- Sài Gòn Văn Sử
- •
Xuyên suốt thời Hậu Lê (1428- 1789) đến thời Nguyễn (1802- 1945), từ bộ luật Quốc triều hình luật (hay Lê triều hình luật, luật Hồng Đức) ra đời thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) cho đến bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long) ra đời thời vua Gia Long (1802- 1820), dù luật của các triều đại có nhiều nội dung khác nhau, nhưng ta lại thấy có điểm chung trong vấn đề bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục (mà ngày nay còn được gọi là nạn ấu dâm).
Cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều bảo vệ trẻ em gái dưới 12 tuổi trước tội phạm ấu dâm. Xem trong Điều 4 chương Thông gian của Quốc triều hình luật, ta thấy nhà làm luật ghi rõ: “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình, cũng xử như tội hiếp dâm”.
Luật pháp thời Lê chỉ rõ rằng, dù trẻ em gái dưới 12 tuổi có thuận tình mà nghe theo sự dụ dỗ của kẻ phạm tội, thì kẻ phạm tội vẫn bị khép vào tội gian dâm và xử với mức án của tội hiếp dâm, tức là sẽ bị xử tội thấp nhất ở mức “tội lưu” (lưu đày đi nơi xa) cho đến mức án cao nhất là xử “tội chết” (Theo Điều 3 của Chương Thông gian).
Thời vua Lê Thánh Tông trị vì, nhà vua còn ban hành cụ thể lệnh, lệ có liên quan đến việc xử tội ấu dâm. Điều này có thể tìm thấy trong Hồng Đức thiện chính thư (Những chính sách tốt đời Hồng Đức) được đời sau ghi lại.
Theo đó, ngày 20 tháng 4 năm Bính Thân (1476), trong khi ban hành các lệnh, lệ liên quan đến các vấn đề về quy định mức xử phạt một số loại tội, vua Lê Thánh Tông đã đề cập đến việc xử tội ấu dâm: “…thông dâm với trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống thì tuy là thuận tình nhưng vẫn xử theo tội cưỡng dâm, tội thông dâm và tội dụ dỗ người khác thông dâm, nam nữ cùng tội như nhau”.
Xem Hoàng Việt luật lệ, ở Chương Phạm gian, ngay Điều 1: Phạm gian, ta đã thấy sự tương đồng này: “Thông gian với con gái dưới 12 tuổi, tuy thuận tình cũng luận tội cưỡng gian”.
Vẫn ở Điều 1 này còn có đoạn ghi rất rõ, rằng: “Con gái dưới 12 tuổi, chuyện tình chưa nảy nở, vốn không có lòng dâm, lại dễ bị lừa dối dọa nạt. Cho nên tuy hòa gian nhưng cũng luận tội cưỡng gian”.
Xem ghi chép ở Điều 1 trên thì Hoàng Việt luật lệ đã nhận định rất sát thực tế khi ấy trong việc bảo vệ trẻ em gái khi cho rằng đối với trẻ em gái dưới 12 tuổi, chưa đến tuổi dậy thì, tạm hiểu là chưa thực hiện được chức năng có thai, làm mẹ, nên “không có lòng dâm”, và “chuyện tình chưa nảy nở”, thêm vào đó là hiểu biết về tình dục chưa đầy đủ hoặc chưa biết, cũng như chưa phát triển đủ về thế chất, lại thêm có thể bị kẻ xâm hại dụ dỗ, “lừa dối”, thậm chí là cưỡng ép, dọa nạt nên sợ mà làm theo.
Bởi vậy, dù có thuận tình chăng nữa, thì cũng coi như bị cưỡng bức, tức là tuy hai bên “hòa gian” (trai gái tự nguyện cùng nhau quan hệ, nhưng con gái dưới 12 tuổi bị dụ dỗ mà đồng tình) thì vẫn xem là bị “cưỡng gian”.
Dù tương đồng với nhau trong việc bảo vệ con gái dưới 12 tuổi trước tội phạm ấu dâm, nhưng có thể khẳng định, Hoàng Việt luật lệ có phần kỹ lưỡng, tiến bộ hơn Quốc triều hình luật trong vấn đề này khi quy định rõ ràng, chi tiết hơn, kèm theo cả việc giải thích lý do như trên đã đề cập.
Vẫn trong Điều 1, Chương Phạm gian có phần “Điều lệ”, Hoàng Việt luật lệ chép tiếp: Cưỡng gian con gái dưới 12 tuổi đến chết, dụ dỗ con gái chưa đến 10 tuổi đưa đi cưỡng bức làm chuyện dâm ô, chiếu theo luật xử bọn côn đồ trộm cướp, xử trảm. Cưỡng gian trẻ em 12 tuổi trở xuống, 10 tuổi trở lên, nghị xử trảm giam hậu. Còn như trường hợp hòa gian thì cũng chiếu theo luật “tuy thuận tình nhưng cũng xem cưỡng gian”, nghị xử giam hậu.
Ở đây, luật Gia Long nêu rõ, việc cưỡng gian trẻ em gái đến chết, dĩ nhiên sẽ thọ hình tội mức cao nhất, tức là bị xử chém. Còn dụ dỗ trẻ em gái chưa đến 10 tuổi bằng sức mạnh “cưỡng bức”, thì xét như tội trộm cướp, cũng xử chém. Phần này cũng xác định rõ dù cho trẻ em gái có thuận tình theo, tức là bị dụ dỗ mà làm theo, sẽ là trường hợp hòa gian, có đồng thuận vì không hiểu biết, nhưng vẫn xử kẻ phạm tội ấu dâm mức cưỡng gian.
Một điều đáng chú ý ở cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ là hai điều luật này khi bảo vệ trẻ em trước nạn ấu dâm, lại chú ý rõ ở trẻ em gái, quy định rõ độ tuổi dưới 12 tuổi, xem là độ tuổi chưa chủ động bảo vệ được mình trước tội phạm ấu dâm.
Khối Châu bản triều Nguyễn còn lưu lại một số văn bản của Bộ Hình về việc xét xử các vụ án hiếp dâm, trong đó có cả những vụ hiếp dâm trẻ em. Đây là nội dung một văn bản của Bộ Hình về xử tội phạm hiếp dâm trẻ em vào năm Thiệu Trị thứ nhất:
Bộ Hình phúc trình: Tối hôm qua, bộ thần đã trình bản án do tỉnh Biên Hòa tra xét tội phạm gian dâm Trần Văn Luỹ. Tội phạm gian dâm Trần Văn Luỹ nhân thấy em vợ là Vũ Thị Lúa mới 10 tuổi đã nổi máu dâm rồi nhân Vũ Thị Lúa đang ngủ đến cưỡng dâm. Khi tra xét đã thú nhận. Tên phạm sau đó lo sợ, hối hận dùng dao định tự tử là còn có một đường có thể hoãn được. Vậy truyền đổi lại là xử trảm giam hậu. Ngoài ra cho y như đã xử. Châu điểm.
Như vậy, pháp luật triều Nguyễn rất chú ý bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục với mức án cao nhất là “tội chết”. Nếu chưa thực hiện được chuyện gian dâm thì cũng phải phạt 100 trượng và bắt lưu đi 3.000 dặm. Kể cả trong trường hợp đứa trẻ bị dụ dỗ thuận tình thì vẫn bị xem là “cưỡng gian” bởi luật pháp khi đó căn cứ thực tế là trẻ em gái dưới 12 tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất và cũng chưa có hiểu biết về tình dục.
VUA THIỆU TRỊ XỬ TRẢM TỘI PHẠM HIẾP DÂM TRẺ EM.
Xuyên suốt thời Hậu Lê (1428- 1789) đến thời Nguyễn (1802- 1945), mặc dù bộ luật Quốc triều hình luật (hay Lê triều hình luật, luật Hồng Đức) ra đời thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) cho đến bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long) ra đời thời vua đầu triều Nguyễn Gia Long (1802- 1820), hai bộ luật của hai triều đại có nhiều nội dung khác nhau, nhưng ta lại thấy có điểm chung trong vấn đề thực hiện bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục (mà ngày nay gọi là nạn ấu dâm).
Đó là cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều bảo vệ trẻ em gái dưới 12 tuổi trước tội phạm ấu dâm. Xem trong Điều 4 nơi Chương Thông gian của Quốc triều hình luật, ta thấy nhà làm luật ghi rõ: “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình, cũng xử như tội hiếp dâm”.
Luật pháp thời Lê chỉ rõ rằng, dù trẻ em gái dưới 12 tuổi có thuận tình mà nghe theo sự dụ dỗ của kẻ phạm tội, thì kẻ phạm tội vẫn bị khép vào tội gian dâm và xử với mức án của tội hiếp dâm, tức là sẽ bị xử tội thấp nhất ở mức “tội lưu” (lưu đày đi nơi xa) cho đến mức án cao nhất là xử “tội chết” (Theo Điều 3 của Chương Thông gian).
Thời vua Lê Thánh Tông trị vì, nhà vua còn ban hành cụ thể lệnh, lệ có liên quan đến việc xử tội ấu dâm. Điều này có thể tìm thấy trong Hồng Đức thiện chính thư (Những chính sách tốt đời Hồng Đức) được đời sau ghi lại.
Theo đó, ngày 20 tháng 4 năm Bính Thân (1476), trong khi ban hành các lệnh, lệ liên quan đến các vấn đề về quy định mức xử phạt một số loại tội, vua Lê Thánh Tông đã đề cập đến việc xử tội ấu dâm: “… thông dâm với trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống thì tuy là thuận tình nhưng vẫn xử theo tội cưỡng dâm, tội thông dâm và tội dụ dỗ người khác thông dâm, nam nữ cùng tội như nhau”.
Xem nơi Hoàng Việt luật lệ, ở Chương Phạm gian, ngay Điều 1: Phạm gian, ta đã thấy sự tương đồng này: “Thông gian với con gái dưới 12 tuổi, tuy thuận tình cũng luận tội cưỡng gian”.
Vẫn ở Điều 1 này còn có đoạn ghi rất rõ, rằng: “Con gái dưới 12 tuổi, chuyện tình chưa nảy nở, vốn không có lòng dâm, lại dễ bị lừa dối dọa nạt. Cho nên tuy hòa gian nhưng cũng luận tội cưỡng gian”.
Hòa gian cũng xử thành cưỡng gian
Xem ghi chép ở Điều 1 trên thì Hoàng Việt luật lệ đã nhận định rất sát thực tế khi ấy trong việc bảo vệ trẻ em gái khi cho rằng đối với trẻ em gái dưới 12 tuổi, chưa đến tuổi dậy thì, tạm hiểu là chưa thực hiện được chức năng có thai, làm mẹ, nên “không có lòng dâm”, và “chuyện tình chưa nảy nở”, thêm vào đó là hiểu biết về tình dục chưa đầy đủ hoặc chưa biết, cũng như chưa phát triển đủ về thế chất, lại thêm có thể bị kẻ xâm hại dụ dỗ, “lừa dối”, thậm chí là cưỡng ép, dọa nạt nên sợ mà làm theo.
Bởi vậy, dù có thuận tình chăng nữa, thì cũng coi như bị cưỡng bức, tức là tuy hai bên “hòa gian” (trai gái tự nguyện cùng nhau quan hệ, nhưng con gái dưới 12 tuổi bị dụ dỗ mà đồng tình) thì vẫn xem là bị “cưỡng gian”.
Dù tương đồng với nhau trong việc bảo vệ con gái dưới 12 tuổi trước tội phạm ấu dâm, nhưng có thể khẳng định, Hoàng Việt luật lệ có phần kỹ lưỡng, tiến bộ hơn Quốc triều hình luật trong vấn đề này khi quy định rõ ràng, chi tiết hơn, kèm theo cả việc giải thích lý do như trên đã đề cập.
Vẫn trong Điều 1, Chương Phạm gian có phần “Điều lệ”, Hoàng Việt luật lệ chép tiếp: “Cưỡng gian con gái dưới 12 tuổi đến chết, dụ dỗ con gái chưa đến 10 tuổi đưa đi cưỡng bức làm chuyện dâm ô, chiếu theo luật xử bọn côn đồ trộm cướp, xử trảm.
Cưỡng gian trẻ em 12 tuổi trở xuống, 10 tuổi trở lên, nghị xử trảm giam hậu. Còn như trường hợp hòa gian thì cũng chiếu theo luật “tuy thuận tình nhưng cũng xem cưỡng gian”, nghị xử giam hậu. Ở đây, luật Gia Long nêu rõ, việc cưỡng gian trẻ em gái đến chết, dĩ nhiên sẽ thọ hình tội mức cao nhất, tức là bị xử chém.
Còn dụ dỗ trẻ em gái chưa đến 10 tuổi bằng sức mạnh “cưỡng bức”, thì xét như tội trộm cướp, cũng xử chém. Phần này cũng xác định rõ dù cho trẻ em gái có thuận tình theo, tức là bị dụ dỗ mà làm theo, sẽ là trường hợp hòa gian, có đồng thuận vì không hiểu biết, nhưng vẫn xử kẻ phạm tội ấu dâm mức cưỡng gian.
Một điều đáng chú ý ở cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ là hai điều luật này khi bảo vệ trẻ em trước nạn ấu dâm, lại chú ý rõ ở trẻ em gái, quy định rõ độ tuổi dưới 12 tuổi, xem là độ tuổi chưa chủ động bảo vệ được mình trước tội phạm ấu dâm.
Khối Châu bản triều Nguyễn còn lưu lại một số văn bản của Bộ Hình về việc xét xử các vụ án hiếp dâm, trong đó có cả những vụ hiếp dâm trẻ em. Đây là nội dung một văn bản của Bộ Hình về xử tội phạm hiếp dâm trẻ em vào năm Thiệu Trị thứ nhất:
Bộ Hình phúc trình: Tối hôm qua, bộ thần đã trình bản án do tỉnh Biên Hòa tra xét tội phạm gian dâm Trần Văn Luỹ. Tội phạm gian dâm Trần Văn Luỹ nhân thấy em vợ là Vũ Thị Lúa mới 10 tuổi đã nổi máu dâm rồi nhân Vũ Thị Lúa đang ngủ đến cưỡng dâm. Khi tra xét đã thú nhận. Tên phạm sau đó lo sợ, hối hận dùng dao định tự tử là còn có một đường có thể hoãn được. Vậy truyền đổi lại là xử trảm giam hậu. Ngoài ra cho y như đã xử. Châu điểm.
Như vậy, pháp luật triều Nguyễn rất chú ý bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục với mức án cao nhất là “tội chết”. Nếu chưa thực hiện được chuyện gian dâm thì cũng phải phạt 100 trượng và bắt lưu đi 3000 dặm. Kể cả trong trường hợp đứa trẻ bị dụ dỗ thuận tình thì vẫn bị xem là “cưỡng gian” bởi luật pháp khi đó căn cứ thực tế là trẻ em gái dưới 12 tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất và cũng chưa có hiểu biết về tình dục.
Tổng hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét