Huyền Thanh
(Dân Việt) Hủ tiếu bà Sẩm, bánh xèo Cao Lãnh hay bún bò cay Bạc Liêu là những món ăn bạn nhất định nên thử khi đến miền Tây mùa nước nổi.
Hủ tiếu bà Sẩm, Đồng Tháp
Hủ tiếu bà Sẩm là món ăn trứ danh khi đến thành phố Sa Đéc và là một quán ăn có thâm niên ở vùng đất này. Bà Sẩm mở quán hủ tiếu từ năm 1968 tại số 188 đường Trần Hưng Đạo, phường 1. Quán nhỏ chỉ khoảng 20m2, rất bình dân, giá rẻ nhưng chất lượng đảm bảo. Sau khi bà mất, con gái bà nối nghiệp. Khách đến đông không có bàn thì phải ngồi chờ hoặc ngồi ăn trước cửa.
Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp
Bánh xèo là món ăn quen thuộc của cả miền Trung và miền Nam, thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Đến Đồng Tháp bạn cũng đừng quên thưởng thức món bánh xèo Cao Lãnh nổi tiếng, làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi.
Tại Cao Lãnh, cùng với củ sắn và giá, các đầu bếp thường làm bánh xèo nhân tôm thịt và bánh xèo thịt vịt. Tôm được dùng là tôm đất hoặc tôm sú. Thịt heo chọn phần thăn để thịt mềm. Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì tráng phần bột mỏng, sau đó cho lần lượt các loại nhân vào. Khi bánh giòn thì gấp lại làm đôi.
Mì Hồng Ký, Cần Thơ
Mì Hồng Ký - mì chú Lương là tiệm mì lâu đời ở Cần Thơ của chủ tiệm gốc Hoa được người dân Cần Thơ ưa chuộng. Quán mì trên đường Lý Thường Kiệt hàng chục năm nay, thu hút thực khách bởi các món mì, miến, hủ tiếu, bún gạo kèm với thịt, xương, gà. Theo nhiều thực khách, nước dùng có vị thanh, sợi mì dai. Giá cả ở đây được cho là cao so với mặt bằng miền Tây, một tô mì nhỏ (một vắt mì) giá 35.000 đồng. Nếu muốn ăn tô hai vắt mì, giá 40.000-55.000 đồng.
Bún bò cay Bạc Liêu
Quán bún bò cay trên đường Cao Văn Lầu có tuổi đời gần 30 năm, đã đổi địa chỉ mấy lần nhưng đến đâu khách theo đến đấy. Du khách nơi khác đến thường bất ngờ khi chủ quán mang ra tô bún có màu vàng sẫm, những sợi bún lấp ló cạnh mấy khúc thịt bò dậy vị cay cay.
Màu vàng và vị cay là do thịt bắp bò, gân bò ướp với nước cam vắt, dầu điều, bột nghệ, gừng, tỏi, hạt cà-ri băm nhuyễn, khi nấu cho thêm ớt sừng trâu giã nhuyễn. Bạn có thể gọi loại ít cay cho dễ ăn. Giá một tô là 30.000 đồng.
Hủ tiếu bà Sẩm là món ăn trứ danh khi đến thành phố Sa Đéc và là một quán ăn có thâm niên ở vùng đất này. Bà Sẩm mở quán hủ tiếu từ năm 1968 tại số 188 đường Trần Hưng Đạo, phường 1. Quán nhỏ chỉ khoảng 20m2, rất bình dân, giá rẻ nhưng chất lượng đảm bảo. Sau khi bà mất, con gái bà nối nghiệp. Khách đến đông không có bàn thì phải ngồi chờ hoặc ngồi ăn trước cửa.
Hủ tiếu bà Sẩm ngon trứ danh. Ảnh: foody
Nước dùng là xương hầm với khô mực và thịt. Mọi thứ đều do các đầu mối cung cấp, uy tín cả mấy chục năm nay và nguyên liệu ngày nào dùng ngày đó. Bánh hủ tiếu Sa Đéc cọng to, màu trắng sữa được chế biến từ loại bột gạo dẻo thơm xứ Đồng Tháp Mười. Quán cũng có làm thêm mì nếu thực khách yêu cầu. Từ bao năm nay, quán thu hút một lượng khách quen đông đảo và giá rất bình dân, khoảng 6.000 đồng cho một tô thường và 10.000 đồng cho tô đặc biệt.Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp
Bánh xèo là món ăn quen thuộc của cả miền Trung và miền Nam, thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Đến Đồng Tháp bạn cũng đừng quên thưởng thức món bánh xèo Cao Lãnh nổi tiếng, làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi.
Chiếc bánh xèo với màu vàng bắt mắt, nhân chủ yếu là giá và củ sắn (củ đậu). Ảnh: ngoisao
Dọc theo sông Cái Sao Thượng thuộc đường Lê Duẩn, phường Phú Mỹ bạn sẽ thấy rất nhiều quán bán bánh xèo nằm gần nhau. Điểm đặc biệt của bánh xèo Cao Lãnh là gạo được chọn làm bánh là loại gạo mới, có mùi thơm và thuộc nhóm gạo khi nấu cơm thì cơm khô nở chứ không phải loại gạo dẻo. Gạo mang đi ngâm, xay nhuyễn hòa với nước cốt dừa, chút muối, hành lá xắt nhuyễn.Tại Cao Lãnh, cùng với củ sắn và giá, các đầu bếp thường làm bánh xèo nhân tôm thịt và bánh xèo thịt vịt. Tôm được dùng là tôm đất hoặc tôm sú. Thịt heo chọn phần thăn để thịt mềm. Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì tráng phần bột mỏng, sau đó cho lần lượt các loại nhân vào. Khi bánh giòn thì gấp lại làm đôi.
Bánh xèo mỏng tang, được cuốn với các loại rau. Ảnh: ngoisao
Bánh chín lên đĩa, thường cuốn với rau cải, rau diếp, lá xoài non, húng… chấm nước mắm chua ngọt pha sẵn. Giá một cái bánh từ 10.000 đồng tùy nhân.Mì Hồng Ký, Cần Thơ
Mì Hồng Ký - mì chú Lương là tiệm mì lâu đời ở Cần Thơ của chủ tiệm gốc Hoa được người dân Cần Thơ ưa chuộng. Quán mì trên đường Lý Thường Kiệt hàng chục năm nay, thu hút thực khách bởi các món mì, miến, hủ tiếu, bún gạo kèm với thịt, xương, gà. Theo nhiều thực khách, nước dùng có vị thanh, sợi mì dai. Giá cả ở đây được cho là cao so với mặt bằng miền Tây, một tô mì nhỏ (một vắt mì) giá 35.000 đồng. Nếu muốn ăn tô hai vắt mì, giá 40.000-55.000 đồng.
Món mì có nước dùng rất thanh. Ảnh: foody
Quán mì có máy lạnh nên không lo trời nắng nóng, quán trông bề ngoài không được hoành tráng bắt mắt cho lắm nhưng vào bên trong thì lại sạch sẽ tinh tươm.Bún bò cay Bạc Liêu
Quán bún bò cay trên đường Cao Văn Lầu có tuổi đời gần 30 năm, đã đổi địa chỉ mấy lần nhưng đến đâu khách theo đến đấy. Du khách nơi khác đến thường bất ngờ khi chủ quán mang ra tô bún có màu vàng sẫm, những sợi bún lấp ló cạnh mấy khúc thịt bò dậy vị cay cay.
Màu vàng và vị cay là do thịt bắp bò, gân bò ướp với nước cam vắt, dầu điều, bột nghệ, gừng, tỏi, hạt cà-ri băm nhuyễn, khi nấu cho thêm ớt sừng trâu giã nhuyễn. Bạn có thể gọi loại ít cay cho dễ ăn. Giá một tô là 30.000 đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét