Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn Phú (Tuyên Quang)

Nguồn: Báo Tuyên Quang

Xã Sơn Phú một trong những cái nôi mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Dao của huyện vùng cao Nà Hang. Qua thời gian, người dân nơi đây vẫn lưu giữ hồn cốt của dân tộc mình với trang phục truyền thống, làn điệu Páo dung, Lễ cấp sắc…

Nằm cách trung tâm thị trấn Nà Hang khoảng 30 km, xã Sơn Phú nổi tiếng với việc lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Dao với các nghi lễ: Cầu mùa, nhảy lửa, mừng lúa mới… Và đặc sắc, độc đáo nhất là lễ cấp sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn coi văn hóa của dân tộc mình như một báu vật lưu truyền cho muôn đời sau.

Xã Sơn Phú hiện có 617 hộ dân, trong đó có 440 hộ là người dân tộc Dao sinh sống, tập trung nhiều nhất tại các thôn Phia Chang, Nà Cọn, Nà Lạ, Nà Mu. Lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc Dao, những người cao tuổi, người có uy tín tại các thôn luôn chủ động lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt, các hoạt động văn hóa văn nghệ, khơi dậy khả năng sáng tạo nghệ thuật trong quần chúng nhân dân. Từ đó, văn hóa truyền thống ăn sâu và thấm nhuần trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Ông Bàn Kim Sơn năm nay đã 79 tuổi là người uy tín, nhiều năm gắn bó, giữ gìn và lưu truyền văn hóa truyền thống của người Dao ở Sơn Phú cho biết, cùng với trang phục truyền thống, hệ thống các loại tranh thờ, sách cúng thì một trong những nét nổi bật của văn hóa người Dao Sơn Phú đó là nghi lễ cấp sắc. Trong lễ cấp sắc, tiếng trống, tiếng khèn pí lè, tiếng chuông, tiếng chũm chọe, thanh la, tù và được nổi lên dồn dập, náo nức... là nét văn hóa biểu trưng, độc đáo của người Dao.

Từ hơn 20 năm nay, xã Sơn Phú đã thành lập đội văn nghệ người Dao của xã. Hạt nhân của đội văn nghệ là những người có uy tín, say mê với việc lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đến với sự kiện Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia hát Páo dung và Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao diễn ra tại thị trấn Nà Hang cuối tháng 8/2014, đội văn nghệ người Dao xã Sơn Phú đã tập hợp 11 thành viên, tập luyện chuẩn bị chu đáo về trang phục, tiết mục múa hát, nghi lễ… sẵn sàng cho ngày hội lớn tôn vinh nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Dân tộc Dao ở Sơn Phú nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc thể hiện qua nhiều phong tục, nhiều điệu múa đẹp, nhiều bài hát hay, kho tàng truyện cổ tích, thần thoại, chiêm tinh, tướng số, câu đố... Nhưng cũng giống các dân tộc thiểu số khác, chủ yếu tồn tại dưới dạng truyền khẩu nên vốn này ngày nay cũng bị mai một, thất truyền với những lý do khách quan cũng như chủ quan. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn là rất quan trọng để văn hóa người Dao còn tồn tại mãi đến muôn đời sau./.



Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao tại Viễn Sơn



Tại lễ hội quế Văn Yên, người dân xã Viễn Sơn đã tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ
Trong hai ngày 25 - 26/9, người dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) tưng bừng rộn rã trong không khí Lễ hội quế Văn Yên. Tiêu điểm của lễ hội lần này là tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ. Sự kiện này được người Dao đỏ coi là đại lễ của dân tộc.
Ngày 25 - 26/9, người dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) tưng bừng trong không khí lễ hội quế Văn Yên. Tiêu điểm của lễ hội lần này là tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ. Sự kiện được người Dao đỏ coi là đại lễ của dân tộc.
Người Dao quan niệm rằng, người con trai đã phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 đèn trở lên mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương - tổ tiên của người Dao, mới trở thành người lớn. Do vậy, bất cứ người đàn ông Dao nào cũng phải làm lễ cấp sắc. Còn riêng lễ cấp sắc 12 đèn thì không bắt buộc vì muốn lên bậc này thì người đàn ông phải học rất nhiều và có một chức thầy cúng nhất định.
Người Dao quan niệm rằng, con trai phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 đèn trở lên mới trở thành người lớn, có tâm, có đức để phân biệt phải trái và được công nhận là con cháu của “Bàn Vương” - tổ tiên của người Dao. Do vậy, bất cứ đàn ông Dao nào cũng phải làm lễ cấp sắc. Còn riêng lễ cấp sắc 12 đèn thì không bắt buộc vì muốn lên bậc này, họ phải học rất nhiều và có một chức thầy cúng nhất định.
Lễ cấp sắc 12 đèn diễn ra với rất nhiều bước như: lễ khai đàn để báo cáo tổ tiên biết lý do của buổi lễ, lễ dâng đèn và thủ tục thông báo tên tuổi, chức vụ của người được cấp sắc, lễ xuất binh, lễ ăn chay (từ lúc vào làm lễ cho đến khi kết thúc lễ tất cả những người được cấp sắc cũng như người đến dự đều phải ăn chay), bước học làm thầy và điệu múa rùa.
Lễ cấp sắc 12 đèn diễn ra với rất nhiều bước như: lễ khai đàn để báo cáo tổ tiên biết lý do của buổi lễ, lễ dâng đèn và thủ tục thông báo tên tuổi, chức vụ của người được cấp sắc, lễ xuất binh, lễ ăn chay (từ lúc vào làm lễ cho đến khi kết thúc, những người được cấp sắc cũng như người đến dự đều phải ăn chay), bước học làm thầy và điệu múa rùa.
Các nghi thức trên được tiến hành tuần tự, hòa theo nhịp điệu của tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn& Sau đó, các thầy đem lễ ra ngoài sân gọi Ngọc Hoàng bằng tiếng Tù và để thông báo cho Ngọc Hoàng biết bắt đầu vào lễ chính cấp sắc 12 đèn và mời Ngọc Hoàng đến chứng giám. Tiếp đó là lễ thầy cúng truyền dạy đạo làm thầy cho các trò với yêu cầu làm thầy thì phải có tâm, có đức thì con cháu mới có phúc có lộc.
Các nghi thức trên được tiến hành tuần tự, hòa theo nhịp điệu của tiếng trống, chiêng, kèn… Sau đó, các thầy đem lễ ra ngoài sân gọi Ngọc Hoàng đến chứng giám bằng tiếng tù và để thông báo bắt đầu vào lễ chính cấp sắc 12 đèn. Tiếp đó là lễ thầy cúng truyền dạy đạo làm thầy cho các trò với yêu cầu làm thầy thì phải có tâm, có đức thì con cháu mới có phúc có lộc.
12-JPG-1317-1443406006.jpg
Điều đặc biệt trong suốt quá trình làm lễ, những người đàn ông được cấp sắc phải ăn ở tập trung một chỗ, không ai được đi đâu xa. Vợ của họ cũng phải ở chung một chỗ. Trước mỗi bữa, những người được cấp sắc đều phải đến trước bàn thờ thần ở giữa gian nhà để vái lạy rồi mới được ăn cơm.
Nghi lễ linh thiêng nhất của lễ cấp sắc 12 đèn, gọi là lễ đăng quang. Sau khi kết thúc lễ đăng quang thầy cúng hướng dẫn các trò bái tổ tiên. Như vậy từ nay trở đi các trò đã trở thành con của thánh trời, làm gì phải có tâm, có đức.  Rồi họ cùng làm lễ vái lạy thần thánh.
Nghi lễ linh thiêng nhất của lễ cấp sắc 12 đèn gọi là lễ “đăng quang”. Sau khi kết thúc lễ “đăng quang” thầy cúng hướng dẫn các trò bái tổ tiên, rồi họ cùng làm lễ vái lạy thần thánh.
lễ kết thúc, thầy cúng dẫn các trò lên "tồ sên" (nghĩa là thiên đình) để các trò nhận dấu ấn của Ngọc Hoàng và văn bằng âm  dương. Đây là bằng cấp cao nhất trong cuộc đời của người đàn ông Dao đỏ. Sau khi làm xong lễ thông báo, các trò cùng vợ lần lượt quỳ dưới chân cầu thang nhận dấu ấn và văn bằng do các thầy cấp cho. Đây là thời khắc linh thiêng và quan trọng. Nhận bằng xong, các trò đem 1 bản  đốt đi  còn 1 bản đem cất kỹ để đến khi nào về cõi âm mới được đem đốt để thánh trời nhận ra và thu nạp họ.
Khi lễ kết thúc, thầy cúng dẫn các trò lên "tồ sên" (nghĩa là thiên đình) để nhận dấu ấn của Ngọc Hoàng và văn bằng âm – dương.
Đây là bằng cấp cao nhất trong cuộc đời của người đàn ông Dao đỏ. Sau khi làm xong lễ thông báo, các trò cùng vợ lần lượt quỳ dưới chân cầu thang nhận dấu ấn và văn bằng do các thầy cấp cho. Đây là thời khắc linh thiêng và quan trọng. Nhận bằng xong, các trò đem 1 bản đốt đi còn 1 bản đem cất kỹ để đến khi nào về cõi âm mới được đem đốt để thánh trời nhận ra và thu nạp họ.
Đây là bằng cấp cao nhất trong cuộc đời của người đàn ông Dao đỏ. Sau khi làm xong lễ thông báo, các trò cùng vợ lần lượt quỳ dưới chân cầu thang nhận dấu ấn và văn bằng do các thầy cấp cho. Đây là thời khắc linh thiêng và quan trọng. Sau đó, các trò đem một bản đốt đi còn một bản cất kỹ đến khi nào về cõi âm mới được đốt để thánh trời nhận ra và thu nạp họ.
Sau khi đã xong mọi nghi lễ, mọi người ta mới mở tiệc ăn mừng những người được cấp sắc. Các thầy và những người đến dự cùng nhau ăn uống chúc mừng thành công của đại lễ cấp sắc 12 đèn.  Nghi lễ cấp sắc 12 đèn chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lý về nhân sinh quan rất có ý nghĩa giáo dục hướng thiện con người.  Đây là nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc Dao cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam./.
Cuối cùng, mọi người mới mở tiệc ăn mừng những người được cấp sắc. Các thầy và những người đến dự cùng nhau ăn uống chúc mừng thành công của đại lễ cấp sắc 12 đèn. Nghi lễ cấp sắc 12 đèn chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lý về nhân sinh quan rất có ý nghĩa, hướng thiện con người. Đây là nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc Dao cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Nguồn từ dulich.vnexpress.net

Lai Châu: Độc đáo nghi lê cấp sắc của người Dao Hoang Thèn

Ngọc Hà - Đình Cầu 
(Vanhien.vn) Lễ cấp sắc hay còn gọi là Lễ Tủ Cải, với dân tộc Dao, người đàn ông được coi là trưởng thành chỉ khi đã trải qua nghi lễ này. Tuy nhiên, với mỗi nhóm người Dao khác nhau lại có những sự khác nhau trong quá trình làm nghi lễ. Đồng bào dân tộc Dao tại xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cũng rất độc đáo, không kém phần.
Tuổi làm lễ Cấp sắc của người Dao nơi đây thông thường được chọn trong khoảng từ 10 tuổi trở lên, thời gian làm lễ sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Trước ngày tổ chức, gia chủ mang lễ đến nhờ thầy cúng xem sách, chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ và phải mời 5 - 6 thầy cúng  trong đó có 4 thầy chính, mỗi thầy với quyền hạn khác nhau. Người được chọn làm thầy trong lễ phải là người đã được cấp sắc, nghĩa là được cộng đồng thừa nhận, đồng thời phải là người có uy tín, am tường lý lối, thông thạo chữ Dao cổ. Lễ Tủ cải của người đồng bào dân tộc Dao xã Hoang Thèn thường diễn ra 2 - 3 ngày đêm, ngoài ra còn có những đám to được làm 7 ngày 7 đêm. Trong các ngày làm lễ, bữa đầu tiên của ngày lễ mọi người được ăn mặn còn các ngày tiếp theo thầy cúng, người con trai được làm lễ (hay còn gọi là người thụ lễ), cùng với gia đình và những người giúp việc phải ăn chay, kiêng các đồ có mỡ động vật trừ cá, có thể ăn cá hấp, sấy, luộc hoặc nấu canh nhưng không được cho mỡ động vật. Người Dao quan niệm không có gì sạch bằng nước, mà cá sống dưới nước nên trong lễ cúng ngoài thịt lợn, gà, xôi, bánh thì bắt buộc phải có món cá.
Người Dao quan niệm, lễ cấp sắc còn có nghĩa là lễ “khai tên” hay lễ nhận tên âm, được thánh thần ban định chỉ dành cho nam giới; người đàn ông dân tộc Dao phải được giáo dục, rèn luyện về nhiều mặt để làm trụ cột của gia đình, dòng họ và cộng đồng và phẩm chất của họ được kiểm nghiệm qua lễ cấp sắc. Trong nghi lễ, vật dụng không thể thiếu là đèn với dụng ý soi cho đầu óc được thông thái, soi cho lòng dạ được thông minh và tẩy rửa các tội lỗi để người cấp sắc được trong sạch. Các điều răn dạy trong nghi lễ được linh thiêng hóa và trở thành những giá trị đạo đức mà con người phải gìn giữ với nội dung thể hiện trong đạo sắc, hướng con người tới cái thiện, sống có đạo đức, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng.
Phong tục tập quán, nghi lễ là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát triển và qua thời gian những giá trị đó đã dần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng, thể hiện khát vọng về một cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc của người Dao nói riêng, các dân tộc nói chung, đóng góp quan trọng vào kho tàng bản sắc văn hóa của các dân tộc VN./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét