Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Bát bún ngan trứ danh ta ăn bây giờ không ngờ lại có liên hệ mật thiết đến tích áo lông ngỗng của Mỵ Châu thời An Dương Vương

QUỲNH ĐÀO, THEO TRÍ THỨC TRẺ

Món bún Việt Nam đã có từ nghìn năm trước từ thời dựng nước, thậm chí có loại còn từng xuất hiện trên mâm cỗ cưới con gái yêu của An Dương Vương là Mỵ Châu.

Thôn Mạch Tràng ở xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) có nghề làm bún đã hơn nghìn năm tuổi. Bún thôn Mạch Tràng làm ra được gọi là bún Mạch Tràng, có nguồn gốc từ thời An Dương Vương, là một trong những nét đẹp lịch sử còn được giữ lại từ văn hoá Cổ Loa bí ẩn. Bún Mạch Tràng khác với bún thường, được làm từ gạo Khang Dân (xưa gọi Mộc Tuyền), có màu không được trắng như các loại bún khác, có vị dai giòn và thanh hơn rất nhiều.
Món bún này còn được gọi là bún tiến vua, bởi là món được An Dương Vương ngày xưa yêu thích. Song, hiếm ai có cơ hội thưởng thức món này bởi nghề bún Mạch Tràng tiến vua đang có nguy cơ thất truyền.

Nguồn gốc bún "tiến vua"

Bát bún ngan trứ danh ta ăn bây giờ không ngờ lại có liên hệ mật thiết đến tích áo lông ngỗng của Mỵ Châu thời An Dương Vương - Ảnh 1.
Tương truyền rằng, bún Mạch Tràng có nguồn gốc phải từ nghìn năm về trước, xuất hiện lần đầu trong mâm cỗ cưới con gái yêu của An Dương Vương là Mỵ Châu. Một đầu bếp cung đình trong lúc chuẩn bị yến tiệc dạm hỏi, do bất cẩn nên hất đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trên vạc nước sôi. Bột gạo lỏng mềm, trôi qua các kẽ hở của chiếc rổ tạo thành những sợi dây dài, được nước sôi trong vại làm chín. Không biết phải làm thế nào, thợ làm bếp nọ bèn nhanh trí nghĩ ra cách chữa bằng lấy những sợi bột chín kia rồi xào với rau cần.
Những tưởng chỉ là món ăn "chữa cháy", không ngờ An Dương Vương lại lấy làm thích thú với món ăn này. Thế là món bún tiền thân của bún Mạch Tràng nghiễm nhiên trở thành một trong những món đãi khách của vua.
Được biết, đến tận bây giờ, người dân sinh sống tại xã Cổ Loa vẫn giữ truyền thống, làm cỗ cúng có món bún xào rau cần hằng năm nhằm ngày 13 tháng Tám âm lịch, tục gọi là "ăn sêu bà Chúa". Bao giờ, người dân ở đây cũng làm sẵn hai bát bún, một bát tiến vua, một bát đặt trên bàn thờ gia tiên.

Sự liên quan của bún ngan với sự tích áo lông ngỗng

Bát bún ngan trứ danh ta ăn bây giờ không ngờ lại có liên hệ mật thiết đến tích áo lông ngỗng của Mỵ Châu thời An Dương Vương - Ảnh 2.
Từ món bún này, ta biết hằng năm, người dân Cổ Loa thực hiện tục "ăn sêu bà Chúa" vào ngày 13 tháng 8 âm lịch, nhằm ngày lễ đính hôn giữa Trọng Thuỷ và Mỵ Châu. Hiếm có tài liệu nào nhắc đến sự liên quan của bún ngan, hầu hết mọi người đều chỉ biết đến món bún Mạch Tràng xào rau cần được An Dương Vương yêu thích trong dịp này.
Bát bún ngan trứ danh ta ăn bây giờ không ngờ lại có liên hệ mật thiết đến tích áo lông ngỗng của Mỵ Châu thời An Dương Vương - Ảnh 3.
Tuy nhiên, theo quyển "Văn Hoá Ẩm thực Việt Nam - Nhìn từ lý luận và thực tiễn" của cố giáo sư tiến sĩ Trần Quốc Vượng cùng vợ là Nguyễn Thị Bảy, thịt ngan và nhất là bún ngan (tượng trưng, giống với ngỗng) thực chất có liên quan đến sự tích áo lông ngỗng của Mỵ Châu.
Bát bún ngan trứ danh ta ăn bây giờ không ngờ lại có liên hệ mật thiết đến tích áo lông ngỗng của Mỵ Châu thời An Dương Vương - Ảnh 4.
Sách nói, cũng trong tục "ăn sêu Bà Chúa" nhằm lễ đính hôn của Mỵ Châu, nhà nào cũng ăn trưa bằng bún ngan. Chuyện xưa kể lại, Mỵ Châu vì tình phu thê với Trọng Thuỷ cùng lòng tin chồng nên đã rứt áo lông ngỗng làm dấu, từ đó dẫn đến kết cục bi thương. Từ tích này, có thể thấy thịt ngan (hoặc ngỗng) đã phổ biến từ xưa, cộng với tục ăn bún ngan vào ngày cưới của Mỵ Châu thì nhiều khả năng là bát bút này mang ý nghĩa nhắc nhở thế hệ sau về sai lầm của nàng công chúa lương thiện nhưng lại bạc mệnh này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét