Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Hết viêm loét dạ dày tá tràng nhờ… quả bưởi


Không chỉ là một loại quả ngon, bưởi còn được biết đến như một vị thuốc quý chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng vô cùng hiệu quả.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng. Tổn thương loét có thể chỉ ở dạ dày, tá tràng hoặc có thể cả ở dạ dày và tá tràng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất, đau là do ổ loét và acid dạ dày tấn công vào khu vực ổ loét gây đau, vì vậy đau có tính chất điển hình như sau:
- Đau vùng thượng vị là khu vực từ rốn đến xương ức, đau tăng lên khi đói, có khi đau bột phát về ban đêm, đau có thể giảm đi nếu ăn một chút hoặc uống các thuốc ức chế acid dạ dày (đây là hiện tượng pha loãng dịch vị tạm thời).
Báo phụ nữ và gia đình, Báo phụ nữ hạnh phúc gia đình, Bao phu nu online
Đau bụng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng.
- Đau theo chu kỳ (tự khỏi và sau đó có thể trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần).
Các biểu hiện khác thường ít gặp, có thể gặp các dấu hiệu nặng hoặc là biến chứng của bệnh:
- Buồn nôn hoặc nôn, sút cân không rõ nguyên nhân, chán ăn.
- Nôn ra máu (có thể do loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản do nôn mạnh và liên tục).
- Phân đen và có mùi hôi do sắt trong hemoglobin bị oxy hóa.
 - Một số trường hợp loét gây thủng dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, đau cấp tính và do đó cần phải phẫu thuật gấp.
Công dụng của quả bưởi
Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, có công hiệu đối với tiêu hóa, điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu. Có thể trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm, người uống quá nhiều rượu bị say.
Báo phụ nữ và gia đình, Báo phụ nữ hạnh phúc gia đình, Bao phu nu online
Quả bưởi có công dụng chữa bệnh.
Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có  tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột, viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Hoa bưởi đào vị đắng, cay, tính ôn. Có  tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức... trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn...
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng
Nguyên liệu:
100g hạt bưởi tươi (để cả vỏ cứng)
200ml nước sôi.
Cách làm:
Hạt bưởi tươi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như bột sắn. Chắt lấy nước, bỏ hạt.
Cách dùng:
Uống nước bưởi đã chắt được sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần.
Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.
VietBao.vn (Theo Phụ nữ today)

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng


Che do an trong viem loet da day ta trang
Sữa chua không tốt cho bệnh lý dạ dày.
Người mắc bệnh này cần dùng loại thức ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo. Thịt nạc, cá nạc, nước dùng thịt gây tiết nhiều dịch vị nên bệnh nhân cần tránh ăn nhiều.
Loét dạ dày - tá tràng chiếm 35% bệnh lý của đường tiêu hóa, nam mắc nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp là 30-60; nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày.
Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Cần ưu tiên các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị; chứa tinh bột, giúp hút thấm niêm mạc dạ dày (như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh nếp), ít tác dụng cơ giới (thức ăn mềm) hay kích thích dạ dày.
Cụ thể, những thực phẩm nên dùng là:
- Cháo, cơm, bánh mỳ, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai luộc chín hoặc hầm nhừ.
- Thịt, cá nạc hấp, luộc, om.
- Lá rau non luộc, nấu canh bắp cải, giá đỗ, bầu bí...
- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, bơ.
- Dầu thực vật ăn sống với lượng ít.
- Quả sống: Phải luộc chín, hấp chín mới ăn.
- Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè.
- Thức uống: nước lọc, nước chè loãng.
Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cà phê đặc, giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xường, xúc xích), sữa chua, vitamin C. Cần bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Người có bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên để bị đói và không ăn quá no. Cần ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ.
(Theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)

Bệnh loét dạ dày lây qua đường ăn uống


Benh loet da day lay qua duong an uong
Vi khuẩn H. pylori.
Các bà mẹ nên bỏ tập quán mớm cơm cho con nhỏ vì có thể làm trẻ nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày - tá tràng. Nguy cơ này rất lớn vì có đến hơn 60% người Việt Nam nhiễm HP.
Trước năm 80 của thế kỷ 20, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng, trong đó thuyết về thần kinh được nhiều người chấp nhận hơn cả. Mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia là Warren và Marshall mới nghiên cứu thành công căn nguyên gây viêm loét dạ dày - tá tràng. Họ công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm trong bệnh lý này chính là vi khuẩn Hélicobacter pylori (HP). Từ đó, việc điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày - tá tràng có kết quả khả quan hơn.
Môi trường dịch dạ dày (dịch vị) có độ axit rất cao, tại sao vi khuẩn HP vẫn sống và gây bệnh được? Đây là một vấn đề nan giải mà nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi trong những năm qua. Cuối cùng, họ đi đến kết luận, vi khuẩn HP có thể sống và hoạt động mạnh ở môi trường axit cao là do có khả năng tiết ra men ureaza. Men này có hoạt tính rất cao, làm phân hủy urê trong dịch dạ dày, tạo thành một lớp đệm amoniac bao quanh vi khuẩn. Nhờ đó, vi khuẩn HP không bị tác động của dịch vị và chịu đựng được môi trường axit của dạ dày.
Vi khuẩn HP gây bệnh bằng độc tố và men (enzym). Độc tố của nó gây loét, tăng tiết dịch vị; còn men ureaza phân hủy urê, tạo thành amoniac, gây độc trực tiếp cho tế bào niêm mạc dạ dày. Hai yếu tố này kết hợp với nhau làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề và dẫn đến loét. Bên cạnh đó, một số men khác của vi khuẩn HP phân hủy lớp nhầy, giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc dạ dày sâu hơn, dần dần phá hủy tế bào và gây loét niêm mạc.
Vi khuẩn HP cũng có khả năng sản sinh ra chất gây dị ứng với thời tiết khi xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa, thời tiết nóng ẩm thất thường... Khi có một trong các hiện tượng tự nhiên này, nhất là áp thấp nhiệt đới, bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng thường xuất hiện cơn đau.
Một trong những đặc điểm mới phát hiện được ở vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng là khả năng lây nhiễm khá cao qua đường phân - miệng và miệng - miệng. Như vậy, chúng có thể phát tán từ phân ra môi trường, xâm nhập thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây bệnh. Tập quán mớm cơm cho trẻ cũng làm lây truyền HP. Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn này có trong nước bọt, chân răng của người bệnh.
Vi khuẩn gây loét dạ dày cũng có thể lây trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám. Nhiều trường hợp thầy thuốc nội soi dạ dày cho một người mắc bệnh này, sau đó không khử trùng cẩn thận ống nội soi và sử dụng nó cho người khác, làm lây bệnh.
Ngoài ra, mầm bệnh có thể lây theo gia đình (nếu trong nhà có người mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng) do đồ dùng trong sinh hoạt, ăn uống không bảo đảm vệ sinh.
(Theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét