60 năm trước, ngoài các căn biệt thự của những người tư sản giàu có, hầu hết các khu biệt sự nguy nga sang trọng ở Hà Nội vốn là nơi sống và làm việc của thực dân Pháp…
60 năm đi qua, Hà Nội vẫn còn đó hơn 1 ngàn căn biệt thự rêu phong như những “chứng tích sống” đối với người dân Thủ đô trong những năm họ phải chịu ách thống trị của thực dân phong kiến. Cho đến nay, có lẽ chỉ ở Hà Nội mới có nhiều những chứng tích đặc biệt như thế …
60 năm trước, ngoài các căn biệt thự của những người tư sản giàu có hầu hết các khu biệt sự nguy nga sang trọng ở Hà Nội vốn là nơi sống và làm việc của thực dân Pháp. Và 60 năm trở lại đây sau ngày giải phóng, cũng tại các ngôi biệt thự này cuộc sống của người dân Hà Nội vẫn diễn ra bình dị mộc mạc bên trong các khu biệt thự ấy.
Bên cạnh những căn biệt thự còn giữ nguyên vẻ kiến trúc cao sang lộng lẫy, nhiều căn nay đã xuống cấp vì thời gian và sự bon chen của cuộc sống đô thị. Song khi bắt gặp nó, những người từng sống qua những năm Hà Nội bị thực dân đô hộ, hình ảnh một thời đấu tranh sục sôi vẫn còn như ngày nào.
Hầu hết các biệt thự này đều nằm ở trung tâm thành phố và biệt thự nào cũng có cây xanh được trồng trong khuôn viên.
Ngay sau khi Hà Nội là nhượng địa của Pháp năm 1888, chính quyền Pháp đã tính chuyện xây dựng thành phố thuộc địa lớn trên nền kinh thành cũ mà không xây bên cạnh như người Anh làm ở New Delhi, cho dù ở Bắc Kỳ vẫn còn các cuộc chiến đấu chống quân Pháp.
Khách đến Hà Nội đi qua các phố Phan Đình Phùng, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Phú, Điện Biên Phủ, Trần Hưng Đạo, Lý Thưởng Kiệt, hay Nguyễn Du …đến các phố xa hồ Hoàn Kiếm hơn như Ngô Thì Nhậm, Bùi Thị Xuân, Trần Xuân Soạn, đâu cũng có biệt thự nằm xem lẫn với nhà dân có kiến trúc hình ống. Những ngôi biệt thự nằm ẩn khuất giữa phố phường Hà Nội xưa là nơi ngự trị của chế độ thực dân, nay là nơi yên bình hơn bao giờ hết đối với người dân thủ đô.
Tại làng gốm Bát Tràng hiện vẫn còn một ngôi biệt thự đầu tiên ở làng cổ. Trải qua gần 150 năm nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp sang trọng của lối kiến trúc phương Tây cổ kính.
Được xây dựng trên mảnh đất chính giữa làng rộng gần 500 m2 cao sang ngày xưa đây là nơi cư ngụ của tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ nay ngôi biệt thự này lại trở thành tài sản vô giá của người dân Bát Tràng. Ngôi biệt thự này còn được xem là “bạn đồng niên” với Cầu Long Biên. Vật liệu quan trọng để có thể xây dựng nên biệt thự hai tầng ấy là thép.Phải mất cả năm với sự kì công, cần mẫn của hàng trăm thợ mới hoàn thành được ngôi biệt thự nhiều cửa sổ nổi bật giữa những ngôi nhà tranh, nhà gỗ thấp lè tè xung quanh.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng những nét hoa văn mang phong cách Pháp vẫn còn nguyên giá trị.
Theo Minh Phan (Dân trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét