Trong đời sống của người M’nông các loại nhạc cụ như: Chiêng, Goong, Trống, M’buốt, R’lét… là những nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của họ. Trong đó, bộ Chiêng Yau được coi là nhạc cụ linh thiêng và thể hiện địa vị, uy quyền ở mỗi gia đình, dòng họ.
Tài sản quý của người M’nông
Từ thuở xa xưa, người M’nông đã biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Trong đó, Chiêng thường được sử dụng rộng rãi và diễn tấu trong các nghi lễ và lễ hội của cộng đồng bon làng. Vì thế, mỗi bộ Chiêng có một tên gọi, kích thước, giá trị và có âm thanh khác nhau.
Để có tiếng Chiêng gọi thần linh, giúp vui cho các lễ hội hay tiễn đưa người chết về thế giới bên kia… người M’nông trong quá trình giao lưu và trao đổi với các tộc người khác như Campuchia, Lào, Kinh… bằng các sản phẩm nông - lâm nghiệp như (lúa, gạo, gỗ...) và các con vật có giá trị kinh tế cao như (trâu, bò, voi…) hoặc mua bằng nhiều tiền.
Sở dĩ bộ Chiêng Yau là Chiêng cổ, Chiêng quý, bởi vì, lúc bấy giờ người M’nông không biết đến kỹ thuật đúc đồng và Chiêng được các nghệ nhân đúc bằng hợp kim đồng pha vàng, vì vậy mà có sự khác biệt với các loại chiêng thường. Đây cũng chính là lý do vì sao bộ Chiêng này có giá trị nhất nhì trong các loại Chiêng của người M’nông.
Người M’nông đánh Chiêng bằng tay
Người M’nông diễn tấu Chiêng thường trong hai tư thế cơ bản như: Khoác dây chiêng vào vai hoặc một tay nắm dây buộc chiêng, đối với Chiêng có kích thước vừa phải. Khi diễn tấu Chiêng đầu hơi cúi về phía trước tay phải nắm lại đấm vào mặt ngoài của chiêng, cùng lúc đó dùng bàn tay hay ngón tay (bàn tay còn lại) xoa hoặc đặt tay vào các vị trí khác nhau mặt lõm của chiêng (lúc bịt, lúc mở) để tạo nên các cao độ, âm sắc khác nhau. Vì vậy, âm thanh của dàn Chiêng Yau mềm mại, trầm ấm mang cảm giác xa xăm, huyền bí…
Đối với người M’nông việc đánh Chiêng dành cho mọi lứa tuổi không phân biệt người giàu hay người nghèo, già, trẻ, nam hay nữ, thành phần tôn giáo khác nhau. Khi diễn tấu Chiêng các nghệ nhân đánh xen kẽ nhau, mỗi người đánh một cái, giữ một nhịp riêng cho dàn chiêng. Do đó, mỗi nghệ nhân trong dàn chiêng có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chiêng. Đặc biệt, khi diễn tấu bộ Chiêng Yau phải chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm ba chiếc nhỡ (N’jơn, Tr’u và Tr’ơ) làm nhiệm vụ đảm nhận giai điệu chính; Nhóm thứ hai gồm hai chiếc chiêng lớn nhất (Me và Ng’râng) cùng với chiếc nhỏ nhất (Kon) chịu trách nhiệm phần bè, phụ họa và giữ nhịp và khi đánh Chiêng cổ, Chiêng quý thì âm thanh sẽ hay hơn và đánh được nhiều bài hơn. Bộ Chiêng Yau của người M’nông có thể chơi được tới 30 bài trong các lễ hội như: Cing ngăn (đánh trong lễ hội); Bich tơ drơ (ru em); tiếng hát của chim cú mèo…
Người M’nông có thể đánh Chiêng mọi lúc, mọi nơi như các lễ cúng lớn, các sinh hoạt chung của bon làng, đến các lễ cúng trẻ nhỏ, các sự kiện vui của gia đình như lễ mừng lúa mới, lễ cưới, lễ cúng sức khỏe…
Nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’nông
Khác với các dân tộc Ê Đê, Mạ, Gia rai... ở Tây nguyên, người M’nông có quan niệm và cách thức bảo quản cất giữ bộ Chiêng Yau khá đơn giản, họ thường treo trên vách tường ngay trên đầu giường ngủ của gia đình. Tuyệt đối không được để Chiêng đặt nằm úp mà phải đặt nằm ngửa (việc để ngửa bụng giúp cho thần Chiêng được nghỉ ngơi).
Từ xưa tới nay người M’nông có một kiêng kị đặc biệt trước khi sử dụng Chiêng Yau phải lau chùi sạch sẽ và không được để Chiêng dơ bẩn, thần chiêng sẽ không kết nối được âm thanh mời gọi thần linh kết nối với vạn vật…
Người M’nông theo tín ngưỡng đa thần (vạn vật hữu linh). Họ cho rằng mỗi chiếc Chiêng trong bộ Chiêng Yau đều có một vị thần cư ngụ và cai quản. Vì thế, trước khi sử dụng Chiêng phải tiến hành nghi lễ cúng thần để mời thần chiêng ăn, thần chiêng uống (lễ vật hiến sinh là con gà trống tơ, yăng rượu cần). Vì vậy, Chiêng Yau chỉ được đánh vào những dịp lễ quan trọng hay đón tiếp khách quý trong gia đình, dòng họ, bon làng.
Trong đám cưới, ngoài sự chúc phúc của gia đình hai bên và bà mai mối cùng với nghi thức của thầy cúng luôn kèm theo là bộ Chiêng Yau. Để thần Chiêng chứng nhận và phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ, khỏe mạnh làm nương rẫy, sinh con hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang. Vợ chồng sống với nhau hòa thuận, gia đình sung túc, hạnh phúc đầu bạc răng long…
Đối với người M’nông, Chiêng là tài sản mà nhìn vào đó để phân biệt đẳng cấp xã hội, địa vị, uy quyền cho mỗi gia đình, dòng họ. Những gia đình giàu có thì mới có nhiều bộ chiêng và có Chiêng quý. Riêng Chiêng Yau chỉ những gia đình giàu có thật sự và sung túc thì mới sắm được.
Chiêng không chỉ được xem là tài sản, là thước đo sự giàu có, là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần mà còn là vật tùy táng chia cho người chết. Riêng bộ Chiêng Yau không được mang chôn theo mà truyền lại cho người “kế tiếp” (người nuôi dưỡng cha mẹ) để gìn giữ và sử dụng.
Từ thuở xa xưa, người M’nông đã biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Trong đó, Chiêng thường được sử dụng rộng rãi và diễn tấu trong các nghi lễ và lễ hội của cộng đồng bon làng. Vì thế, mỗi bộ Chiêng có một tên gọi, kích thước, giá trị và có âm thanh khác nhau.
Để có tiếng Chiêng gọi thần linh, giúp vui cho các lễ hội hay tiễn đưa người chết về thế giới bên kia… người M’nông trong quá trình giao lưu và trao đổi với các tộc người khác như Campuchia, Lào, Kinh… bằng các sản phẩm nông - lâm nghiệp như (lúa, gạo, gỗ...) và các con vật có giá trị kinh tế cao như (trâu, bò, voi…) hoặc mua bằng nhiều tiền.
Nơi để chiêng, ché trong nhà dài của người M’nông. Ảnh: Tấn Vịnh |
Sở dĩ bộ Chiêng Yau là Chiêng cổ, Chiêng quý, bởi vì, lúc bấy giờ người M’nông không biết đến kỹ thuật đúc đồng và Chiêng được các nghệ nhân đúc bằng hợp kim đồng pha vàng, vì vậy mà có sự khác biệt với các loại chiêng thường. Đây cũng chính là lý do vì sao bộ Chiêng này có giá trị nhất nhì trong các loại Chiêng của người M’nông.
Người M’nông đánh Chiêng bằng tay
Người M’nông diễn tấu Chiêng thường trong hai tư thế cơ bản như: Khoác dây chiêng vào vai hoặc một tay nắm dây buộc chiêng, đối với Chiêng có kích thước vừa phải. Khi diễn tấu Chiêng đầu hơi cúi về phía trước tay phải nắm lại đấm vào mặt ngoài của chiêng, cùng lúc đó dùng bàn tay hay ngón tay (bàn tay còn lại) xoa hoặc đặt tay vào các vị trí khác nhau mặt lõm của chiêng (lúc bịt, lúc mở) để tạo nên các cao độ, âm sắc khác nhau. Vì vậy, âm thanh của dàn Chiêng Yau mềm mại, trầm ấm mang cảm giác xa xăm, huyền bí…
Bộ chiêng Yau 6 chiếc của đồng bào dân tộc M’nông. |
Đối với người M’nông việc đánh Chiêng dành cho mọi lứa tuổi không phân biệt người giàu hay người nghèo, già, trẻ, nam hay nữ, thành phần tôn giáo khác nhau. Khi diễn tấu Chiêng các nghệ nhân đánh xen kẽ nhau, mỗi người đánh một cái, giữ một nhịp riêng cho dàn chiêng. Do đó, mỗi nghệ nhân trong dàn chiêng có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chiêng. Đặc biệt, khi diễn tấu bộ Chiêng Yau phải chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm ba chiếc nhỡ (N’jơn, Tr’u và Tr’ơ) làm nhiệm vụ đảm nhận giai điệu chính; Nhóm thứ hai gồm hai chiếc chiêng lớn nhất (Me và Ng’râng) cùng với chiếc nhỏ nhất (Kon) chịu trách nhiệm phần bè, phụ họa và giữ nhịp và khi đánh Chiêng cổ, Chiêng quý thì âm thanh sẽ hay hơn và đánh được nhiều bài hơn. Bộ Chiêng Yau của người M’nông có thể chơi được tới 30 bài trong các lễ hội như: Cing ngăn (đánh trong lễ hội); Bich tơ drơ (ru em); tiếng hát của chim cú mèo…
Người M’nông có thể đánh Chiêng mọi lúc, mọi nơi như các lễ cúng lớn, các sinh hoạt chung của bon làng, đến các lễ cúng trẻ nhỏ, các sự kiện vui của gia đình như lễ mừng lúa mới, lễ cưới, lễ cúng sức khỏe…
Nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’nông
Khác với các dân tộc Ê Đê, Mạ, Gia rai... ở Tây nguyên, người M’nông có quan niệm và cách thức bảo quản cất giữ bộ Chiêng Yau khá đơn giản, họ thường treo trên vách tường ngay trên đầu giường ngủ của gia đình. Tuyệt đối không được để Chiêng đặt nằm úp mà phải đặt nằm ngửa (việc để ngửa bụng giúp cho thần Chiêng được nghỉ ngơi).
Từ xưa tới nay người M’nông có một kiêng kị đặc biệt trước khi sử dụng Chiêng Yau phải lau chùi sạch sẽ và không được để Chiêng dơ bẩn, thần chiêng sẽ không kết nối được âm thanh mời gọi thần linh kết nối với vạn vật…
Người M’nông theo tín ngưỡng đa thần (vạn vật hữu linh). Họ cho rằng mỗi chiếc Chiêng trong bộ Chiêng Yau đều có một vị thần cư ngụ và cai quản. Vì thế, trước khi sử dụng Chiêng phải tiến hành nghi lễ cúng thần để mời thần chiêng ăn, thần chiêng uống (lễ vật hiến sinh là con gà trống tơ, yăng rượu cần). Vì vậy, Chiêng Yau chỉ được đánh vào những dịp lễ quan trọng hay đón tiếp khách quý trong gia đình, dòng họ, bon làng.
Đội chiêng xã Trường Xuân, huyện Đắk Song biểu diễn trong lễ sum họp cộng đồng . |
Trong đám cưới, ngoài sự chúc phúc của gia đình hai bên và bà mai mối cùng với nghi thức của thầy cúng luôn kèm theo là bộ Chiêng Yau. Để thần Chiêng chứng nhận và phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ, khỏe mạnh làm nương rẫy, sinh con hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang. Vợ chồng sống với nhau hòa thuận, gia đình sung túc, hạnh phúc đầu bạc răng long…
Đối với người M’nông, Chiêng là tài sản mà nhìn vào đó để phân biệt đẳng cấp xã hội, địa vị, uy quyền cho mỗi gia đình, dòng họ. Những gia đình giàu có thì mới có nhiều bộ chiêng và có Chiêng quý. Riêng Chiêng Yau chỉ những gia đình giàu có thật sự và sung túc thì mới sắm được.
Chiêng không chỉ được xem là tài sản, là thước đo sự giàu có, là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần mà còn là vật tùy táng chia cho người chết. Riêng bộ Chiêng Yau không được mang chôn theo mà truyền lại cho người “kế tiếp” (người nuôi dưỡng cha mẹ) để gìn giữ và sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét