Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Từ đại lộ Charner đến phố đi bộ Nguyễn Huệ sau 130 năm

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đang là con đường hiện đại nhưng vẫn dễ nhận ra đường nét của khu phố sầm uất nhất Sài Gòn 100 năm trước.
 6 đại gia sở hữu đất vàng Nguyễn Huệ: Ngoài Vạn Thịnh Phát, 5 đại gia khác là Satra, Saigontourist, Sunwah, BIDV, Tài Nguyên đang sở hữu nhiều đất vàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) nhất.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 1Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 2
Phố đi bộ Nguyễn Huệ khởi thủy là con kênh mang tên Kinh Lớn dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định (từ bến Bạch Đằng chạy thẳng đến trước cổng UBND thành phố hiện nay) do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790. Năm 1861, đô đốc Pháp Charner đổi tên thành kênh đào Charner. Bức ảnh chụp vào thời điểm Nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ năm 1880 và chưa có chóp, Dinh xã Tây vẫn chưa xuất hiện. Hiện nay các tòa nhà cao tầng đã che khuất Nhà thờ Đức Bà.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 3Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 4
Thời điểm con kênh chưa lấp để làm đường, chợ Charner (tiền thân của chợ Bến Thành) đã được xây dựng từ năm 1860, là ngôi chợ đầu tiên ở Sài Gòn. Vị trí các lồng chợ Bến Thành cũ nằm ngay khu đất tòa nhà Bitexco và kho bạc nhà nước TP.HCM ngày nay.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 5Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 6
Kênh đào Charner có lưu lượng hàng hóa vận chuyển tấp nập nên sau thời gian bị ô nhiễm nặng. Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh đào và sáp nhập con đường ở hai bờ thành đại lộ Charner. Không dùng tên Pháp đặt, người Sài Gòn gọi nơi đây bằng cái tên dân gian là đường Kinh Lấp. Trải qua gần 130 năm, đại lộ hiện nay là phố đi bộ đầu tiên ở Việt Nam được trải đá granite, xây dựng hiện đại từ năm 2015.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 7Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 8
Sau nhiều biến thiên lịch sử, năm 1956, đại lộ Charner được đổi tên thành Nguyễn Huệ. Bức ảnh được chụp vào thời điểm hàng cây hai bên đường mới cao đến tầng hai của các dãy nhà, đường phố rộng rãi nhưng ít xe cộ. Nhà thờ Đức Bà đã được xây thêm 2 tháp chuông từ năm 1895. Trải qua các thời kỳ, đại lộ này vẫn luôn là tuyến đường sầm uất nhất. Ảnh: Anh Tuấn
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 9Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 10
Hình ảnh chụp trên tàu thời điểm kênh Charner mới được lấp thành đại lộ, ghe, tàu đưa hàng hóa vào chợ Charner phải neo đậu tại bờ sông Sài Gòn để chuyển lên. Hiện nay vị trí này là khu vực bến Bạch Đằng (đoạn giao lộ đường Nguyễn Huệ và Tôn Đức Thắng).
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 11Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 12
Đại lộ Charner - đường Nguyễn Huệ đoạn từ khách sạn Kim Đô, Thương xá Tax, khách sạn Rex đến UBND TP. Khách sạn Kim Đô là trụ sở công ty Société des Garages Charner, bán và sửa xe hơi từ cuối thế kỷ 19. Đến đầu thập niên 1920 sau khi mua lại các căn phố ở góc đường Charner và Bonard (Lê Lợi), công ty Société colonial des Grands Magasins khánh thành cửa hàng Grand Magasins Charner (GMC) vào năm 1924  

 tức Thương xá Tax ngày nay.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 13Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 14
Tính từ bờ sông Sài Gòn đi vào, phía bên trái đường Charner mang số lẻ, bên phải mang số chẵn. Phía trái đường, vốn là khu thị tứ, chợ nên việc buôn bán khá sầm uất. Còn bên phải đa số là hãng buôn bán sỉ và một số quán cà phê của người Pháp. Trong ảnh, một đoạn đại lộ Charner thời điểm mới xuất hiện Thương xá Tax và đoạn trước trung tâm thương mại này hiện nay.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 15Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 16
Bức ảnh chụp chữ viết tay trên hình ghi thời điểm ngày 21 Avril 1908 tại góc đường Rue Vannier giáp với đường Charner, con đường bên phải chợ Bến Thành cũ, nay là đường Ngô Đức Kế. Chợ được dời về vị trí hiện nay vào năm 1914. Vị trí chợ cũ trong ảnh hiện nay là tòa nhà Bitexco và kho bạc nhà nước TP.HCM ở phía trước.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 17Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 18
Ở góc đại lộ Bonnard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) ngôi nhà mang tên Hotel des Nations, phía xa bên trái là Dinh xã Tây. Khu tứ giác Eden được xây dựng tại vị trí ngôi nhà này vào thập niên 40 của thế kỷ trước. Đến năm 2012 dự án Vincom Center A TP.HCM xây dựng hoàn thành trên nền khu tứ giác.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 19Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 20
Hình ảnh ghi lại tại ngã tư đại lộ Bonnard và Charner, trước Nhà hát thành phố đầu thế kỷ 20 và hiện nay công trình rào chắn nhà ga Metro đang thi công che khuất nhà hát.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 21Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 22
Sau khi lấp kênh thành đường, người Pháp cho xây dựng hệ thống tramway (xe lửa hơi nước) Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn-Mỹ Tho. Trong hình là bến xe lửa cuối đường Charner gần sông Sài Gòn, mái ngói nhô cao nhất là nhà của ông Vương Thái, một đại gia Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Nhìn từ đường Nguyễn Huệ hiện nay ngôi nhà bị che lấp bởi nhà cao tầng và cây lớn.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 23Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 24
Nằm ở số 115 đường Charner thời Pháp, Tòa hòa giải hay còn gọi là Tòa tạp tụng xây dựng khoảng năm 1870. Sau khi tòa án thành phố khánh thành, khoảng năm 1887 thì Tòa hòa giải hết nhiệm vụ quan trọng. Vị trí Tòa hòa giải trên đường Nguyễn Huệ, hai bên là đường Huỳnh Thúc Kháng và Tôn Thất Thiệp nay là vị trí cao ốc Sunwah.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 25Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 26
Là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng, trụ sở UBND TP.HCM đã 107 tuổi (xây từ năm 1898 đến 1909) do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế. Thời Pháp, tòa nhà có tên Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Từ sau năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP.HCM.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 27Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 28
Khuôn viên trước khách sạn Rex và Dinh xã Tây. Đây là khách sạn hạng sang nổi tiếng của Sài Gòn với 5 tầng được xây dựng từ năm 1927. Ban đầu công năng sử dụng là một khu nhà để xe và nơi bán ôtô hai tầng. Từ 1959-1975, công trình được nâng cấp thành khách sạn "Rex Complex". Sau năm 1975 được đổi tên thành Bến Thành cho đến năm 1986 trở lại tên cũ như ngày nay.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 29Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 30
Công trình kiến trúc nguyên thủy Thương xá Tax được xây dựng từ năm 1880, tái thiết kế thi công vào năm 1922 và khánh thành năm 1924. Tòa nhà là trung tâm thương mại lâu đời và nổi tiếng tại TP.HCM với diện tích 9.200 m2 nằm ngay trung tâm quận 1 giữa đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Pasteur.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 31Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 32
Ngoài UBND TP.HCM, kho bạc nhà nước TP là công trình thứ hai còn giữ được cơ bản những nét kiến trúc thời Pháp trên đường Nguyễn Huệ. Công trình có quy mô lớn này hiện vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng nằm giữa đường Ngô Đức Kế và Hải Triều.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 33Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 34
So với thời điểm mới xây dựng, phía sau tòa nhà bị bao quanh bởi hạng mục kho bạc mới được xây dựng ngay phía trên cùng tòa nhà Bitexco cao chót vót phía sau. Thời Pháp đây là nơi đặt kho bạc Sài Gòn, qua chế độ Sài Gòn là Tổng nha ngân khố.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 35Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 36
Nằm tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Huệ là trụ sở Cục Hải quan TP.HCM. Ngôi nhà do ông Vương Thái xây dựng, đến năm 1883, chính quyền Pháp mua lại với giá 45.000 đồng Đông Dương (tương đương 225.000 quan Pháp). Năm 1887, kiến trúc sư người Pháp - Alfred Foulhoux hoàn thành sửa chữa ngôi nhà với ngân sách 37.000 đồng Đông Dương.
Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 37Tu dai lo Charner den pho di bo Nguyen Hue sau 130 nam hinh anh 38
Đoạn cuối đường Nguyễn Huệ nhìn ra sông Sài Gòn trước năm 1975 với một số tòa nhà có kiến trúc mới được xây dựng và hiện tại khu vực này tập trung nhiều cao ốc hiện đại.
Lê Quân
Bài sử dụng ảnh tư liệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét