
Thực tế, sau năm 1975, do được sửa chữa nhiều lần để phù hợp với công năng sử dụng, công trình đã không còn nguyên trạng, thậm chí nhiều phần đã không còn bóng dáng. Nhưng với những gì còn lại và được phục dụng, những nét đặc sắc về cơ bản vẫn được giữ lại, đủ để mang lạisự thư thái, nhẹ nhàng cho những tâm hồn muốn vọng về một ký ức rất xưa.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét