Bảo tồn và phát triển đàn yến hàng tại các hòn đảo trên vùng biển Côn Đảo đang là việc làm ý nghĩa của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, đồng thời đem lại hiệu quả bất ngờ cho huyện đảo xa xôi của Bà Rịa-Vũng Tàu.
Vườn Quốc gia Côn Đảo có diện tích gần 20.000ha, trong đó, diện tích rừng và đất rừng trên 14 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Sơn là gần 6.000ha; phần diện tích biển 14.000ha và vùng đệm biển bao quanh các đảo là 20.500ha.
Tại Vườn có hơn 1.400 loài sinh vật biển được ghi nhận tại Côn Đảo, trong có các loài quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu như rùa biển, bò biển (Dugong), cá heo, trai tai tượng, sóc mun, sóc đen, chuột hưu Côn Đảo, thạch sùng Côn Đảo, yến hàng...
Ngay từ khi mới thành lập, Ban Quản lý Vườn đã chú trọng đến công tác bảo tồn, phát triển các loài động vật quý hiếm, trong đó có yến hàng - một loài chim quý có tên khoa học là Collocalia germaini, được xếp vào danh mục động vật quý hiếm nhóm IIB - hạn chế khai thác và sử dụng. Tổ của chim yến hàng - một loại thực phẩm thuộc nhóm dược phẩm nổi tiếng bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.
Qua đánh giá sơ bộ, quần thể yến hàng phân bố tại Vườn Quốc gia Côn Đảo không nhiều với tổng đàn ước tính khoảng 6.000 cá thể phân bố ở 13 hang thuộc tám điểm khác nhau gồm hòn Bông Lan, hòn Thỏ, hòn Cau, hòn Tre nhỏ, hòn Tre lớn, vịnh Đầm Tre, hòn Bảy Cạnh, mũi Việt Minh. Tổng sản lượng tổ yến thương phẩm thu hoạch tại Vườn Quốc gia Côn Đảo mỗi năm hiện khoảng 16kg. Các hang yến tại Côn Đảo đều có cửa quay về hướng Đông-Đông Bắc. Yến hàng thường làm tổ hai lần từ trước Tết Nguyên đán và khoảng giữa tháng Chạp đến Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch).
Tại Côn Đảo, từ năm 1993 đến nay, Vườn Quốc gia Côn Đảo được giao nhiệm vụ bảo vệ và khai thác các hang yến hiện có. Tùy điều kiện khí hậu, thời tiết hàng năm ở Côn Đảo mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm.
Tổ yến ở đây được khai thác 2 lần/năm, lần thứ nhất vào cuối tháng 4 và lần thứ hai vào cuối tháng 8.
Chất lượng yến Côn Đảo được đánh giá tương đối cao và có giá trị tốt về y học. Qua kết quả phân tích và so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng của INVIVO labs Việt Nam, trong tổng số 30 nhân tố có trong thành phần tổ yến, thì 18 nhân tố của yến hàng Vườn Quốc gia Côn Đảo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tổ yến ở nơi khác. Điều này cho thấy quần thể chim yến hàng và tổ yến tại Vườn Quốc gia Côn Đảo rất quý, có giá trị cao về khoa học, sinh học, dược liệu và kinh tế.
Trước đây, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và khai thác theo hướng truyền thống. Từ năm 2011 đến nay, sau khi khảo sát và nhận thấy tiềm năng khai thác và phát triển, đồng thời được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã kết hợp với Vườn để thành lập Trung tâm Yến sào Côn Đảo với nhiệm vụ tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển quần thể yến hàng Côn Đảo.
Anh Nguyễn Văn Tính, Phó Giám đốc Trung tâm Yến sào - Vườn Quốc gia Côn Đảo, cho biết đến nay, đàn yến Vườn Quốc gia Côn Đảo đã được đầu tư, nâng cấp và bảo vệ tiến bộ hơn trước rất nhiều. Từ khi hợp tác với Công ty Yến sào Khánh Hòa, các hang yến đã được đầu tư hạ tầng và được đầu tư các giải pháp kỹ thuật để cải tạo lại hang, kể cả các hang mà trước đây yến không ở để dẫn dụ các đàn yến về làm tổ.
Bên cạnh đó, công tác khai thác và sơ chế tổ yến cũng được thực hiện theo đúng quy trình, kỹ thuật nên không còn bị vỡ, rách như trước đây. Các hang yến được cải tạo đạt chuẩn nên tổ yến không còn bị ẩm, mốc, đen, nước mưa cuốn trôi tổ. Công tác bảo vệ thường xuyên 24/24 cũng chống được thiên địch xâm hại tổ nên số lượng và chất lượng của đàn yến tăng cao so với những năm trước đây.
Theo người dân Côn Đảo, chim yến hàng đã có từ lâu đời trong các hang động ở Côn Đảo. Tuy nhiên, trước năm 1975, việc tìm kiếm, khai thác tổ Yến sào và thông tin dữ liệu về Yến Hàng tại Côn Đảo chưa có. Phải đến giữa thập niên 80, Ủy ban Nhân dân quận Côn Đảo mới thành lập Trạm khai thác yến sào trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận Côn Đảo. Thời kỳ đó, sản lượng yến sào khai thác hàng năm khoảng 20 kg, có năm được gần 30kg.
Ông Nguyễn Khắc Pho, Phó Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, cho biết cơn bão Linda năm 1997 đã tàn phá nặng nề đa dạng sinh học của Côn Đảo. Môi trường sống của nhiều loài sinh vật, trong đó, có sinh cảnh và nơi kiếm ăn của quần thể chim yến hàng bị suy kiệt trong giai đoạn từ năm 2000-2010. Thời kỳ này, quần thể yến hàng ở Côn Đảo ước chỉ còn khoảng 4.400 con.
Đề án hợp tác bảo tồn, phục hồi và phát triển quần thể yến hàng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo với Công ty Yến sào Khánh Hòa bằng hình thức hỗ trợ kỹ thuật, con người để bảo tồn và bảo vệ đàn yến đang phát huy hiệu quả tích cực. Số lượng chim đàn đã phục hồi và phát triển, nguồn gen yến hàng Côn Đảo được bảo tồn.
Đề án hợp tác với Công ty Yến sào Khánh Hòa sẽ chấm dứt vào năm 2020 nên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đang tích cực chuẩn bị nhân lực, nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật để đảm bảo sẽ tiếp quản thành công.
Quần thể yến hàng - một loài chim quý của Côn Đảo - đã kịp thời được bảo tồn, phát triển. Thương hiệu yến hàng Côn Đảo cũng đang được Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đăng ký. Một đặc sản của Côn Đảo đang hình thành và trong tương lai không xa, yến hàng Côn Đảo sẽ trở thành một nguồn lợi kinh tế lớn, đóng góp không nhỏ cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc./.
Vườn Quốc gia Côn Đảo có diện tích gần 20.000ha, trong đó, diện tích rừng và đất rừng trên 14 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Sơn là gần 6.000ha; phần diện tích biển 14.000ha và vùng đệm biển bao quanh các đảo là 20.500ha.
Tại Vườn có hơn 1.400 loài sinh vật biển được ghi nhận tại Côn Đảo, trong có các loài quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu như rùa biển, bò biển (Dugong), cá heo, trai tai tượng, sóc mun, sóc đen, chuột hưu Côn Đảo, thạch sùng Côn Đảo, yến hàng...
Ngay từ khi mới thành lập, Ban Quản lý Vườn đã chú trọng đến công tác bảo tồn, phát triển các loài động vật quý hiếm, trong đó có yến hàng - một loài chim quý có tên khoa học là Collocalia germaini, được xếp vào danh mục động vật quý hiếm nhóm IIB - hạn chế khai thác và sử dụng. Tổ của chim yến hàng - một loại thực phẩm thuộc nhóm dược phẩm nổi tiếng bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.
Qua đánh giá sơ bộ, quần thể yến hàng phân bố tại Vườn Quốc gia Côn Đảo không nhiều với tổng đàn ước tính khoảng 6.000 cá thể phân bố ở 13 hang thuộc tám điểm khác nhau gồm hòn Bông Lan, hòn Thỏ, hòn Cau, hòn Tre nhỏ, hòn Tre lớn, vịnh Đầm Tre, hòn Bảy Cạnh, mũi Việt Minh. Tổng sản lượng tổ yến thương phẩm thu hoạch tại Vườn Quốc gia Côn Đảo mỗi năm hiện khoảng 16kg. Các hang yến tại Côn Đảo đều có cửa quay về hướng Đông-Đông Bắc. Yến hàng thường làm tổ hai lần từ trước Tết Nguyên đán và khoảng giữa tháng Chạp đến Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch).
Tại Côn Đảo, từ năm 1993 đến nay, Vườn Quốc gia Côn Đảo được giao nhiệm vụ bảo vệ và khai thác các hang yến hiện có. Tùy điều kiện khí hậu, thời tiết hàng năm ở Côn Đảo mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm.
Tổ yến ở đây được khai thác 2 lần/năm, lần thứ nhất vào cuối tháng 4 và lần thứ hai vào cuối tháng 8.
Chất lượng yến Côn Đảo được đánh giá tương đối cao và có giá trị tốt về y học. Qua kết quả phân tích và so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng của INVIVO labs Việt Nam, trong tổng số 30 nhân tố có trong thành phần tổ yến, thì 18 nhân tố của yến hàng Vườn Quốc gia Côn Đảo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tổ yến ở nơi khác. Điều này cho thấy quần thể chim yến hàng và tổ yến tại Vườn Quốc gia Côn Đảo rất quý, có giá trị cao về khoa học, sinh học, dược liệu và kinh tế.
Trước đây, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và khai thác theo hướng truyền thống. Từ năm 2011 đến nay, sau khi khảo sát và nhận thấy tiềm năng khai thác và phát triển, đồng thời được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã kết hợp với Vườn để thành lập Trung tâm Yến sào Côn Đảo với nhiệm vụ tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển quần thể yến hàng Côn Đảo.
Anh Nguyễn Văn Tính, Phó Giám đốc Trung tâm Yến sào - Vườn Quốc gia Côn Đảo, cho biết đến nay, đàn yến Vườn Quốc gia Côn Đảo đã được đầu tư, nâng cấp và bảo vệ tiến bộ hơn trước rất nhiều. Từ khi hợp tác với Công ty Yến sào Khánh Hòa, các hang yến đã được đầu tư hạ tầng và được đầu tư các giải pháp kỹ thuật để cải tạo lại hang, kể cả các hang mà trước đây yến không ở để dẫn dụ các đàn yến về làm tổ.
Bên cạnh đó, công tác khai thác và sơ chế tổ yến cũng được thực hiện theo đúng quy trình, kỹ thuật nên không còn bị vỡ, rách như trước đây. Các hang yến được cải tạo đạt chuẩn nên tổ yến không còn bị ẩm, mốc, đen, nước mưa cuốn trôi tổ. Công tác bảo vệ thường xuyên 24/24 cũng chống được thiên địch xâm hại tổ nên số lượng và chất lượng của đàn yến tăng cao so với những năm trước đây.
Theo người dân Côn Đảo, chim yến hàng đã có từ lâu đời trong các hang động ở Côn Đảo. Tuy nhiên, trước năm 1975, việc tìm kiếm, khai thác tổ Yến sào và thông tin dữ liệu về Yến Hàng tại Côn Đảo chưa có. Phải đến giữa thập niên 80, Ủy ban Nhân dân quận Côn Đảo mới thành lập Trạm khai thác yến sào trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận Côn Đảo. Thời kỳ đó, sản lượng yến sào khai thác hàng năm khoảng 20 kg, có năm được gần 30kg.
Ông Nguyễn Khắc Pho, Phó Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, cho biết cơn bão Linda năm 1997 đã tàn phá nặng nề đa dạng sinh học của Côn Đảo. Môi trường sống của nhiều loài sinh vật, trong đó, có sinh cảnh và nơi kiếm ăn của quần thể chim yến hàng bị suy kiệt trong giai đoạn từ năm 2000-2010. Thời kỳ này, quần thể yến hàng ở Côn Đảo ước chỉ còn khoảng 4.400 con.
Đề án hợp tác bảo tồn, phục hồi và phát triển quần thể yến hàng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo với Công ty Yến sào Khánh Hòa bằng hình thức hỗ trợ kỹ thuật, con người để bảo tồn và bảo vệ đàn yến đang phát huy hiệu quả tích cực. Số lượng chim đàn đã phục hồi và phát triển, nguồn gen yến hàng Côn Đảo được bảo tồn.
Đề án hợp tác với Công ty Yến sào Khánh Hòa sẽ chấm dứt vào năm 2020 nên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đang tích cực chuẩn bị nhân lực, nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật để đảm bảo sẽ tiếp quản thành công.
Quần thể yến hàng - một loài chim quý của Côn Đảo - đã kịp thời được bảo tồn, phát triển. Thương hiệu yến hàng Côn Đảo cũng đang được Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đăng ký. Một đặc sản của Côn Đảo đang hình thành và trong tương lai không xa, yến hàng Côn Đảo sẽ trở thành một nguồn lợi kinh tế lớn, đóng góp không nhỏ cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét