Đây là căn biệt thự được nhiều người biết đến nhất với biệt hiệu "căn nhà ma"ẢNH: LÊ LÂM
Trong quá trình khai thác cao su, người Pháp đã xây dựng một khu vui chơi nghỉ dưỡng ở vùng đất tựa như Đà Lạt thu nhỏ. Nhiều căn biệt thự đã được xây cất tại đây nhưng đến hiện nay đã nửa còn nửa mất.
Trung tâm Văn hóa Suối tre (nằm ở xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh Đồng Nai) được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Đông”, do nơi đây từng là nơi nghỉ dưỡng, làm việc của người Pháp với những căn biệt thự trên các ngọn đồi nhấp nhô bên dòng suối trong xanh. Cùng với đó là những con đường uốn lượn bao bọc hàng ngàn cây xanh phủ bóng mát.
Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông' - ảnh 2
Một căn biệt thự nằm trên đồi cao, hai bên trồng hàng cây thông - Ảnh: Lê Lâm
Theo tài liệu lịch sử của Công ty cao su Đồng Nai, đầu thế kỷ 20, trong quá trình trồng và khai thác cây cao su ở Đồng Nai, thấy vùng đất Suối Tre địa thế đẹp, có đồi, có suối cùng khí hậu ôn hòa, người Pháp đã chọn để xây dựng khu làm việc và nghỉ dưỡng cho những ông chủ đồn điền cao su. Khu đất này nằm giáp quốc lộ 1 hiện nay, có diện tích khoảng 70ha, độ cao khoảng 150 m so với mặt biển.

Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông' - ảnh 3
Căn biệt thự này được bảo quản tốt, dùng làm nhà truyền thống của Trung tâm - Ảnh: Lê Lâm
Bà Trương Thị Ái Duyên, nhân viên phụ trách Nhà truyền thống của Trung tâm Văn hóa Suối Tre, cho hay tổng cộng trong khuôn viên trung tâm có 10 căn biệt thự của Pháp, tuy nhiên chỉ có 5 biệt thự là còn sử dụng được do thường xuyên tu bổ, sửa chữa, 5 căn biệt thự còn lại đều xuống cấp, hư hỏng nặng.


Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông' - ảnh 5
Căn biệt thự này đang dùng làm nhà nghỉ - Ảnh: Lê Lâm
Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông' - ảnh 6
Một căn biệt thự được cải tạo làm nhà nghỉ nhưng giờ đã bỏ phế - Ảnh: Lê Lâm
Kiến trúc các căn biệt thự được xây phổ biến theo kiểu nhà một trệt một lầu với nhiều gian phòng, các cửa chính và cửa sổ đều bằng gỗ, mái lợp gói. Nhà bếp được bố trí bên ngoài, tách biệt hẳn với căn biệt thự.
Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông' - ảnh 7
Một căn biệt thự bỏ hoang khác - Ảnh: Lê Lâm
Đặc biệt ở khu vực gần suối, có hai căn biệt thự được xây dựng theo phong cách hoàn toàn khác những căn còn lại, nhìn tựa như nhà sàn với không gian tầng trệt để thoáng, cầu thang lộ thiên bắt lên tầng trên.
Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông' - ảnh 8
Căn biệt thự này có kiến thức khác lạ so với những căn con lại với không gian bên dưới để thoáng, tương tự như nhà sàn của Việt Nam - Ảnh: Lê Lâm
Cũng theo bà Duyên, hiện không có tài liệu chính thức nào ghi chép lại thời gian xây dựng cụ thể của từng căn biệt thự, chỉ biết khung thời gian là vào đầu thế kỷ 20. Ngoài biệt thự, Pháp còn cho xây một nhà hàng với quán bar, hồ bơi và sân tennis để phục vụ vui chơi.
Sau năm 1975, Trung tâm Văn hóa Suối Tre được giao cho Tổng Công ty cao su Đồng Nai quản lý cho đến nay.
Lê Lâm