Đây là một trong những trò chơi dân gian mang hơi thở cuộc sống, luôn thu hút đông đảo bà con ở các cộng đồng dân cư tham gia. Không chỉ hiện diện trong những lễ hội ngày xuân, di sản nghệ thuật bài chòi dân gian Đà Nẵng đang được bảo tồn và phát huy, gắn với các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống, phục vụ hoạt động vui chơi giải trí của người dân và du khách.
Cùng với Nghệ thuật bài chòi của Đà Nẵng, 16 di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng của các địa phương khác cũng được công nhận trong đợt này bao gồm: Lễ hội đình Lưu Xá (Hà Nội), Lễ hội làng Quang Lang (Thái Bình), Lễ hội đền Cửa Ông (Quảng Ninh), Nghi lễ mừng sinh nhật (Hắt khoăn) của người Nùng (Bắc Kạn), Nghi lễ cấp sắc Tào của người Tày (Bắc Kạn), Lễ hội Đào Xá (Phú Thọ), Nghề thêu truyền thống ở Đông Cứu (Hà Nội), Hát trống quân (Hưng Yên), Trò diễn Pôồn Pôông của người Mường (Thanh Hóa), Nghề mộc Kim Bồng (Quảng Nam), Nghề khai thác yến sào Thanh Châu (Quảng Nam), Nghi lễ cấp sắc của người Dao (Sơn La), Lễ cúng dòng họ (Tu su) của người Mông (Sơn La), Nghi lễ tết nhảy của người Dao (Thái Nguyên), Lễ hội trò trám (Phú Thọ) và Nghề dệt Dèng (thổ cẩm) của người Tà Ôi (Thừa Thiên-Huế).
An Dy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét