Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai

Những thác như Phú Cường, chín tầng, Bàu Cạn, Lệ Kim của Gia Lai đều cao trên 40m và đều sở hữu những nét đẹp làm say lòng người.
Thác Phú Cường

Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai
Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai

Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Vào mùa mưa, thác hùng vĩ với cột nước trắng xoá cao 45m, rộng 35m tuôn ào ạt từ trên cao, trông như một cột nước khổng lồ. Vào mùa khô, dòng nước thu hẹp, trông như một dải lụa mềm buông lơi giữa trời.
Thác mang đậm nét của Tây Nguyên về địa hình và không khí, nên khi đến đây, ngoài việc chiêm ngưởng dòng thác, du khách còn được đắm mình trong làn hơi mát rượi, ngắm nhìn những tảng đá magma nhiều hình dạng, muôn hoa dại khoe sắc bên dòng nước... Bạn có thể ngả lưng trên những tảng đá lớn dưới chân thác, ru mình vào giác ngủ trong tiếng nước chảy, tiếng chim hót, hay xuôi theo dòng sông La Peet, tới hồ thuỷ điện Ayun hạ, bơi thuyền quanh hồ, câu cá hay tìm hiểu cuộc sống của người Ba Na, Gia Rai trong những ngôi làng gần đó.
Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, Gia Lai.
Thác Lệ Kim

Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai
Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai
Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai
Dòng chảy Lệ Kim nhìn từ đỉnh thác.

Dòng chảy của thác Lệ Kim không rộng nhưng xô đẩy vào nhau, vỡ ra thành những hạt bé xíu. Dưới ánh mặt trời, những hạt nước ấy trông như những giọt nước mắt nhiều màu sắc. Dưới chân thác, một hồ rộng bị tách đôi bởi những hòn sỏi nhỏ tập trung thành cụm.
Nhìn từ xa, thác Lệ Kim giống như một chiếc khăn trắng tung bay giữa những khối đá xù xì. Khi đến gần, ngoài ấn tượng về dòng chảy, hang đá rộng lớn dưới chân thác mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống thời tiền sử. Sau khi “sống thử” trong những hang đá mát lạnh, men theo đường mòn lên trên đỉnh thác, du khách sẽ cảm nhận được độ cao, sự nguy hiểm khi nhìn xuống dòng chảy tuôn ồ ạt dưới chân, hay thư giãn hoàn toàn khi dựa lưng vào gốc cây cổ thụ, thả mình trong sự yên tĩnh của núi rừng.
Thác Lệ Kim huộc địa phận xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai.
Thác Xung Khoeng

Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai

Trái với bức tranh dòng nước trắng xoá, nổi bật trên nền xám của đá, hai bên bờ của thác Xung Khoeng xanh ngát với những bụi cây cỏ mọc um tùm, điều khiến thác thơ mộng và nên thơ. Cách cảm thác tốt nhất là ngồi trên những tảng đá, cảm nhận độ mềm mịn, cái ướt nhẹ của lớp riêu, chìm vào cái bao la của bầu trời, mát lạnh của hơi nước được ủ lâu ngày dưới những tán cây lớn.
Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, Gia Lai.
Thác chín tầng

Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai


Thác chín tầng không cao mà trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao từ 5- 10m, riêng 2 tầng cuối cùng cao khoảng 15m. Tuy không mang vẻ hùng vĩ của dòng nước buông thẳng từ trên cao, nhưng âm thanh do nước đập vào đá của thác không kém cạnh thác Phú Cường, Lệ Kim nên vẫn được xếp chung vào một nhóm. Nhìn từ bên hông, du khách có cảm giác thác như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước. Còn nhìn từ trên cao, thác như một con rồng đang uốn mình, chuẩn bị tung vút lên bầu trời.
Cách thành phố Pleiku 20 km, thuộc xã Ia Sao, huyện Iagrai.
Thác Bàu Cạn

Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai
Bức tường nước hùng vĩ vào mùa mưa.
Những thác nước cao chọc trời của Gia Lai
Dòng chảy nhỏ giọt vào mùa khô.

Nằm trong khu vực nội thị thành phố Pleiku, đường vào thác Bàu Cạn dễ đi và tuyệt đẹp với những đồi chè xanh mướt, bãi cỏ mượt mà, con dốc thoai thoải. Thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của thác là vào mùa mưa. Khi đó, những dòng nước lớn trên thượng nguồn đổ về, gặp ghềnh đá, cuồn cuồn buông từ trên cao xuống, tạo nên "hòn núi nước" khổng lồ và hùng vĩ. Còn vào mùa nắng, dòng chảy của thác bị thu hẹp đến mức, du khách có thể nhìn rõ những gành đá của thác.
Thác Bàu Cạn thuộc xã Gào, TP.Pleiku, Gia Lai.
Hải Nguyên - An Huỳnh
Theo Bưu Điện Việt Nam

Thác Phú Cường - “Dải lụa” vắt ngang núi rừng Tây Nguyên

(Dân trí) - Được biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên vốn có cùng độ cao 45m, thác Phú Cường đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến với núi rừng Tây Nguyên.

Tại đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng tráng của ngọn thác mà còn được hít bầu không khí rất trong lành. Cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía đông nam, thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Dòng nước của thác bắt nguồn trên một ngọn núi, được đổ ra suối La Peet và chảy ra sông Ayun – nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ.

Vẻ đẹp hùng tráng của thác Phú Cường
Vẻ đẹp hùng tráng của thác Phú Cường

Để có thể đặt chân xuống thác, du khách sẽ đi qua một hệ thống cầu thang dài vững chắc được xây dựng bằng sắt. Đây cũng được coi là một điểm nhấn, cộng thêm vào sự hấp dẫn cho thác Phú Cường.

Đi qua hệ thống cầu thang, vào những giây phút đầu tiên, du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng khi nhìn chứng kiến hàng trăm phiến đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau. Thường thì vào mùa hè, những phiến đá ấy rất nóng, dễ khiến chân du khách bỏng rát, còn vào mùa mua thì nó lại rất trơn. Vì vậy, để đảo bảo an toàn, khi đến với thác Phú Cường, du khách nhớ chuẩn bị thật kỹ cho mình những đôi giầy, dép phù hợp.

Bên cạnh những phiến đá xếp chồng lên nhau, còn có sự hiện diện của cầu vồng đủ màu sắc
Bên cạnh những phiến đá xếp chồng lên nhau, còn có sự hiện diện của cầu vồng đủ màu sắc

Sau khi vượt qua một khoảng không gian rộng được chất đầy các phiến đá lớn nhỏ, cảm giác mệt mỏi của du khách dường như tan biến bởi dòng thác Phú Cường trắng xóa hiện ra trước mắt. Từ trên độ cao 45 m đổ xuống, thác giống như một dải lụa dài nhẹ nhàng vắt qua núi rừng Tây Nguyên. Dưới chân thác là một tảng đá rất lớn và được đan xen thêm những cây hoa, cỏ dại, ngước nhìn lên trên, du khách như có cảm giác được hòa mình vào dòng chảy của ngọn thác.

Bên cạnh tiếng nước chảy ồn ào của thác Phú Cường, chỉ cần lắng mình một chút, du khách sẽ được thưởng thức bản âm thanh thú vị bởi sự pha trộn tiếng róc rách của dòng suối với tiếng chim hót gọi bầy bạn.

Còn mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, nên xung quanh ngọn thác Phú Cường là sự hiện diện của nhiều loại cây cổ thụ với đủ hình dáng khác khác. Như muốn được tắm mát trong dòng nước đầy bọt trắng, mà những loại cây ấy luôn hướng mình về phía ngọn thác.
Một điểm đặc biệt của không thể quên khi nói đến thác Phú Cường chính là sự xuất hiện thường xuyên của chiếc cầu vồng. Nhờ sự pha trộn của nàn hơi nước lớn bốc lên, cùng những tia nắng chiếu qua khe đá mà dải cầu vồng huyền ảo đã hiện ra, điều này đã khiến cho mọi du khách trầm trồ thích thú.

Nhờ vẻ đẹp hùng tráng cùng bầu không khí trong lành, Phú Cường luôn thu hút được đông đảo khách du lịch ghé thăm, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần hay những dịp lễ tết.

Dòng suối La Peet từ thác Phú Cường chảy ra sông Ayun
Dòng suối La Peet từ thác Phú Cường chảy ra sông Ayun

Để tiếp tục khám phá những địa điểm hấp dẫn quanh khu vực thác Phú Cường, du khách có thể đi xuôi theo dòng suối La Peet để ra tới sông Ayun. Tại đây, du khách không chỉ đắm chìm trong cảnh hùng vĩ của núi rừng mà còn có cơ hội giao lưu và tìm hiểu về cuộc sống của người dân tộc Ba Na, Gia Rai.

Bài và ảnh: Nhữ Trang

Những thác nước hùng vỹ của núi rừng Tây Nguyên (Gia Lai)

Gia Lai có nhiều thác nước hùng vỹ. Tiêu biểu trong số này gồm có: Thác Phú Cường, thác Công Chúa, thác Ya Ma - Yang Yng, thác la Nhí, thác Lệ Kim, thác Bầu Cạn...


Thác Phú Cường
Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP.Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối La Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.
Thác Công Chúa
Thác thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP.Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đâymột thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được dàn trải bởi nhiều tầng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó như một nàng Công Chúa giữa chốn rừng xanh.
Thác Ya Ma - Yang Yung
Cách thị trấn Kông Chro 3km, cách TP.Pleiku 120 km về phía Đông, đây hai thác nước được tạo bởi khúc gấp của sông Ba đoạn ngang qua thị trấn kông Chro. Thác Ya Ma (còn gọithác nhỏ) nước chảy êm dịu, tạo thành những bậc đá nối tiếp nhau, đi bộ dọc chiều dàu dòng chảy của sông 3km ta gặp một thác nước khác có cột nước cao hơn, như được nứt ra từ giữa dòng sông, tạo thành hai vách đá dựng đứng hai bên, đóthác Yan Yung (còn gọithác lớn).
Thác Lệ Kim
Thuộc địa bàn xã la Tô,một thắng cảnh đẹp của huyện la Grai, cách trung tâmtâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ, với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như nhữngn sương mù bao phủ.

Theo chudu24

Thác la Nhí
Thác thuộc xã Nhơn Hòa huyện Chư Sê, cách TP.Pleiku 70km về phía Nam, được tạo bởi suối la Lốp, tuy không có độ cao bằng thác Phú Cường, so bề mặt của thác rộng, dòng chảy không dữ dội và êm dịu. Đâyđiểm du lịch sinh thái dã ngoại hấp dẫn, Công ty Dịch vụ - Du lịch tỉnh đã chọn khu vực thác la Nhí để mở tour du lịch cưỡi voi dã ngoại trong rừng và nghỉ ngơi picnic tại thác.

Thác Phú Cường - điểm đến ấn tượng của Tây Nguyên

Với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, kỳ vĩ và tráng lệ vốn có của tự nhiên cùng với độ cao chọc trời 45 m, thác Phú Cường luôn là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của cột thác cao vào mùa mưa; đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng của dòng thác như dải lụa mềm vắt ngang núi rừng Tây Nguyên vào mùa khô; cưỡi voi khám phá núi rừng, tắm tiên trên dòng suối La Peet và ngắm nhìn dòng suối róc rách len lỏi qua từng phiến đá sigma lớn, nhỏ để đổ ra dòng sông Ayun cùng với loài hoa Nhã My ẩn mình đâu đó dọc theo con suối, dòng sông, khe đá.
 Dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa đổ về thác nước Phú Cường.
Dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa đổ về thác nước Phú Cường.
Con đường dẫn vào khu du lịch có hai con đường nhỏ, một bên là vào thác Phú Cường, bên kia là chạy xuống cây cầu bắt ngang qua dòng suối La Peet - nơi thượng nguồn cung cấp những dòng nước như cột trời cho thác Phú Cường phía dưới.
Vào mùa mưa, dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa, những chỗ sâu nước chảy cuồn cuộn kêu rít lên như muốn tranh giành để chảy nhanh về phía hạ nguồn, nơi có dòng thác kia đón nhận. Du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn thỏa thích dòng suối chảy, chụp những bức hình đẹp cho nhật ký du lịch của mình. Vào mùa khô, nước suối chảy nhẹ qua những vách đá, phiến đá lớn nhỏ, thích hợp cho khách tham quan đắm mình trong những dòng nước mát lạnh, du dương trong tiếng hát của những cô gái Ba Na, Raglai hòa trong tiếng suối chảy.
Vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước Phú Cường.
Thác nước Phú Cường.
Trong cái tiết trời oi bức, nắng nóng giữa ban trưa của núi rừng, du khách tìm về nơi được mệnh danh là đệ nhất thác Gia Lai kia để nghỉ mát, ngắm dòng thác đổ ầm ầm xuống vực, kết hợp phản chiếu của ánh nắng mặt trời, tạo nên những dải bảy sắc cầu vồng giữa lòng thác rất đẹp.
Nhiều du khách không thích mạo hiểm thường chọn những bóng râm dưới tán cây lớn để nghỉ mát, cùng nhâm nhi dăm ba lon bia, tán gẫu cùng bạn bè, gia đình. Những bạn trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm thường men theo con đường mòn dẫn vào sâu trong lòng vách núi để có cơ hội nhìn cận cảnh vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo của núi rừng ban tặng cho dòng thác có một không hai này.
Những trò nhảy từ phiến đá xuống khu vực thác đổ, đứng trên phiến đá để cảm nhận những cung bậc nước rơi từ trên núi, hay khám phá vẻ đẹp như thạch động trong lòng vách đá ẩn mình phía sau dòng thác tráng lệ kia luôn tạo sự cuốn hút, hứng thú và cuốn hút mọi khách tham quan.
Du ngoạn núi rừng Tây Nguyên với những chú voi cao lớn được xem là một trong những hình thức du lịch rất thú vị khi đến nơi đây. Ở thác Phú Cường, du khách sẽ dễ dàng tìm thuê voi để cưỡi khám phá non nước núi rừng, thắng cảnh Phú Cường, hay tìm về nơi hạ nguồn của dòng sông Ayun để ngắm loài hoa lạ Nhã My mọc đâu đó bên dòng sông, trong kẽ đá.
Một số thông tin thêm khi du lịch thác Phú Cường:
Giá vé vào cổng: Khoảng 15.000 đồng (bao gồm cả dịch vụ tham quan thác và các dịch vụ đi thuyền trên hồ).
Mang gì vào thác: Các bạn nhớ mang đồ ăn, thức uống vào sẽ thích hợp cho các chuyến dã ngoại, picnic hơn. Ở đây còn khá hoang sơ, dịch vụ chưa có nhiều. 
Lưu ý: Cẩn trọng với các khu vực gần thác đổ, rất nguy hiểm và dễ té ngã do trơn trợt. Các bạn có thể mang theo băng cá nhân và các vật dụng y tế nhỏ gọn để dễ chữa trị các vết thương do va chạm, trầy xướt trong quá trình di chuyển trên đá.

Vượt thác Dasar cao nhất Tây Nguyên

Từ rất xa, tiếng thác đổ ào ào vang động, lại gần thấy thành đá thẳng đứng, nước tung trắng xóa, trải dài như một thảm chướng ngại vật mà thiên nhiên giăng ra.
Theo Bảo Ninh / Báo Lao Động


Chốn 'bồng lai' giữa đại ngàn Tây nguyên

Thác Chín Tầng thuộc xã Ia Sao huyện Ia Grai (Gia Lai), được xem là chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa đại ngàn Tây Nguyên.



Thác Chín Tầng cách trung tâm huyện Ia Grai 16km và cách trung tâm thành phố Pleiku 27km về phía Tây Bắc. Dọc hai bên đường, những nương cà phê  ngút ngàn đang trổ hoa trắng muốt như những bông tuyết vương nhẹ trên thân cây, tạo nên một phong cảnh  thơ mộng và hữu tình giống như đến với Sa Pa những ngày đông giá.
 Đặt chân đến dòng thác, không khí mát mẻ bao trùm làm ta quên ngay cái nóng nực của mùa khô Tây Nguyên. Dòng thác được bao bọc bởi hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, đa dạng, tạo nên một nét đẹp góp phần làm tạo ra sự hùng vĩ, bí ẩn.


 Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có này. Cái tên thác Chín tầng được xuất phát từ chính địa hình độc đáo của dòng thác.

Dòng thác được bắt đầu từ trên núi cao với dòng chảy mạnh, dọc theo dòng thác là những vách đá dựng đứng được phân từng lớp khác nhau, nhìn từ xa tựa như những thửa ruộng bậc thang của miền Tây Bắc, riêng hai tầng cuối cùng nước chảy mạnh, cuộn xoáy tạo nên những hốc đá có hình thù  đẹp mắt.
 Thác không cao mà trải dài uốn lượn dọc những vách đá trầm tích lâu năm, có màu đỏ huyền bí. Nhìn từ bên sườn, du khách có cảm giác thác như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước. Nếu quan sát từ trên cao, thác như một con rồng đang uốn mình, chuẩn bị tung vút lên bầu trời.

Đây là dòng thác lớn bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống với dòng chảy mạnh quyện vào vách đá tạo nên một âm thanh vang vọng giữa núi rừng trùng điệp. Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có này. Dọc theo dòng thác là những vách đá gồ ghề, phân cấp chín tầng cao thấp khác nhau, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy. Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác
Vì được phân thành nhiều tầng, nên ở mỗi tầng thường có những hố nước sâu trong vắt nhìn thấy rõ từng đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội. Những lúc ánh nắng mặt trời vắt qua tạo ra những ánh cầu vồng  lung linh huyền ảo.
Thác có khá nhiều phiến đá lớn giúp cho du khách nghỉ chân để hưởng những luồng hơi nước mát rượi mỗi khi có cơn gió thoảng qua.
Nếu ai có ý định khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của núi rừng Tây Nguyên thì đây là nơi lý tưởng và thú vị.





Hoàng Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét