Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Ly kỳ chuyện “rừng ma” giữ cây di sản


Theo Người đưa tin

Khu rừng Đông Rân ở xã Kim Loan, huyện Hạ Lang, Cao Bằng lâu nay nhiều người đồn thổi với nhiều điều bí ẩn và gắn cho nó cái tên: Rừng ma.

Báu vật của làng

 

Cây nghiến được công nhận là cây di sản Việt Nam
 tại rừng Đông Rân.

Theo ông Hính cây này đã nhiều lần sinh tử vì ngày trước cây nằm trong dự án đường điện đi qua nên đã suýt bị chặt bỏ. Sau mấy tháng trời dân làng cương quyết đấu tranh nên cây đã được giữ lại. Hiện nay xung quanh gốc cây đã được quây lại bằng bệ bê tông để  bảo vệ cho bộ rễ trùm ra.

Những chuyện đồn thổi ly kỳ ở "rừng ma trẻ"

Chuyện rằng, rừng ma đã trừng phạt một người vào chặt trộm một cây gỗ bằng cách giam giữ anh ta nửa ngày trong rừng đến khi có người dân địa phương đến cứu.

Trên con đường liên xã thuộc địa phận xã Kim Loan mọi người sẽ không khỏi choáng ngợp trước khu rừng đầu nguồn Đông Rân của xóm Lũng Túng. Dân làng gọi đó là “rừng ma trẻ”, vì đây là nghĩa địa của những sinh linh bé bỏng vừa chào đời (nhiều nhất cũng chỉ được mấy tháng tuổi trong những thập niên trước

Theo người dân địa phương, nếu ai đi qua đoạn này vào chiều tối hay những lúc âm u, mưa phùn thường sẽ khó tránh khỏi sự khiếp sợ, bởi lẽ khi đó trời âm u, không có người qua lại cộng thêm tin đồn từ trước tới nay người dân khu vực cho rằng đó là khu rừng ma.

Cụ Lăng Văn Hính năm nay 77 tuổi, một trong những già làng trong vùng, cho biết, sát cánh rừng Đông Rân có một cái miếu thờ thổ công đầu làng. Cụ Hính kể: "Trước đây đã từng có người cưỡi ngựa qua trước ngôi miếu, nhưng đến đó ngựa quỳ xuống không đi được nữa, đến khi người đó phải xuống ngựa, vào miếu thắp nén hương thì ngựa mới đứng dậy để đi tiếp”.

Năm 2010, gia đình anh Phù có mua một con trâu. Lúc đầu về trâu cày rất khỏe, thế nhưng chỉ được một thời gian, trâu cứ ngày càng gầy đi. Lúc đó anh Phù mới sực nhớ ra là mình chưa làm thủ tục nhập thổ. Vậy là gia đình phải lập cập chuẩn bị mâm cơm mang lên miếu thắp hương xin thần linh nhận trâu. “Bây giờ con trâu đó đã trở lại bình thường và cày rất khỏe”.

Hiện nay tại ngôi miếu này cứ đến ngày mồng 1 tháng 3 hàng năm cả làng tổ chức lễ cúng. Buổi lễ thường tổ chức vào chiều tối hôm đó đến trưa hôm sau, ít nhất mỗi gia đình phải góp mặt một người. Phong tục này với mong muốn cả làng sẽ yên ổn và mùa màng bội thu.

Chuyện "ma giữ rừng" để giữ rừng
 

Mó nước trong rừng ma.

Cụ bà Lăng Thị Dình kể: "Trước đây có một người công nhân dưới xuôi lên thi công tuyến đường liên xã. Lên một thời gian thì quen lối, thỉnh thoảng người này có đi vào "rừng ma" nhưng chưa bao giờ bị lạc. Một hôm anh vào khu rừng chặt lấy một cây để dựng lều. Đi từ sáng đến trưa không thấy về mọi người mới hoảng hốt nhờ dân làng đi tìm thì thấy anh ta đang ngồi co ro ở một gốc cây rừng, mặt tái xanh sợ sệt.
 
Sau khi được đưa ra khỏi rừng anh mới hoàn hồn kể lại. Chính anh cũng không hiểu sao, sau khi chặt cây xong định đem về thì đầu óc bỗng nhiên quay cuồng. Sau lần đó người này hoảng sợ quá thu xếp đồ về quê luôn".
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Kim Loan cho biết: "Hiện ở Làng vẫn còn nhiều quan niệm, phong tục có phần mê tín và cổ hủ. Về khu rừng thiêng (còn gọi là “rừng ma trẻ”), theo ông mọi câu chuyện về ma quỷ, huyền bí đều do người dân thêu dệt nên và truyền lại nhằm mục đích tuyên truyền để mọi người có ý thức bảo vệ và giữ rừng.
 
Tuy nhiên hiện nay những người dân khu vực bản Lũng Túng vẫn có một niềm tin kỳ lạ vào sự linh thiêng bởi khu rừng bao bọc, chở che cho cuộc sống của họ.
Từ lâu, cánh rừng Đông Rân đã nổi tiếng là khu rừng với hàng trăm cây nghiến cổ thụ. Tại khu rừng còn là một điểm di tích rất quan trọng. Mới đây, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh và gắn biển, công nhận cây nghiến này là Cây di sản Việt Nam. Cây được xác định có niên đại gần 1.000 năm tuổi, cao khoảng 50 mét, đường kính thân 2,5 mét.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét