Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Chờ chực tại một quán bún riêu lâu năm


Theo Zing

Nằm ngay công viên Văn Lang (quận 5, TP.HCM), quán bún riêu cua này vốn đã có “thâm niên” trên 15 năm.

Quán ăn mang tên “chờ chực”
Chẳng có mặt bằng hoành tráng, không gian thoáng mát, hay bài trí cầu kì, những quán ăn như thế này đôi khi chỉ là vài cái bàn, hơn chục cái ghế con con đặt sát lề đuờng hay tít tận trong các ngỏ hẻm, thậm chí đến phục vụ cũng chẳng chu đáo nào, khách thường phải bon chen, tự thân vận động, thế mà nguời ta lại sẵn sàng lùng sục, chờ chực chỉ để đuợc thuởng thức cho kì đuợc một tô bún.
Nóng là cảm giác chung mà phần lớn thực khách khi đến đây đều trải qua. Cả người chờ lẫn người bán đều… nóng. Đó là cái “nóng” của sự chờ đợi, của tô bún riêu bỏng miệng, của vị ớt cay xè, của bếp lò rực lửa.
Quán bắt đầu bán tầm 5h chiều, lúc nào cũng đông, khiến khách tới đây luôn trong tình trạng chờ đợi để tới lượt. Chẳng cần chờ người tới dọn bàn, chỉ vừa vặn người này đứng lên là đã có người khác thế chỗ. Khi đã ngồi yên vị, khách vẫn phải tiếp tục đợi đến phiên mình... được ăn.
Những dãy bàn ghế đuợc xếp nối tiếp, kéo dài lúc nào cũng chật ních khách.
Quán có khoảng 7- 8 nhân viên chạy vòng trong, vòng ngoài, nhưng vẫn không phục vụ
hết lượng khách đông đảo. Khách thấy vậy cũng chẳng “dám” đòi hỏi nhiều.
Thơm phức bún riêu cua
Tô bún nóng hổi được bưng ra, sợi bún nhỏ xíu, trơn tuồn tuột, những miếng tiết luộc mềm mịn, tảng gạch cua hấp dẫn, nước dùng hơi đỏ, thơm phức, chua nhẹ vị cà chua, làm thực khách say lòng. Muốn đặc sắc và đủ đầy hơn phải gọi thêm chén tôm, cái giò. Thực khách cũng có thể gọi riêng một tô riêu cua, hay tôm để ăn chơi, kèm với rau sống đủ loại, nào rau muống bào, xà lách, nào kinh giới, rau thơm...

Những món ăn thêm ngon lành, không kém phần hấp dẫn so với món chính.
Bát riêu cua hấp dẫn hơn nhờ độ nóng sốt của nó. Cái nóng không làm giảm mà còn tăng thêm hương vị cho tô bún. Trong nháy mắt tô bún chưa kịp nguội đã hết bay, nhiều người lại tiếp tục gọi thêm tô nữa, cứ thế cho tới khi no căng bụng. Bởi thường đã yên vị được ở đây, ít ai chịu ăn một tô rồi đứng dậy lắm, họ phải "đánh" đến 2 - 3 bát, để cho bõ công chờ đợi lúc đầu.

Màu sắc cũng làm cho tô bún càng trở nên "quyến rũ".
Ăn xong bạn còn có thể hạ nhiệt bằng ly nước sâm hay nước mía ngọt mát với giá từ 3.000 đến 5.000 đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét