Hùng Phiên
(Dân Việt) Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau.
Là địa bàn giáp phía đông Tây Nguyên và không xa vùng đồng bằng nên các huyện miền núi Phú Yên có nhiều loại đặc sản phong phú, hấp dẫn.
Canh bồi “bá đạo rau rừng”
Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau. Ban đầu, người Ê Đê chỉ nấu với rau rừng, sau đó, bất cứ loại rau gì trồng quanh nhà cũng có thể đưa vào nồi canh bồi. Để nấu món này, đem ngâm gạo khoảng 1 giờ, để ráo nước rồi giã nhuyễn cùng một nắm lá xanh (một loại rau rừng), sau đó cho nước vào nấu sôi, khoấy đều. Tiếp đó, cho đọt khổ qua rừng, đọt ớt, đọt bí, bầu, mướp, lá vong, rau bép, dền, ngót, cải, măng tươi... vào nồi, trộn đều. Khi tất cả đã chín thì cho muối, ớt tươi vào nồi bắc xuống ăn kèm với muối é hoặc với cơm.
Nấm khoang nấu ớt rừng
Nấm khoang rất thơm và ngọt nên chỉ cần xào nấu đơn giản, món ăn làm từ nấm khoang vẫn có thể làm thực khách “mê mệt”.
Với món nấu mẳn (canh hơi mặn), chỉ cần rửa sạch những búp nấm khoang, nấu sôi nhanh trong ít nước với chút muối ớt, bông nhím, lá é trắng, hoặc lá gừng. Bà Hờ Lan (ở huyện Sông Hinh) cho biết: “Khi hái và chế biến nấm không nên dùng dao, vì “hơi dao” sẽ làm nấm mất ngon. Phải là hiểm (ớt xiêm rừng) thì nấm khoang nấu mẵn mới cay thơm, mới đã”.
Canh lá sắn
Đây là món khoái khẩu của đồng bào Ba Na, Ê Đê ở Phú Yên. Đọt sắn non đem rửa sạch cho vào cối đá giã nát, vắt bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi. Nấu kèm lá sắn với cà đắng (hoặc cà dĩa, cà pháo) thêm bông đu đủ đực, măng tươi, dăm trái ớt hiểm xanh. “Đạm” đi kèm chỉ cần nhúm cá cơm khô, vài con cá suối; sang hơn thì vài miếng khô bò gác bếp, mực khô, thịt heo ba chỉ,… Tất cả rau, ớt và “đạm” cho vào nồi với nước xăm xắp rồi bắc lên bếp. Khi canh sôi mở nắp một lúc cho lá sắn thoát bớt mùi, rồi lại đậy nắp, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong.
Canh bồi “bá đạo rau rừng”
Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau. Ban đầu, người Ê Đê chỉ nấu với rau rừng, sau đó, bất cứ loại rau gì trồng quanh nhà cũng có thể đưa vào nồi canh bồi. Để nấu món này, đem ngâm gạo khoảng 1 giờ, để ráo nước rồi giã nhuyễn cùng một nắm lá xanh (một loại rau rừng), sau đó cho nước vào nấu sôi, khoấy đều. Tiếp đó, cho đọt khổ qua rừng, đọt ớt, đọt bí, bầu, mướp, lá vong, rau bép, dền, ngót, cải, măng tươi... vào nồi, trộn đều. Khi tất cả đã chín thì cho muối, ớt tươi vào nồi bắc xuống ăn kèm với muối é hoặc với cơm.
Độc đáo món canh làm từ lá sắn, hoa đu đủ, măng rừng. ảnh: T.L
Ông Ma Kha cho biết, canh bồi còn được nấu với thịt bò, heo để bồi bổ sức khỏe người già, người mới bệnh dậy. Nấm khoang nấu ớt rừng
Nấm khoang rất thơm và ngọt nên chỉ cần xào nấu đơn giản, món ăn làm từ nấm khoang vẫn có thể làm thực khách “mê mệt”.
Với món nấu mẳn (canh hơi mặn), chỉ cần rửa sạch những búp nấm khoang, nấu sôi nhanh trong ít nước với chút muối ớt, bông nhím, lá é trắng, hoặc lá gừng. Bà Hờ Lan (ở huyện Sông Hinh) cho biết: “Khi hái và chế biến nấm không nên dùng dao, vì “hơi dao” sẽ làm nấm mất ngon. Phải là hiểm (ớt xiêm rừng) thì nấm khoang nấu mẵn mới cay thơm, mới đã”.
Canh lá sắn
Đây là món khoái khẩu của đồng bào Ba Na, Ê Đê ở Phú Yên. Đọt sắn non đem rửa sạch cho vào cối đá giã nát, vắt bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi. Nấu kèm lá sắn với cà đắng (hoặc cà dĩa, cà pháo) thêm bông đu đủ đực, măng tươi, dăm trái ớt hiểm xanh. “Đạm” đi kèm chỉ cần nhúm cá cơm khô, vài con cá suối; sang hơn thì vài miếng khô bò gác bếp, mực khô, thịt heo ba chỉ,… Tất cả rau, ớt và “đạm” cho vào nồi với nước xăm xắp rồi bắc lên bếp. Khi canh sôi mở nắp một lúc cho lá sắn thoát bớt mùi, rồi lại đậy nắp, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét