Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh



TTO - Dọc trên con đường dẫn đến Khu di tích lịch sử Kim Liên có bóng mát của xà cừ xanh mướt, cánh đồng lúa chuẩn bị vào mùa thu hoạch, những ao sen thơm ngát hương.

Current Time0:00
/
Duration1:28
Auto
Video khu di tích lịch sử Kim Liên, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - Video: DOÃN HÒA

Khu di tích lịch sử Kim Liên gồm những địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại (làng Hoàng Trù); nơi Bác Hồ đã sống những năm 1901 - 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh) cùng nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần Người về thăm quê.
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 2.
Khu nhà tại làng Hoàng Trù, quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ bà Hoàng Thị Loan. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời tại đây một sáng mùa hè ngày 19-5-1890 - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 3.
Chiếc võng gai nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung nằm nghe tiếng à ơi của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 4.
Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba ngôi nhà ở quê ngoại Bác Hồ. Bà Hoàng Thị Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi cả nhà - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 5.
Xung quanh khu vườn ở quê ngoại Bác Hồ, nhiều loại cây ăn quả đều đặn ra trái nhờ bàn tay chăm sóc, bảo vệ của nhân viên Ban quản lý Khu di tích Kim Liên - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 6.
Làng Sen - quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên con đường đất nhỏ dẫn vào ngôi nhà khi xưa Bác ở, đôi bờ tre rì rào trong gió, hàng râm bụt vẫn đung đưa nhè nhẹ, hoa cau, hoa bưởi còn thơm nồng - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 7.
Du khách về thăm Khu di tích Kim Liên những ngày tháng 5 - nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa, lịch sử về thời niên thiếu của Bác Hồ và những người thân trong gia đình Bác - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 8.
Đến với Làng Sen, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh làng quê điển hình của Việt Nam - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 9.
Gian bếp ở quê nội Bác Hồ còn lưu giữ những hiện vật đơn sơ - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 10.
Bộ phản gỗ tại di tích Làng Sen, nơi nghỉ ngơi của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 11.
Các hiện vật được lưu giữ tại di tích Làng Sen - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 12.
Mái tranh căn nhà ở quê nội Bác Hồ được làm từ tre và lá mía. Cứ hai năm, Ban Quản lý Khu di tích Kim Liên lại thay mái tranh một lần - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 13.
Đều đặn mỗi ngày mái tranh đều được phun nước làm mát, tránh cháy - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 14.
Di tích lò rèn cố Điền. Lò rèn này do ông Hoàng Xuân Tiệng (tên thường gọi là Hoàng Xuân Luyến hoặc cố Điền) dựng cuối thế kỷ XIX để rèn công cụ phục vụ bà con trong vùng. Trong những năm sống ở Làng Sen (1901-1906), Nguyễn Tất Thành (tên thường gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) thường sang đây giúp cố Điền đập đe, thụt bễ, nhặt sắt vụn làm đồ chơi và nghe bà con bàn luận việc nước, việc đời - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 15.
Trong thời gian sinh sống ở Làng Sen từ năm 1901 - 1906, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra giếng Cốc lấy nước cho gia đình dùng, giúp cha đun nước pha chè… Ngày 16-6-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thăm quê hương lần đầu. Sau khi đi từ nhà ông Phó bảng ra ngõ, bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa, Người hỏi bà con: "Giếng Cốc nay còn nữa không? Nước giếng Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng!”.
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 16.
Nhà ông Vương Hoàng Mỹ, hộ láng giềng nhà ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 17.
Xe đưa đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê ngày 16-6-1957 được trưng bày tại Khu di tích Kim Liên - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 18.
Hằng ngày, các cán bộ, nhân viên của Ban quản lý Khu di tích Kim Liên đều dọn dẹp vệ sinh các lối đi, tạo cảnh quan đẹp, ấn tượng với du khách mỗi lần về thăm quê Bác - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 19.
Cây xanh rợp bóng mát trong những ngày hè oi ả - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 20.
Mỗi năm, Khu di tích Kim Liên đón hơn 1,5 triệu lượt khách đến thăm. Vào những dịp ngày sinh nhật Bác Hồ (19-5), ngày Quốc khánh (2-9), du khách và người dân ở mọi miền Tổ quốc lại về quê Bác nghe thuyết minh về gia đình, quê hương và tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 21.
Bờ hoa râm bụt phủ dày xanh ngát hai hàng lối đi. Trong số những loài cây được Bác yêu thích và hiện diện trong suốt cuộc đời Người, kể cả khi Người phải xa quê hương, xa Tổ quốc là bóng hình của hoa râm bụt - Ảnh: DOÃN HÒA
Về làng Sen, Hoàng Trù rợp bóng cây xanh - Ảnh 22.
Mùa hè, sen nở rộ, du khách ngỡ ngàng, quyến luyến trước vẻ đẹp của những hồ sen - Ảnh: DOÃN HÒA
Năm 1979, Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia, một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham quan Khu di tích Kim Liên, du khách có thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về một làng quê Việt Nam, một làng quê xứ Nghệ với khung cảnh dung dị của lũy tre làng, mái tranh, đường đất nhỏ, khung cửi, bờ dậu…, cùng các hiện vật trong khu di tích, gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
Hơn 60 năm qua, Khu di tích Kim Liên đã đón hơn 40 triệu lượt khách trong và ngoài nước về tham quan, trong đó có hơn 20 triệu lượt khách được hướng dẫn và nghe giới thiệu về những di tích, di vật gắn liền với cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

DOÃN HÒA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét