Đến đảo chè Chầu Cau, du khách được chèo thuyền Kayak trên dòng nước xanh biếc cùng ngắm những đồi chè bậc thang xanh mượt. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Tuy còn khá mới mẻ, nhưng đảo chè Cầu Cau, xã Thanh An, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà đang trở thành điểm đến thu hút du khách thập phương bởi những đồi chè bậc thang xanh tươi, uốn lượn giữa mênh mang sông nước. Điểm đến này được nhiều du khách ví von là “Hạ Long của xứ Nghệ.”

Đến Nghệ An, đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận xã Thanh An, huyện Thanh Chương, du khách rẽ vào khoảng 200m sẽ đến đảo chè. Chỉ cần di chuyển khoảng 10 phút bằng thuyền máy, du khách có thể đến trung tâm đập Cầu Cau, nơi có những đảo chè đẹp nhất.

Khu vực đập nước Cầu Cau khá rộng lớn, giữa đập là những quả đồi thoai thoải được người dân trồng chè, tạo nên những đảo chè xanh non như những “con ốc” khoe sắc trên mặt nước. Tổng diện tích cả mặt nước lẫn các đảo chè này rộng khoảng 83ha.

Dòng nước đập Cầu Cau trong vắt in bóng những hòn đảo được phủ đầy chè xanh mơn mởn. Ngồi trên thuyền, du khách có cảm giác như được về với miền sông nước.

Những đồi chè bậc thang xanh mướt, nằm uốn lượn giữa phong cảnh sông nước hữu tình lôi cuốn du khách khi đến với đảo chè Cầu Cau. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Ở xã Thanh An có đến 35 đảo chè nổi. Mỗi đảo chè rộng hơn 1ha, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, khám phá. Từ đảo chè nhìn xuống, du khách sẽ thấy những con thuyền lượn quanh những “con ốc đảo.” Điểm du lịch đảo chè mới được biết đến gần một năm nay nên còn thiếu nhiều dịch vụ. Nắm bắt nhu cầu ấy, đã có nhiều doanh nghiệp, đơn vị xin đầu tư phát triển dịch vụ du lịch ở khu vực đảo chè Cầu Cau.

Ông Nguyễn Hải Thọ, một nhà đầu tư ở thành phố Vinh, cho biết đảo chè Cầu Cau được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan rất đẹp. Qua khảo sát, ông Thọ quyết định đầu tư một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống tại khu du lịch đảo chè. Sắp tới, khu du lịch này sẽ đi vào hoạt động phục vụ du khách.

Đập thủy lợi Cầu Cau được xây dựng nhằm đảm bảo nguồn tưới tiêu chủ yếu cho hơn 700ha lúa nước của hai xã Thanh An và Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương. Khi làm đập thủy lợi, chắc hẳn chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện nơi đây sẽ thành một vùng trồng chè nguyên liệu và trở thành một vùng cảnh quan thanh bình để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tiếng lành đồn xa, cảnh quan thiên nhiên thanh bình, tĩnh lặng, hoang sơ này đã thu hút du khách thập phương đến tham quan. Nhiều du khách khi đến đây thường ưu ái gọi đảo chè là “Hạ Long của xứ Nghệ.” Một số hộ dân trong xã đã đầu tư thuyền máy, mở hàng quán phục vụ du khách.

Hiện nay, huyện Thanh Chương đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh quảng bá điểm du lịch đảo chè Cầu Cau. Huyện cũng đề xuất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đưa điểm đến này vào đề án phát triển du lịch các huyện miền Tây Nghệ An. Hiện nay huyện đã phối hợp với Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 khảo sát để lập dự án kêu gọi đầu tư. Về cơ bản, việc đầu tư phải đảm bảo an ninh trật tự và an toàn về tài sản, tính mạng cho du khách, đặc biệt là đảm bảo môi trường xanh-sạch-đẹp. Ông Nguyễn Thái An, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thanh Chương khẳng định.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An đã có định hướng phát triển đảo chè Cầu Cau thành vùng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng bốn mùa. Cùng với thưởng ngoạn Lễ hội hoa Hướng Dương (huyện Nghĩa Đàn), đảo chè Cầu Cau đang trở thành điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng mới của tỉnh Nghệ An trong năm 2016 và những năm tiếp theo.

Đảo chè Cầu Cau nằm gần đường Hồ Chí Minh, thuận lợi cho du khách trong Nam ngoài Bắc đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thời gian tới, hy vọng nhiều nhà đầu tư sẽ hợp tác cùng với Nghệ An đầu tư đảo chè này trở thành điểm du lịch quốc gia./.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Những đồi chè xanh ngút ngàn nằm giữa vùng nước ở huyện biên giới của Nghệ An đã trở thành điểm du lịch vài năm trở lại đây.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Nằm trên đường Hồ Chí Minh, gần vùng biên giới với Lào, cách thành phố Vinh chừng 50 km và Cửa Lò khoảng 70 km, đồi chè Thanh Chương (Nghệ An) có khung cảnh lạ mắt khi được bao quanh bởi mặt nước. Hơn 50 năm trước, nơi đây là hồ thủy lợi được xây dựng với mục đích tưới tiêu cho hơn 700 ha lúa nước của 2 xã Thanh An và Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương. Người dân vùng này bắt đầu trồng chè cách đây khoảng 3 năm. Hiện có gần 200 hộ dân trồng chè với diện tích hơn 400 ha.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Với đồi chè Mộc Châu, Thái Nguyên hay Đà Lạt, du khách có thể đi bộ vào chơi ở những cánh đồng bát ngát, trải dài tít tắp thì Thanh Chương sẽ làm bạn ngạc nhiên khi để tham quan, bạn phải ngồi thuyền.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Mỗi đảo chè có diện tích khoảng 1 ha, được canh tác và đánh luống khác nhau. Hiện chỉ có khoảng 10 đảo chè cho phép du khách ghé chân vào chơi.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Không khí ở đây mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 17 đến 28 độ C, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng chè.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Một số hộ dân dựng các lán trên đảo, vừa để trông nom chè vừa phục vụ du khách nước trà xanh, kẹo lạc, kẹo cu-đơ; cho thuê mũ nón, trang phục, dụng cụ hái chè...
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Từ năm 2017, ông Nguyễn Công Cần (72 tuổi) bắt đầu xây nhà tạm trên đảo để giữ chè, nhà bè và cuốc cỏ. Theo ông, khách du lịch đến đây đông hơn cũng từ năm này. "Khách chủ yếu tới tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh", ông nói.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Anh Thành ở cách đồi chè không xa, ngày nào anh cũng đi từ nhà đến đảo để cho trâu ăn cỏ đồng thời canh giữ các luống chè.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Theo một người canh tác tại Thanh Chương, mỗi năm có khoảng 8 lứa chè được thu hoạch. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi lần hái chè thu về được khoảng vài chục triệu đồng. Ước tính thu nhập bình quân của gia đình dao động gần 200 triệu đồng một năm.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Có hàng chục chiếc thuyền máy luôn sẵn sàng phục vụ du khách với mức vé khoảng 30.000 đồng một lượt nếu ghép đoàn. Bạn cũng có thể thuê nguyên chuyến tham quan với giá từ 150.000 đồng. Mỗi thuyền chở tối đa khoảng 20 người. Hầu hết nhà thuyền đều do người dân địa phương chủ động khai thác.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Sáng sớm là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá ốc đảo chè duy nhất ở Việt Nam. Bạn nên chuẩn bị áo khoác vì không khí lúc này khá lạnh.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Những chiếc thuyền máy xuôi theo lòng hồ, rẽ nước, xé tan màn sương mờ ảo đưa bạn đi sâu vào bên trong. Mùi thơm của chè xộc thẳng vào mũi kèm bầu không khí trong lành sẽ giúp bạn thư giãn và lấy lại năng lượng.
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Không chỉ tham quan trong ngày, bạn có thể dành hẳn hai ngày một đêm để ở lại đồi chè Thanh Chương. Hiện có một số homestay đã được người trong vùng dựng lên để phục vụ khách nghỉ qua đêm. Giá phòng trung bình khoảng 150.000 đồng một đêm.
Khám phá cuộc sống của người dân tộc Thái, tìm các thác nước nằm sâu trong bản làng hay thưởng thức món gà đồi là những trải nghiệm bạn không thể bỏ qua khi dừng chân ở xứ Nghệ.
Phong Vinh