(Kiến Thức) - Nguyễn Chế Nghĩa là một danh tướng thời Trần. Ông làm quan trải qua 4 đời vua, có nhiều công lao với triều đình và với nhân dân. Sau khi ông mất, dân làng Kiêu Kỵ quê ông đã lập đền thờ.
Thông thạo thập bát ban võ nghệ
Quân Nguyên – Mông khiếp sợ gọi ông là thần tướng
Khi đội quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới, Quốc công tiết chế phong Nguyễn Chế Nghĩa làm đại tướng, giao cờ lệnh cùng đại tướng Phạm Ngũ Lão đem 3.000 quân chặn giặc từ ải Nội Bàng, ải Nữ Nhi (Bắc Giang) đến Kỳ Cấp (Lạng Sơn). Ông đã nghênh chiến với Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ là hai tướng vào loại kiệt xuất của Nguyên - Mông. Nguyễn Chế Nghĩa một mình một ngựa một thương lao thẳng vào quân giặc mà chém giết. Ông gây nỗi kinh hoàng và đem cái chết đến cho bọn xâm lược. Chúng khiếp sợ gọi ông là thần tướng. Sau đó Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh rút về Lộ Hương tham gia những trận đánh không cho giặc tiến nhanh về kinh thành Thăng Long.
Khi vua Trần cho triều đình và nhân dân rút khỏi kinh thành thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống", Nguyễn Chế Nghĩa được Quốc công tiết chế giao nhiệm vụ ở lại tổ chức dân binh hoạt động ở vùng sau lưng địch. Ban ngày ông lãnh đạo nhân dân chống địch giết hại nhân dân, cướp bóc của dân. Ban đêm ông đem quân tập kích vào trại giặc. Ông thiết lập mặt trận bí mật từ làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm đến Cư Xá, Hải Dương để chặn giặc không cho chúng đánh sang Lộ Hồng. Ông chỉ huy trận phục kích giặc ở cánh đồng lấy cạnh rừng đay thôn Kiêu Kỵ, giết 300 tên giặc, không một tên nào sống sót chạy về kinh thành Thăng Long.
Khi quân ta chuẩn bị tổng phản công, Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh của Quốc công tiết chế phối hợp với quân của Trung Thành vương tiêu diệt đồn Giang Khẩu ở ngoại thành Thăng Long. Nguyễn Chế Nghĩa cùng tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đội quân thủy, quân bộ phục kích giặc trên sông Thiên Đức (sông Đuống) truy diệt quân địch, giết hàng nghìn tên.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong chức U khổng Bắc tướng quân.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba (1287 - 1288), Quốc công Tiết chế phong Nguyễn Chế Nghĩa làm chánh tướng tiên phong, cùng hai ông Hùng Thăng và Huyền Du làm phó tướng tiên phong. Ông mang quân đóng ở Yên Hưng (Quảng Yên, Quảng Ninh ngày nay), rồi lại đem quân lên cửa ải Nội Bàng, chém chết tướng giặc là Trương Quân. Khi biết Thoát Hoan trốn chạy theo đường núi, không chạy theo đường sông Bạch Đằng, vua sai ba ông lên giữ ải Nam Quan, Chi Lăng đánh lui Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ. Sau đó ông còn đánh trên 20 trận nữa. Tiếp đó Nguyễn Chế Nghĩa nhận được lệnh đem quân về chặn quân giặc ở Vạn Kiếp, Lục Nam.
An Nghĩa đại Vương Ngọc Phả
Vào thời Trần ở trang Trại Bái, huyện An Định, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hoá có ông Đinh Thiện. Do cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ông đã rời bỏ quê hương đến định cư ở ấp Mỹ Long, xã Cối Xuyên, huyện Trường Tôn, trấn Hải Dương (nay là xã Nghĩa Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) làm ăn sinh sống. Tại đây, Đinh Thiện đổi ra họ Nguyễn và kết duyên cùng với bà Hoàng Thị Nguyên. Ông bà sinh được một người con đặt tên là Nguyễn Chế Nghĩa vào năm Thiệu Long thứ 7 (1265).
Nguyễn Chế Nghĩa là người thiên tư anh tuấn, có chí lớn từ thuở nhỏ, vừa giỏi văn vừa giỏi võ. Ngay từ buổi niên thiếu Nguyễn Chế Nghĩa đã có đầy nghĩa khí: "Đã là một đấng trượng phu/Phải đem chí lớn, đền bù non sông/Lưu đời hai chữ nghĩa - trung/Để cho tên tuổi gắn cùng nước non".
Ông thông thạo thập bát ban võ nghệ, sử dụng được nhiều binh khí, có biệt tài đánh côn, dân gian gọi là đánh thó.
Năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), lúc ông vừa tròn 20 tuổi, vua Nguyên Mông sai thái tử Thoát Hoan đem quân xâm lược nước Đại Việt lần thứ hai. Nguyễn Chế Nghĩa xin đầu quân đánh giặc. Ông đã vượt qua tất cả các môn tỷ thí võ nghệ cũng như phép dùng binh. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương khen: "Người chẳng kém gì Phạm Ngũ Lão, ta lại thêm một tướng tài", liền cho ông làm tướng tiên phong.
Đền thờ danh tướng Nguyễn Chế Nghĩa. |
Quân Nguyên – Mông khiếp sợ gọi ông là thần tướng
Khi đội quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới, Quốc công tiết chế phong Nguyễn Chế Nghĩa làm đại tướng, giao cờ lệnh cùng đại tướng Phạm Ngũ Lão đem 3.000 quân chặn giặc từ ải Nội Bàng, ải Nữ Nhi (Bắc Giang) đến Kỳ Cấp (Lạng Sơn). Ông đã nghênh chiến với Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ là hai tướng vào loại kiệt xuất của Nguyên - Mông. Nguyễn Chế Nghĩa một mình một ngựa một thương lao thẳng vào quân giặc mà chém giết. Ông gây nỗi kinh hoàng và đem cái chết đến cho bọn xâm lược. Chúng khiếp sợ gọi ông là thần tướng. Sau đó Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh rút về Lộ Hương tham gia những trận đánh không cho giặc tiến nhanh về kinh thành Thăng Long.
Khi vua Trần cho triều đình và nhân dân rút khỏi kinh thành thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống", Nguyễn Chế Nghĩa được Quốc công tiết chế giao nhiệm vụ ở lại tổ chức dân binh hoạt động ở vùng sau lưng địch. Ban ngày ông lãnh đạo nhân dân chống địch giết hại nhân dân, cướp bóc của dân. Ban đêm ông đem quân tập kích vào trại giặc. Ông thiết lập mặt trận bí mật từ làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm đến Cư Xá, Hải Dương để chặn giặc không cho chúng đánh sang Lộ Hồng. Ông chỉ huy trận phục kích giặc ở cánh đồng lấy cạnh rừng đay thôn Kiêu Kỵ, giết 300 tên giặc, không một tên nào sống sót chạy về kinh thành Thăng Long.
Khi quân ta chuẩn bị tổng phản công, Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh của Quốc công tiết chế phối hợp với quân của Trung Thành vương tiêu diệt đồn Giang Khẩu ở ngoại thành Thăng Long. Nguyễn Chế Nghĩa cùng tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đội quân thủy, quân bộ phục kích giặc trên sông Thiên Đức (sông Đuống) truy diệt quân địch, giết hàng nghìn tên.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong chức U khổng Bắc tướng quân.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba (1287 - 1288), Quốc công Tiết chế phong Nguyễn Chế Nghĩa làm chánh tướng tiên phong, cùng hai ông Hùng Thăng và Huyền Du làm phó tướng tiên phong. Ông mang quân đóng ở Yên Hưng (Quảng Yên, Quảng Ninh ngày nay), rồi lại đem quân lên cửa ải Nội Bàng, chém chết tướng giặc là Trương Quân. Khi biết Thoát Hoan trốn chạy theo đường núi, không chạy theo đường sông Bạch Đằng, vua sai ba ông lên giữ ải Nam Quan, Chi Lăng đánh lui Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ. Sau đó ông còn đánh trên 20 trận nữa. Tiếp đó Nguyễn Chế Nghĩa nhận được lệnh đem quân về chặn quân giặc ở Vạn Kiếp, Lục Nam.
An Nghĩa đại Vương Ngọc Phả
( Tiểu sử tóm tắt Nguyễn Chế Nghĩa ở sở công thần bộ lễ triều Nguyễn do thượng thư giao cho xã Phương Điếm)
Đức thành hoàng trang Cối Xuyên (Cối Xuyên nhất xã lục thôn Gồm Đức Phong, Đại Liêu, Mỹ Long, Hoa Điếm, Tiên Nha, Vĩnh Dụ) nay là hai xã Hội Xuyên và Phương Điếm - huyện Gia Lộc. Ngài là Nguyễn Chế Nghĩa có nhiều vũ công, là đại tướng triều Trần.
Ngài vốn dòng dõi thi lễ lớn lên là người thiên tư anh tuấn học vấn uyên thâm. Năm 12 tuổi đã có sức khỏe lạ thường, Cha mẹ ngài còn mời thầy về dạy võ, được thầy giỏi rèn luyện nên Ngài văn võ kiêm toàn. Những binh thư Tôn Ngô, Ngài đều thấu suốt, văn thuyết đều tinh thông. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Ngài còn thục luyện bộ thái ất thần kinh và thuộc làu kinh dịch. Ngài cỡi ngựa bắn cung đánh trường múa đao đều giỏi. Ngài đã làm bài thơ nghĩa khí như sau:
Định thiên lập địa trượng phu thân
Chí khí đường đường mại đẳng luân
Đàn Giáp khẳng mi tề sách sĩ
Trước tiên tu hướng tấn năng thân
Cơ tàng cử hỏa kiêm hoài tuyết
Tích hiển đường yên giữ hán vân
Lưu đắc càn khôn trung nghĩa tiết
Cao đàm thiên cổ nhất hoàn nhân
Năm 16, 17 tuổi tiếng hay văn võ của Ngài đã lừng lẫy nhiều nơi. Năm 17 tuổi Ngài đã đầu quân, nhà Vua và đức Hưng Đạo Vương đã thử tài bắn cung của ngài, môn bắn cung đã được khen là thần tiễn và Ngài được phong là tướng quân đi đánh giặc.
Ngài đã đem dân binh của Lộ Hồng đi chặn giặc ở Nội Bàng. Ở Vạn Kiếp làm cho giặc phải tiến quân chậm chạp, Ngài cũng diệt được nhièu quân giặc nên xa giá nhà Vua đủ thời gian rút khỏi kinh thành. Uy danh ngài đã vang lừng từ cửa ải Chi Quan đến cửa ải Lê Quan. Ngài có hai con ngựa chiến giỏi là Long Câu và Long Đề đã giúp nhiều cho ngài trong chiến trận
Năm 19 tuổi ngài đã đeo ấn tiên phong cùng tướng Phạm Ngũ Lão lên Lạng Sơn, Ngài đã lập 3 trại dân binh, Thử, Xa, Chúc để cản địch. Trận đầu ngài đã cầm quân đánh lui các tướng Nguyên là Trịnh Bằng Phi và Áo Lỗ Xích. Ngài đã được nhà Vua phong khống bắc tướng quân, Nhưng lúc đầu thế giặc còn mạnh quân ta phải tạm rút. Ngài lại được cử giữ Nội Bàng để chống giặc bảo vệ đại bản doanh của Đức Hưng Đạo Vương đang đóng ở Vạn Kiếp. sau đó ngài được giao giữ mặt trận từ Kiêu Kỵ đến đê Cơ Xá, để chặn giặc không cho chúng sang Lộ Hồng, nhiều trận ngài diệt hàng trăm giặc. Ngài lại đem quân phối hợp với Trung Thành Vương diệt đồn Giang Khẩu rồi lại đem quân chặn giặc ở đê Thiên Đức và ở An Hưng. Khi giặc rút chạy. Võ công của ngài đã góp nhiều với triều Trần đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi
Dẹp giặc xong nhà Vua lại giao cho ngài đi tổng trấn Lạng Sơn một thời gian ngài lại đi xứ Bắc quốc sau đó ngài được triệu về triều giữ nhiều chức như thái uý, đô úy Nghĩa Xuyên Công, Ngài lần lượt được phong thượng tướng, rồi đại tướng quân, Vua Trần đã gả công chúa Nguyệt Hoa cho ngài ( Lúc ngài là thượng tướng quân)
Ngài la bậc lão thần Lần lượt thờ các Vua Nhân Tôn, Anh Tôn, Minh Tôn, Hiến Tôn nhà Trần với tước công và có lúc được giao đứng đầu văn võ, có lúc được giao cả chức lễ bộ thượng thư. Ngài rất cương trực đã giúp nhiều cho việc triều chính ở triều đình và phủ dụ thần dân nhất là những việc cấy hái tầm tang đê điều.
Đến đời Trần Dụ Tôn thì Ngài bị ám hại. Vua còn dặn quan thái sử không được chép tên ngài vào sử ký. Thế là nỗi bi ai oan khuất của ngài không được rửa sạch mặc dầu triều đình vẫn làm Vương Lễ an táng và phong thần cho ngài là " An Nghĩa đại Vương"
Công chúa Nguyệt Hoa và thượng vị hầu Nguyễn Sùng Phúc ( Con trai của ngài) không chịu nhận chức tước gì nữa, sau khi ngài mất chỉ ở nhà thủ tiết.
Đến đời vua Lê Thái Tổ đã phong thần cho ngài: " Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực" và đến đời Vua Lê Anh Tôn niên hiệu Hồng Phúc đã giao cho bộ lễ Viết lại Ngọc Phả của ngài xếp cuốn ngọc phả này vào sách bách linh của bộ lễ.
Bản triều đã truy ơn và tiếp tục phong thần cho ngài: Tuấn lương đại Vương rồi quang y đại Vương cùng sửa lại ngọc phả trong sách bách linh của bộ lễ
Tự Đức nguyên niên - Trung thu thần nhật thần lễ bộ thượng thư Đỗ Quang phụng soạn năm 1848
Nguồn : http://nguoisaigon.vn/
“Truy” nguyên nhân cái chết oan nghiệt của “Thần tướng” Việt Nam
(Xã hội) - Một cuộc đời oanh liệt, nhưng chỉ vì phản đối việc lập vua Trần Dụ Tông mà Nguyễn Chế Nghĩa đã bị sát hại. Với đức cao vọng trọng, ông vẫn được nhân dân lập đền thờ và các triều đại sau ghi nhận công đức.
Từ quan về quê mở phường dạy võ
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong chức đại tướng quân, được cử đi giữ các cửa ải ở Lạng Sơn 6 năm liền. Nguyễn Chế Nghĩa lập các đồn trại dọc biên giới, tiễu trừ giặc cướp, thổ phỉ. Ông còn thành lập các đội dân binh, giúp họ khai khẩn đất đai làm ruộng để tự túc lương thực, giao cho các thổ hào tin cậy quản lý trông coi. Các đội dân binh này đã cùng quân triều đình bảo vệ vững chắc vùng biên cương.
Khi vùng biên ải được bình yên, ông được nhà vua triệu về triều ban tước Nghĩa Xuyên công và lần lượt tới các chức vụ Đô uý, Thái uý. Nguyễn Chế Nghĩa được cử đi sứ Nguyên ba lần vào các năm 1302, 1321, 1331. Ông được nhà vua và triều đình quý trọng. Vua Trần gả công chúa Nguyệt Hoa cho ông và phong chức Phò mã đô uý. Nguyễn Chế Nghĩa và Nguyệt Hoa sinh được một con trai là công tử Sùng Phúc.
Nguyễn Chế Nghĩa làm quan trải bốn triều vua: Trần Nhân Tông (1279 – 1293), Trần Anh Tông (1293 – 1314), Trần Minh Tông (1314 – 1329) và Trần Hiến Tông (1329 – 1341). Ông lần lượt giữ chức Nhập nội thị thái uý, Thái tể Nguyễn Xuyên công, có thời gian đứng đầu ban võ, có lúc kiêm chức Lễ bộ Thượng thư.
Đến cuối đời Trần Minh Tông, triều đình nhiễu nhương, vua ham chơi bời không lo đến quốc sự, bọn gian thần nhũng loạn. Nguyễn Chế Nghĩa khuyên can vua không được bèn từ quan về nghỉ ở đất Cối Xuyên quê hương ông và ở Kiêu Kỵ là đất vua ban cho ông làm thái ấp. Tại Cối Xuyên ông giúp dân mở mang nghề nông, mở chợ Cối Xuyên, mở phường dạy võ cho thanh niên.
Tại Kiêu Kỵ, ông cũng khuyến khích nông dân mở mang đồng ruộng, phát triển nghề tằm tang, bảo vệ đê sông Hồng. Ông lập quán Ninh Kiều làm nơi nghỉ ngơi thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, nơi xướng họa thơ văn, ngoài ra ông còn khuyến khích mọi người dân trong vùng giữ thuần phong mỹ tục.
Bị vua Trần Dụ Tông sai người phục kích chém chết
Khi vua Trần Hiến Tông mất, Trần Dụ Tông lên ngôi (1341 – 1369) khi đã củng cố được địa vị. Dụ Tông liền trả thù ông vì ông là một trong ba người phản đối việc lên ngôi của Dụ Tông. Dụ Tông đã sai bọn võ sĩ phục kích chém chết ông ở quán Ninh Kiều, xã Kiêu Kỵ. Khi đó ông 76 tuổi. Mặc dù vậy nhưng với công lao hiển hách và đức cao vọng trọng của ông, triều đình vẫn cử Bộ Lễ về tổ chức tang lễ theo nghi thức vương giả và phong thần cho ông là An Nghĩa đại vương. Nhân dân làng Kiêu Kỵ lập đền thờ An Nghĩa Đại vương, công chúa Nguyệt Hoa và Công tử Sùng Phúc.
Công tử Sùng Phúc và mẹ là công chúa Nguyệt Hoa còn dựng chùa thờ Phật ở cạnh đền An Nghĩa Đại Vương. Sau chùa này được mang tên Sùng Phúc tự. Khi công chúa Nguyệt Hoa và công tử Sùng Phúc mất cũng được nhân dân Kiêu Kỵ đưa vào thờ ở đền ở đình Kiêu Kỵ làm thành hoàng của làng.
Đền An Nghĩa Đại vương và Nguyệt Hoa công chúa được các triều đại phong 87 đạo sắc (trong đó đời vua Lê Thần Tông 30 đạo sắc; đời vua Lê Huyền Tông 7 đạo sắc; đời vua Lê Gia Tông 8 đạo sắc; đời vua Lê Dụ Tông 9 đạo sắc; đời vua Lê Hiển Tông 10 đạo sắc; đời vua Quang Trung 11 đạo sắc và đời vua Cảnh Thịnh 12 đạo sắc).
Cụm di tích trên đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử năm 1996.
Dương Tuấn (KT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét