Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Đặc sắc đám cưới người Dao đỏ

(Dân trí) - Đám cưới người Dao đỏ với những phong tục rất riêng, được lưu truyền đến ngày nay.

Dân tộc Dao đỏ ở Bát Xát nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Một trong những nghi lễ đặc sắc còn được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cưới của người Dao đỏ.
PV Dân trí đã may mắn được dự đám cưới của cô dâu Tẩn Ú Mẩy và chú rể Tẩn A Hin, thôn Bản Pho, xã Bản Quam huyện Bát Xát. Đám cưới chủ yếu tập trung bên nhà trai kéo dài khoảng 2 ngày.
Sáng đầu tiên nhà gái đã sang nhà trai, trước khi đến gần nhà trai cô dâu phải mặc truyền thống dân tộc mình.
Sáng đầu tiên nhà gái đã sang nhà trai, trước khi đến gần nhà trai cô dâu phải mặc truyền thống dân tộc mình.
Cô dâu đội chiếc mũ rất độc đáo.
Cô dâu đội chiếc mũ rất độc đáo.
Trong khi đó nhà trai đang mổ lợn làm cỗ đãi khách.
Trong khi đó nhà trai đang mổ lợn làm cỗ đãi khách.
2 họ gặp nhau rồi cúi chào một cách trân trọng.
2 họ gặp nhau rồi cúi chào một cách trân trọng.
Sau khi cô dâu mặc trang phục truyền thống đoàn lại tiếp tục đi đến nhà trai.
Sau khi cô dâu mặc trang phục truyền thống đoàn lại tiếp tục đi đến nhà trai.
Làm lễ mời rượu trước cổng sân nhà trai.
Làm lễ mời rượu trước cổng sân nhà trai.

Cô dâu bước đến buồng cạnh cửa nhà trai nhưng phải chờ đến sáng hôm sau mới được vào nhà.
Cô dâu bước đến buồng cạnh cửa nhà trai nhưng phải chờ đến sáng hôm sau mới được vào nhà.
Buồng cạnh cửa được dành cho nhà gái ngủ qua đêm.
Buồng cạnh cửa được dành cho nhà gái ngủ qua đêm.
Họ hàng đôi bên gặp mặt ăn uống tưng bừng.
Họ hàng đôi bên gặp mặt ăn uống tưng bừng.
Sáng hôm sau chú rể dậy sớm để chuẩn bị trang phục cho lễ cưới.
Sáng hôm sau chú rể dậy sớm để chuẩn bị trang phục cho lễ cưới.
Cô dâu được dẫn vào nhà chồng lúc sáng khi thầy đã chọn giờ đẹp.
Cô dâu được dẫn vào nhà chồng lúc sáng khi thầy đã chọn giờ đẹp.
Chú rể với cô dâu làm lễ trước tổ tiên.
Chú rể với cô dâu làm lễ trước tổ tiên.
Thầy cúng làm lễ cho đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Dao.
Thầy cúng làm lễ cho đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Dao.
Sau đó họ quỳ xuống tạ lễ trước tổ tiên.
Sau đó họ quỳ xuống tạ lễ trước tổ tiên.


Thầy cúng làm lễ xin thần linh ban phước cho 2 vợ chồng sống hạnh phúc.
Thầy cúng làm lễ xin thần linh ban phước cho 2 vợ chồng sống hạnh phúc.
sau đó vợ chồng trẻ bước vào buồng hạnh phúc.
sau đó vợ chồng trẻ bước vào buồng hạnh phúc.
Cuối cùng là Lễ rửa mặt cho bố mẹ theo quan niệm của người Dao đó là Để tạ (ghi nhớ) công ơn của người nuôi dưỡng, giúp đỡ mình.
Cuối cùng là Lễ rửa mặt cho bố mẹ theo quan niệm của người Dao đó là Để tạ (ghi nhớ) công ơn của người nuôi dưỡng, giúp đỡ mình.
Mọi người trong làng đến chung vui hạnh phúc cùng 2 vợ chồng.
Mọi người trong làng đến chung vui hạnh phúc cùng 2 vợ chồng.
Phạm Ngọc Triển


Phong tục cưới hỏi của người Dao đỏ
\
Lễ cưới là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử. Lễ cưới hỏi của người Dao đỏ góp phần làm phong phú thêm những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cô dâu trong ngày trọng đại. 
Lễ cúng trình báo tổ tiên nhà trai, mời tổ tiên về dự, phù hộ cho 2 gia đình và đôi vợ chồng trẻ. 
Sau khi thực hiện các nghi lễ truyền thống, cô dâu được bỏ khăn che đầu và có thể ra tiếp khách. 
Đám cưới của anh Triệu Tiến Lộc và chị Bàn Thị Vị, người Dao đỏ ở thôn Khe Pháo 1, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) được tổ chức theo phong tục truyền thống. 
Niềm vui của họ hàng, người thân cô dâu, chú rể trong lễ cưới. 
Nhà gái được nhà trai đón ở ngõ. 
Nhà trai đứng đợi đón nhà gái ở đầu ngõ. 
Trong đám cưới của người Dao đỏ, cô dâu phải tự đi về nhà trai. 
Tiếng kèn được ngân vang trong đám cưới của người Dao đỏ. 
Thế Duyệt (TTXVN)
Nghi lễ cưới truyền thống đặc sắc của người Dao đỏ ở Tuyên Quang
1
Dân tộc Dao đỏ ở Tuyên Quang có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Một trong những nghi lễ đặc sắc còn được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cưới của người Dao đỏ.
Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai với đoàn nhạc lễ của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm, chọe, thanh la sang nhà gái xin dâu. Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản, chào mường. Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm 2 con gà, 10 chai rượu, 30 kg gạo và 30 kg thịt lợn để xin được đón cô dâu về.

Nét đặc biệt trong đám cưới của người Dao là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn chùm đầu có đính nhiều nụ hoa được đan từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng. Mũ áo của cô dâu người Dao đỏ là một tác phẩm độc đáo của sắc màu, nó thể hiện sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống…
Thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên cho cô dâu chú rể trước khi họ bước vào cửa nhà
Nét đặc biệt trong đám cưới của người Dao là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn chùm đầu có đính nhiều nụ hoa được đan từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng. Mũ áo của cô dâu người Dao đỏ là một tác phẩm độc đáo của sắc màu, nó thể hiện sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống…
Đội nhạc lễ của người Dao đỏ ở Tuyên Quang không thể thiếu tiếng kèn mừng đám cưới.

Cô dâu người Dao đỏ ở Tuyên Quang chuẩn bị trang điểm trước khi về nhà chồng.


Cô dâu cùng cha mẹ và bà mối đứng ở trước cửa để đợi đón nhà trai.


Trên đường đón dâu về, cô dâu phải trùm vải đỏ, người phù dâu phải che mặt cho cô dâu. Theo phong tục, không để mặt trời nhìn thấy mặt cô dâu bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên. Người Dao cho rằng làm như vậy mới tránh được rủi ro, vợ chồng mới được hạnh phúc trọn vẹn trăm năm.


Các cô gái trong bản chuẩn bị lễ vật giúp gia đình cô dâu.
Cô dâu và chú rể được thắt một dải khăn đỏ tượng trưng cho sợi tơ hồng trăm năm bền chặt

Cô dâu người Dao đỏ ở Tuyên Quang luôn trùm khăn che kín mặt cho đến khi về làm lễ ở nhà trai.

Đoàn rước dâu trở về với đoàn nhạc lễ thổi những bài ca mừng cưới. Đến nhà trai, đoàn rước dâu phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên thì mới được vào nhà. Thủ tục xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên. Đôi vợ chồng được buộc dải khăn đỏ, tượng trưng cho sợi dây tơ hồng, nối kết hạnh phúc trăm năm bền chặt. Theo phong tục, mẹ chú rể đến mở khăn mặt cho cô dâu.
Cô dâu chú rể uống chén rượu mà thầy cúng vừa dùng để làm lễ trước khi bước vào nhà.

Đoàn rước dâu hai họ đang tiến về nhà trai để tiếp tục làm lễ.

Cô dâu chú rể người Dao đỏ hạnh phúc trong ngày cưới.


Đêm đó, các cô gái, chàng trai đôi bên được dịp trổ tài hát Páo Dung (hát dân ca của dân tộc Dao đỏ). Đám cưới người Dao được tổ chức hai ngày hai đêm. Khi đoàn đưa dâu nhà gái về, mỗi người được biếu một kg thịt lợn và một chai rượu.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của người Dao đỏ đã bị mai một theo thời gian nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới vẫn được người Dao đỏ lưu truyền để giáo dục cho con cháu đời sau bởi trong đó chứa đựng nhiều yếu tố về văn hóa và lịch sử của tộc người./.
Bài và ảnh: Trịnh B- TTXVN
Nét độc đáo trong lễ đưa dâu của người Dao đỏ

Trong quá trình sinh sống, lập nghiệp, đồng bào Dao vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống như: trang phục, nhạc cụ, nghi lễ truyền thống (lễ Cấp sắc, lễ đầy tháng, ăn hỏi, cưới sinh…). 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh C có khoảng 16.000 người Dao, tập trung tại các huyện Đắk Mil, Krông Nô và Chư Jút…

Đặc biệt, các nghi lễ truyền thống trong đám cưới thể hiện một thế giới quan độc đáo của dân tộc Dao đỏ.

Ngày nay, nhiều nghi thức trong đám cưới đã được làm theo hướng đơn giản, nhưng lễ đưa dâu vẫn được làm theo phong tục truyền thống.

Trước khi đưa dâu, nhà gái sẽ làm lễ cúng báo tổ tiên và bữa cơm gia đình để họ hàng, làng xóm thân cận tụ họp cùng nhau.

Trang phục truyền thống của cô dâu và các phù dâu được chuẩn bị kỹ lưỡng, với trang sức bằng bạc như vòng, hoa tay, dây xà tích…

Việc đưa dâu sang nhà trai thường diễn ra từ tối đến tờ mờ sáng và không được trùng với giờ sinh, giờ mất của các thành viên, người thân trong gia đình. Người Dao đỏ quan niệm, mọi điều tốt đẹp nhất đều bắt đầu ngay từ buổi sớm mai, khi mặt trời chưa ló dạng.
Thầy cúng thực hiện nghi lễ báo tổ tiên khi cô dâu chuẩn bị xuất hành

Cha, mẹ chú rể sẽ không đến nhà gái để đón dâu, mà cô dâu cùng đoàn nhà gái sẽ tự đến nhà trai. Trong đoàn nhất định phải có các phù dâu đi cùng cô dâu là những cô gái trẻ chưa có gia đình. 
Đoàn người đưa dâu tập trung trước bàn thờ tổ tiên, thầy cúng thực hiện một số nghi thức trừ tà ma và cầu may mắn, chúc phúc cho cô dâu

Trên đường đi, vì cô dâu là người nổi bật nhất, dễ bị “ma tà” để ý nên phải đội một khăn to trên đầu và được che ô để bảo vệ. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên.
Đến giờ lành đã chọn, cô dâu được che ô, trên đầu trùm chiếc khăn đỏ to che kín mặt xuất hành ra khỏi cửa nhà

Người Dao cho rằng làm như vậy mới tránh được rủi ro, vợ chồng mới được hạnh phúc trọn vẹn trăm năm. Khi đoàn gần đến nơi sẽ dừng lại giữa đường để chỉnh sửa trang phục và đợi đoàn nhà trai đến đón. Vào tờ mờ sớm, đúng giờ đã chọn, đoàn nhà trai gồm đội kèn, chủ lễ, đại diện nhà trai sẽ ra đường vui mừng đón dâu…
Người thổi kèn sẽ thay mặt nhà trai dẫn đoàn nhà gái đến nhà
A Trư - H' Mai (Theo baodaknong.org.vn)
Nét độc đáo trong đám cưới người Dao Lô Gang 
Cập nhật ngày: 22/12/2015 10:32 (GMT +7)
 Cô dâu chuẩn bị thay trang phục mới khi tới gần cổng nhà chú rể.
Cô dâu chuẩn bị thay trang phục mới khi tới gần cổng nhà chú rể.
Người Dao Lô Gang ở xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ) hiện vẫn tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống. Được dự một đám cưới của người Dao Lô Gang nơi đây, chúng tôi thực sự ấn tượng với những nghi lễ độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc…
Đám cưới của chú rể Triệu Sinh Sơn, xóm Mỏ Sắt và cô dâu Phạm Mai Phương, xóm Cao Phong, dân tộc Dao Lô Gang của xã Hợp Tiến được tổ chức theo truyền thống của dân tộc như nhiều đám cưới của bạn bè cùng trang lứa ở xã Hợp Tiến. Sáng sớm của ngày cưới, ở nhà gái, chúng tôi được hòa mình vào không khí tất bật, chuẩn bị đồ đạc cho cô dâu về nhà chồng. Ngoài những đồ đạc như các cô dâu của dân tộc khác, cô dâu Dao Lô Gang còn được chuẩn bị 2 bộ trang phục để thay trong quãng đường đến nhà chú rể. Đó là bộ trang phục mặc lúc khởi hành, và bộ đồ để thay lúc đến gần cổng nhà trai. Trang phục của cô dâu được chuẩn bị cẩn thận gồm khăn che mặt thêu cầu kì bằng chỉ màu sặc sỡ. Áo dài được thêu trang trí ở từ cổ áo xuống tới gấu áo, phía sau lưng và cổ tay, kèm thêm khăn thêu hoa làm thắt lưng. Mũ đội đầu bằng 7 chiếc khăn vuông kèm theo chiếc khăn thêu nhiều họa tiết. Ngoài ra cô dâu còn đeo vòng cổ, vòng tay và có thêm nhiều món đồ trang sức bằng bạc trên áo. Bà Triệu Thị Hoa là bà ngoại của cô dâu chia sẻ, tôi thấy cháu gái mình mặc đồ của dân tộc rất đẹp, mình là người Dao, phải vận động con cháu làm đám cưới theo phong tục của dân tộc mới được tổ tiên chấp thuận và phù hộ cho hạnh phúc, may mắn.

Khoảng 6 giờ sáng, công việc chuẩn bị đã xong, cô dâu Phạm Thị Phương rạng rỡ trong bộ đồ tươi tắn, nổi bật trong đám đông đang chuẩn bị khởi hành đưa cô về nhà chồng. Đám cưới truyền thống của đồng bào Dao ở đây có nhiều nét độc đáo. Ngày cưới, với sự tham gia của 2 người dẫn đường nhà trai, đoàn đưa dâu chỉ gồm toàn là người nhà gái, tự đưa cô dâu sang nhà trai. Đây là tục lệ lâu đời của người Dao nơi đây.

Thầy cúng chuẩn bị các nghi lễ trước bàn thờ gia tiên của gia đình chú rể, chuẩn bị đón cô dâu mới.

Thời điểm ấy, tại nhà trai, chú rể không được đi đón dâu, nhưng cũng đang tất bật với việc chuẩn bị trang phục và các nghi lễ khác. Trang phục của chú rể gồm chiếc áo dài có thêu những hoa văn đơn giản ở dọc cổ áo xuống tới gấu áo, hoa văn ở cổ tay và phía sau lưng của áo. Chú rể đội thêm chiếc mũ vải có thêu hoa văn và cùng với bố mẹ ngồi trong phòng, chờ đoàn đưa dâu tới. Theo phong tục, bố mẹ chú rể cùng chú rể phải tránh mặt, chưa được ra cửa lúc con dâu mới về. Chú rể Triệu Sinh Sơn cho biết, lúc đầu tôi cũng định thuê váy cưới trắng, áo complê như các bạn nơi tôi đang làm việc, nhưng khi hiểu ý nghĩa của lễ tơ hồng, chúng tôi đã quyết định chuẩn bị trang phục dân tộc và thực hiện đám cưới theo nghi lễ truyền thống. Tôi cho rằng, đây cũng là nét đẹp, bản sắc cần giữ gìn trong thời đại hiện nay.

Sẵn sàng đón đoàn nhà gái là rất đông anh em họ hàng của nhà trai sắp thành hai hàng, đứng đầu là hai thầy kèn trong trang phục chỉnh tề. Khi đoàn đưa dâu về tới cổng nhà trai, hai thầy kèn cùng thổi những bài hát vui tươi với ý nghĩa mừng cô dâu mới về nhà và chúc phúc gia đình cho tới khi cô dâu cùng đoàn nhà gái vào hết trong nhà. Bài kèn có ý nghĩa như sau: "Mở rộng cửa đón dâu mới về/Đón chào anh em bạn bè nhà gái/ Từ đây kết thành một nhà/Một gia đình mới trăm năm hạnh phúc/Sớm có con cháu…

Khi cô dâu bước vào trong nhà rồi, thầy cúng của nhà trai sẽ đứng ra làm lễ tơ hồng cho cô dâu và chú rể, đây là nghi lễ quan trọng nhất trong lễ cưới để công nhận cô dâu chính thức trở thành con cháu trong nhà… Thầy cúng sẽ đọc bài khấn xua đuổi những tà ma đi theo cô dâu trên đường về và xin với tổ tiên cho cô gái chính thức về làm dâu trong gia đình này. Sau đó chú rể được dẫn ra và cùng cô dâu đứng vào trong chiếu hoa thực hiện nghi lễ vái. Nghi lễ này gồm vái gia tiên, vái thầy cúng, vái bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái. Trước đây, theo phong tục, chú rể phải vái rất nhiều, có khi hơn 100 lần, nhưng bây giờ thì thủ tục này đã được đơn giản hơn, chú rể chỉ phải vái 12 đến 20 lần. Chiếc chiếu cô dâu chú rể đứng sẽ được trải giường đêm tân hôn của cô dâu và chú rể. Tiếp đó, thầy kèn thổi lên khúc nhạc mừng cô dâu mới. Rượu được rót ra cho cô dâu và chú rể trước rồi tới họ hàng hai bên uống. Đây là rượu gan lợn nướng, tức là gan lợn được nướng lên, cắt miếng nhỏ để vào từng chén, rồi rót rượu ngâm mật nướng vào. Người Dao có tục lệ rằng, đôi trai gái nếu yêu nhau và ưng ý nhau thì sẽ uống hết rượu này. Còn những đôi nào không ưng ý nhau mà bị ép lấy thì sẽ không uống hoặc không uống hết.

Sau lễ này, đôi trai gái chính thức thành vợ thành chồng và được họ hàng, làng xóm chúc phúc trăm năm. Bố mẹ chàng rể sẽ có đôi điều căn dặn, chỉ bảo nàng dâu mới những công việc trong gia đình, giới thiệu anh em họ hàng trong nhà và chúc hai con hạnh phúc. Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới được chuẩn bị khá chu đáo và thịnh soạn để mời khách, mời anh em họ hàng cùng ăn và uống rượu mừng hạnh phúc. Lúc này, thầy kèn lại thổi lên khúc nhạc mời mọi người cùng ăn uống say sưa cho đến khi kết thúc tiệc cưới.

Cùng có mặt trong đám cưới của đôi bạn trẻ, ông Bàn Phúc Tề, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến cũng là người dân tộc Dao cho biết: Xã hiện có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó người Dao chiếm trên 60% dân số. Người Dao nơi đây chủ yếu thuộc nhóm Dao Lô Gang, hiện còn lưu giữ được những nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống trong đám cưới. Tuy nhiên, có những thời điểm những nét đẹp này tưởng như đã mai một. Trước thực trạng đó, để những nét đẹp vốn có này không bị mai một, còn lưu giữ đến ngày nay, cấp ủy, chính quyền đã tích cực tuyên truyền tới các già làng, người già có uy tín vận động con cháu giữ gìn bản sắc dân tộc, nhất là trang phục dân tộc. Dần dần, những bà, những chị từ 45 trở lên đã sử dụng trở lại áo váy, khăn đội đầu, dây lưng… của dân tộc mình trong những dịp lễ Tết, sinh nhật. Đồng thời những già làng ấy cũng vận động con cháu tổ chức lễ cưới theo phong tục dân tộc mình, trong đó thực hiện lễ tơ hồng là một nghi lễ thiêng liêng với tổ tiên để được cùng nhau chung sống trọn đời…
Thu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét