Cua cốm còn gọi là cua hai da, đang trong quá trình thay vỏ để lớn lên. Khi đó, nó thường lấp kín miệng hang nên rất khó gặp. Loài này không bán nhiều trên thị trường vì số lượng ít, giá trị dinh dưỡng cao, người dân thường làm quà biếu tặng hoặc để nhà ăn.
"Cua thịt hay cua gạch không còn xa lạ với người TP HCM. Nhưng cua hai da thì không phải ai cũng biết và có điều kiện để ăn. Chỉ những người sành ăn mới chịu chi tiền triệu để tìm mua cho được một ký", chị Lê Nguyễn Ca Dao, ngụ quận 4 chia sẻ.
Cua cốm hay cua hai da là loại cua có giá trị dinh dưỡng cao.
Trong quá trình phát triển của con cua, giai đoạn cốm (khoảng vài ngày trước khi thay vỏ) là lúc cua chắc thịt, đầy gạch và nhiều dinh dưỡng nhất. Cua cốm có thể chế biến thành nhiều món như: cháy tỏi, rang muối, sốt tiêu đen, sốt trứng muối, nấu lẩu, hấp bia hoặc hấp nước dừa.
Khi ăn thực khách chỉ cần tách nhẹ lớp vỏ mỏng phía trên, bên trong có thêm một lớp da mềm, dai có thể dễ dàng xé bằng tay. Theo những người sành ăn, trước tiên bạn cần tách đôi con cua, sau đó dùng muỗng múc phần gạch ăn trước. Phần gạch của cua cốm mềm và bùi hơn so với cua gạch thông thường. Gạch cua cốm cũng không quá béo, có vị hơi mặn của biển, không tanh, ăn không có cảm giác bị ngán.
Phần thịt cua, bạn có thể tách riêng các chân, càng, sau đó tách đôi phần thân để lấy được nguyên thớ thịt. Bạn có thể chấm với muối ớt xanh hoặc muối tiêu chanh, tùy khẩu vị. Thịt cua cốm chắc, có màu trắng sáng và đậm vị. Cuối cùng là càng cua, bộ phận được nhiều người yêu thích. Càng cua cốm không bị cứng như cua thường. Con cua nào có vỏ càng mỏng, càng sát thịt càng ngon.
So với cua thường, cua cốm chắc thịt và có nhiều gạch hơn.
|
Theo anh Lý Thanh Quang, chủ nhà hàng chuyên về cua cốm trên đường Trường Sơn, quận 10, muốn ăn cua ngon, thực khách nên tìm mua cua tự nhiên thay vì cua nuôi. "Bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại này. Cua biển ngoài tự nhiên thường sậm màu, có thể là xanh rêu hoặc nâu đất. Còn cua nuôi thì phần bụng dưới thường trong, trông không khỏe mạnh".
Anh Quang cho rằng cua bắt ngoài tự nhiên thịt sẽ ngon hơn do nó phải thường xuyên vận động để tìm thức ăn, thịt dai, đậm vị và giàu dinh dưỡng hơn. Do đó cua bắt ngoài tự nhiên cũng đắt hơn so với cua nuôi. Trung bình một ký cua thịt tự nhiên nhập về từ vùng biển Bình Đại, Bến Tre có giá khoảng 800.000 đồng, cua gạch khoảng 900.000 đồng, cua cốm một triệu đồng, không tính dây trói. Giá có thể lên xuống tùy thời điểm.
Anh Quang cho rằng cua bắt ngoài tự nhiên thịt sẽ ngon hơn do nó phải thường xuyên vận động để tìm thức ăn, thịt dai, đậm vị và giàu dinh dưỡng hơn. Do đó cua bắt ngoài tự nhiên cũng đắt hơn so với cua nuôi. Trung bình một ký cua thịt tự nhiên nhập về từ vùng biển Bình Đại, Bến Tre có giá khoảng 800.000 đồng, cua gạch khoảng 900.000 đồng, cua cốm một triệu đồng, không tính dây trói. Giá có thể lên xuống tùy thời điểm.
Cua cốm khá đắt và hiếm nên không được bán phổ biến trên thị trường. Ở TP HCM có vài nhà hàng chuyên phục vụ loại cua này. Thực khách nên gọi trước để đặt hàng vì không phải lúc nào cũng có sẵn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét