Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Bồi hồi về thăm ngã ba Đồng Lộc

Lần đầu tiên đến ngã ba Đồng Lộc tôi đã không thể tin được mảnh đất này hơn 40 năm về trước là trận địa khốc liệt, nơi đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sĩ.

Ngã ba Đồng Lộc là một địa chỉ đỏ, một dấu son chói lọi chẳng thể phai nhạt, không những của Hà Tĩnh mà còn của cả dân tộc. Nơi đây hàng vạn người đã dốc hết sức lực, trí tuệ, tuổi trẻ để thông đường cho xe ra tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Không thể tin được đây là trận địa khốc liệt hơn 40 năm trước.
Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước. Về Đồng Lộc mùa này, khi cây sim lưng chừng đồi đã kết trái nhuộm một màu tím thiết tha. Mùi bồ kết ai đốt phảng phất làm ta bỗng liên tưởng tới suối tóc mười cô bay dài trong gió...
 
Khu tưởng niệm 10 nữ anh hùng.
Đến đây, chúng tôi được nghe lại câu chuyện xưa kia, câu chuyện về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Chiều hôm ấy, cái buổi chiều định mệnh 24/7/1968, đơn vị Thanh niên Xung phong đã mất đi 10 cô gái, 10 bông hoa đang nở ngát hương xuân thì giữa đại ngàn.

Chiến trường như hiện ra trước mắt dưới giọng kể của người hướng dẫn viên.
Những kỷ vật còn lại của 10 thiếu nữ thủa ấy.
Trong cái nắng gay gắt của mảnh đất Miền trung cằn cỗi, anh hướng dẫn viên trẻ Phan Công Lê giọng nói đậm chất Hà Tiĩnh có nước da ngăm đen, mặc trên người bộ áo xanh thanh niên xung phong đưa chúng tôi vào một căn phòng trong bảo tàng.
Căn phòng dành riêng cho 10 cô gái Thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc. 10 cô gái đó là những chiến sĩ của tỉnh Hà Tĩnh do tiểu đội trưởng Võ Thị Tần chỉ huy. Tuổi đời các cô đều còn rất trẻ, chỉ trên dưới 20. Người trẻ nhất tiểu đội là Võ Thị Hà, lúc đôi mắt khép lại Hà mới tròn 17.

Những nữ anh hùng “mãi mãi tuổi 20”.
Từng người, từng người một, nén nhang run trên đôi tay. Hố bom nơi mười cô hy sinh nằm cạnh con đường, không đủ sâu nhưng mắt ai cũng ngấn lệ. Mười cô đã ngã xuống nơi đây, hiến mãi tuổi thanh xuân để đến hôm nay cho “Đất nước trọn niềm vui”.
 
Tấm bia khắc bài thơ: “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc”.
Phía sau mộ của các cô gái có một tấm bia đá khắc bài thơ “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc” của nhà thơ Vương Trọng. Trong bài thơ có câu :
“Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
 Cho mọc dậy vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang”.
Từ ý tưởng của bài thơ, người ta đã trồng hai cây bồ kết. Tán cây tỏa bóng râm mát một vùng rộng của nghĩa trang. Và trên đài tưởng niệm lúc nào cũng có những trái bồ kết khô đen nhánh.

Trên mộ các chị là những vật dụng của người con gái.
 “… Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con...”
 


Hố bom_ nơi các nữ Thanh niên xung phong nằm xuống.
 Giọng anh hướng dẫn nghèn nghẹn khi kể về sự lạc quan và quả cảm của các chị. Tên các chị được xướng lên giữa vi vút gió đồi thông. Cảm xúc về một thời máu và lửa ùa về trong từng chiếc lá, ngọn cỏ và chính hơi thở lỗi nhịp của chúng tôi.
Lời kể sao mà tha thiết quá, sao mà đi vào lòng người đến thế khiến cho chúng tôi dù đã nghe biết bao nhiêu lần câu chuyện về các chị, vẫn không ai có thể cầm được lòng, sống mũi cay cay. Hình ảnh một thời bom lửa tái hiện, tái hiện qua giọng kể của hướng dẫn viên, tái hiện qua những vết tích là những hố bom nằm chơi vơi nơi đồng thông lộng gió.





Hình ảnh 10 cô gái vẫn hiên ngang giữa trời...
Mảnh đất oằn mình trong đạn bom ngày nào giờ đây thật xanh tốt.
Đồng Lộc hôm nay khoác lên mình bộ mặt mới.
Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.
Nhưng chúng tôi biết để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân mà không hề hối tiếc. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

 

Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm

(iHay) Chuyến đi phượt tới ngã ba Đồng Lộc không còn đơn thuần là đi để thăm thú và ngắm cảnh. Mà đi để trải nghiệm và suy ngẫm!



Trong những câu chuyện hồi tưởng về thời cầm súng của bác tôi (bác từng là bộ đội đóng quân trên chiến trường Hà Tĩnh) có rất nhiều những mẩu chuyện đau thương mà bi tráng kể về những ngày tháng sống bằng lý tưởng, luôn sẵn sàng cho cái chết của đồng đội bác ở Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Trong chiến tranh chống Mỹ, Đồng Lộc vẫn được biết tới như một điểm giao thông huyết mạch để tiếp tế từ Bắc vào Nam. Bởi vậy, quân đội Mỹ không tiếc bom đạn đêm ngày bắn phá. Đây cũng chính là nơi ghi dấu bản hùng ca huyền thoại về sự hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng miền Nam.
Quả thực, Đồng Lộc đã rất quen thuộc với tôi qua những bài học lịch sử và câu chuyện hồi tưởng của bác. Nhưng cho tới khi đặt chân lên mảnh đất này, vẫn có quá nhiều cảm xúc ùa về.


 Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 1Xuất phát từ thành phố Vinh (Nghệ An), đi khoảng 40km đường quốc lộ 1A và tỉnh lộ 6, tôi đến đến xã Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Rất dễ để tôi hỏi
thăm đường vào ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 2Mặc dù là ngày thường, nhưng cũng khá đông du khách đến thăm viếng

Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 3Quanh khu vực ngã ba Đồng Lộc có nhiều khu đồi và những nấm mồ phủ đầy
hoa sim, hoa mua tím
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 4 Lúc đầu tôi còn nhầm tưởng một trong các khu đồi hoa là nơi tưởng
niệm 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 5Tượng đài chiến thắng ở ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 6Tượng đài 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, được khánh
thành từ năm 2010
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 7Hố bom nơi 10 nữ anh hùng đã hy sinh, được phục dựng bên cạnh khu mộ
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 8Nơi yên nghỉ của các chị, 10 đóa hoa bất tử đã hy sinh vì Tổ quốc!
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 9Rùng mình khi nhớ đến những câu thơ:Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
...
...Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?...
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 10
Ngày nay, ngã ba Đồng Lộc là một quần thể di tích gồm nhiều hạng mục
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 11
Bên cạnh khu mộ của 10 cô gái anh hùng, còn có nhà bia tuởng niệm thanh
niên xung phong, nhà trưng bày truyền thống, tượng đài chiến thắng…
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 12Đây là đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ngành giao thông vận tải
Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm - ảnh 13
Thắp hương cho các chị, cảm nhận được một phần sự tàn khốc của chiến
tranh, sự hy sinh cao cả của những con người anh hùng.
Thực sự xúc động!
Trên con đường trở về từ Đồng Lộc, tôi bỗng chợt nhớ tới những lời chia sẻ của cô bạn trên một diễn đàn rằng: "Con đường phượt là con đường trải nghiệm. Đi để trưởng thành".
Những người trẻ như chúng tôi nếu như đêm ngày chỉ lo hưởng thụ, ăn sung mặc sướng, nghe đến những từ "trách nhiệm, hy sinh, lý tưởng" cứ xa vời vợi..., thì nên chăng có một lần đứng trước 10 tấm ảnh mờ hương khói ở Đồng Lộc, để ngẫm nghĩ lại tuổi thanh xuân của mình đã và đang trải qua như thế nào!
Phượt ký của Ngô Huy Hòa

Thăm 'thánh địa' huyền thoại của người phụ nữ Việt Nam

Sự hi sinh của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang của người phụ nữ Việt.
Trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam, sự hi sinh của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của người phụ nữ Việt trong thời chiến. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng ở Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Ngã ba Đồng Lộc là một nút giao thông trọng yếu trên đường Trường Sơn. Ngã ba này có tổng diện tích 50ha, nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác. Ảnh: Nút giao thông Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.
Khu vực ngã ba Đồng Lộc có hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Ảnh: Đài tưởng niệm ở điểm nút giao thông Ngã ba Đồng Lộc.
Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua Ngã ba Đồng Lộc. Vì vậy, ngã ba Đồng Lộc được coi như yết hầu, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.
Là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại, người Mỹ luôn nỗ lực ném những trận bom huỷ diệt xuống Ngã ba Đồng Lộc nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tháp chuông Đồng Lộc.
Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Ảnh: Trên đỉnh tháp chuông.
Chiều ngày 24/7/1968, các cô được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Ảnh: Phương tiện cơ giới và vũ khí từng được lực lượng Thanh niên Xung phong sử dụng tại Ngã ba Đồng Lộc.
Nhận nhiệm vụ xong, 10 cô gái đến hiện trường gấp rút triển khai công việc. Với trọng trách to lớn được gửi gắm trên từng chiếc xe qua, họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa gọi nhau. Ảnh: Cụm tượng 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.
Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại nhanh chóng trở lại làm việc. Ảnh: Một chiếc máy bay ném bom tầm thấp AD-6 từng được Mỹ sử dụng để oanh tạc đường Trường Sơn.
Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Ảnh: Mô hình máy bay Mỹ được ghép bằng những quả bom Mỹ còn sót lại ở Đồng Lộc.
Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau lao đến gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng chạy ra gọi tên từng người. Ảnh: Hố bom ở Ngã ba Đồng Lộc.
Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người.
Căn hầm đã bị sụp đổ, khiến cả 10 cô gái hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình... Ảnh: Khu mộ 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.
Đó là các cô: 1. Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần - 22 tuổi. 2. Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc - 21 tuổi. 3. Võ Thị Hợi - 20 tuổi. 4. Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi. 5. Dương Thị Xuân - 19 tuổi. 6. Trần Thị Rạng - 19 tuổi. 7. Hà Thị Xanh - 18 tuổi. 8. Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi. 9. Võ Thị Hạ - 19 tuổi. 10. Trần Thị Hường - 17 tuổi. Ảnh: Bia mộ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét