Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Khám phá ngôi chùa kỳ bí trên núi đá chứa cổ vật từ vạn năm trước

Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi một hệ thống núi đá và hang động thiên nhiên cực kỳ độc đáo, tráng lệ.


Nhắc đến chùa Nhẫm Dương (Hải Dương) người ta không chỉ nhớ đến ngôi chùa cổ nằm dưới chân núi đá mà còn biết đến kho xương hóa thạch khổng lồ tìm được trong động Thánh Hóa đã từng tồn tại ít nhất 30.000 đến 40.000 năm. Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý độc giả những thông tin độc đáo về ngôi chùa cổ kỳ lạ này.
Sự tích “hoá thánh” của sư tổ Thuỷ Nguyệt
Chùa Nhẫm Dương nằm trên trục đường 388, thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa nằm sâu dưới chân núi, xung quanh là các hang động, hệ thực vật, động vật phong phú đa dạng.
Vào ngày hè oi bức giữa tháng 5, chúng tôi có dịp trở lại thăm ngôi chùa cổ, tìm hiểu về lịch sử và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây. Đón tiếp tôi là một vị ni sư có dáng người dong dỏng, nước da ngăm đen. Đó là ni sư  Thích Diệu  Mơ - trụ trì chùa Nhẫm Dương, người gắn bó với ngôi chùa gần 40 năm nay.
Khám phá ngôi chùa kỳ bí trên núi đá chứa cổ vật từ vạn năm trước - 1
Chùa Nhẫm Dương nằm dưới chân ngọn núi
Ni sư Mơ cho biết, chùa Nhẫm Dương vốn là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời nhà Trần. Tuy nhiên, sau đó nhà Trần sụp đổ, ngôi chùa cũng đổ nát theo. Đến thế kỷ 17, phái Tào Động của sư tổ Thủy Nguyệt đã phục dựng lại ngôi chùa.
Ni sư Mơ Mơ kể, theo văn bia ghi lại trong chùa, đệ nhất tổ sư Thủy Nguyệt vốn người họ Đặng, quê Sơn Nam, sinh năm 1637, đời vua Lê Thần Tông. Sau nhiều năm xuất gia, bôn ba khắp nước học đạo, ông vẫn chưa tìm được con đường giác ngộ. Năm 34 tuổi, nhờ nhân duyên đưa đẩy, sư tổ Thủy Nguyệt cùng một đệ tử nữa đã sang đến đất Trung Hoa và gặp được vị hòa thượng Thượng Đức tu trên núi Phượng Hoàng.
Trải qua khá nhiều thử thách và khổ luyện học đạo, sư tổ Thủy Nguyệt được sư phụ của mình ban pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền Sư và cho phép trở về nước để giáo hóa muôn dân và phát triển đạo pháp. Khi trở về quê nhà, sư tổ chọn chùa Hạ Long (Hải Dương) làm nơi dừng chân để phát triển đạo pháp.
Đến năm 68 tuổi, sư tổ Thủy Nguyệt nhận thấy mình đến lúc đã "hoàn thành sứ mệnh" phải về với chốn Niết Bàn nên gọi tứ chúng dặn bảo: "Nay ta lên trên núi Nhẫm Dương, nếu 7 ngày không thấy về, các ngươi tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy".
Y như rằng, sau 7 ngày, không thấy sư tổ quay về, đệ tử mới cùng nhau tới núi Nhẫm Dương lần theo mùi hương tìm tới hang đá phía sau chùa Nhẫm Dương thì thấy sư tổ ngồi kiết già trên một tảng đá trong hang, toàn thân vẫn nóng ấm và mềm mại như còn sống nhưng hơi thở thì đã tắt lịm hẳn. Xung quanh thân thể sư tổ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt như mùi hương trầm bạch đàn. Lúc bấy giờ là niên hiệu Chính Hòa năm thứ XX, hiệu Hy Tông (thời Lê Trung Hưng)  ngày 6 tháng 6 năm 1704.
Gần 30 hang động vây quanh ngôi chùa cổ
Ni sư Thích Đàm Mơ cho hay, chùa Nhẫm Dương là ngôi cổ tự duy nhất ở Hải Dương được "bao vây" bởi gần 30 hang động, rải rác khắp các dãy núi đá xung quanh chùa. Tất cả các dãy núi đá này đều có đỉnh hướng về ngọn núi Nhẫm Dương - nơi ngôi chùa tọa lạc.
Khám phá ngôi chùa kỳ bí trên núi đá chứa cổ vật từ vạn năm trước - 2
Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi một hệ thống núi đá và hang động thiên nhiên cực kỳ độc đáo, tráng lệ
Phía sau ngôi chùa là hai hang Tĩnh Niệm và Thánh Hoá, đây là hai hang động quan trọng nhất bởi sư trụ trì đã phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học, khẳng định cho sự phát triển của loài người từ hàng vạn năm trước.
“Hang Tĩnh Niệm dài khoảng hơn 100m, đây là nơi khi xưa sư tổ Thủy Nguyệt cùng các đệ tử dùng làm nơi tọa thiền, đàm đạo. Sau này, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hang trở thành nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng. Còn hang Thánh Hoá có diện tích khoảng 100 m2, từ cửa hang tới cuối hang theo hướng nhỏ dần. Trên đỉnh hang có nhiều thạch nhũ rất đẹp”, trụ trì chùa Nhẫm Dương chia sẻ.
Khám phá ngôi chùa kỳ bí trên núi đá chứa cổ vật từ vạn năm trước - 3
Khu vực hang Tĩnh Niệm, nơi gắn với sự tích “hoá thánh” của sư tổ Thuỷ Nguyệt
Theo vị trụ trì của chùa, ngoài hai hang Thánh Hóa và Tĩnh Niệm phía sau lưng chùa, có thể kể tới hang Bò Lê, hang Cá, hang Tối, hang Ma, hang Mạt, hang Trâu, hang Thung Xanh, hang Thung Thóc,... Hầu hết các hang động này đều được thiên nhiên kiến tạo rất độc đáo, có chỗ vách đá giống như một chiếc ngai để các vị thần tiên ngồi, có nhũ đá hình thù như con voi, sư tử, muôn hình vạn trạng nhìn rất đẹp và thích thú.
Bà Nguyễn Thị Liễu, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cho biết, năm 2017, Hải Dương đón Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương. Trong đó, tại di tích khảo cổ Nhẫm Dương, thông qua khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hiện vật, hoá thạch, đồ gốm, tiền cổ, đồ sắt khẳng định tiến trình lịch sử của tự nhiên và con người từ thời đại đồ đá, thời đại kim khí, thời đại phong kiến đến thời kỳ hiện đại.
Tại khu vực hang Thánh Hoá, sư trụ trì cùng nhóm người đã khai quật, tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ, xương hóa thạch của các loài động vật như: voi, tê giác, hổ, báo, lợn rừng, nhím, răng Pôngô (đười ươi), rìu đồng có vai, thạp đồng, lưỡi xéo đồng, bình gốm…

Tìm tượng phát hiện dấu tích quý

Trong lúc khai quật hang động Thánh Hóa tìm pho tượng tổ, sư trụ trì cùng nhóm người đã bất ngờ phát hiện thêm kho xương hóa thạch động vật “khổng lồ”.


Chùa Nhẫm Dương, ở thôn Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được xây dựng từ thời nhà Trần. Chùa được dựng trên một gò đất cao, xung quanh toàn đầm lầy và cây dại. Trải qua quá trình trùng tu, tôn tạo nhiều lần, sư trụ trì chùa cùng nhân dân địa phương đã phát hiện ra 26 hang động lớn nhỏ nằm trên dãy núi đá vôi, trong đó có hai hang động quan trọng nhất là Tĩnh Niệm và Thánh Hóa.
Tìm pho tượng phát hiện ra kho xương “khổng lồ”
Ni sư Thích Đàm Mơ (56 tuổi) - trụ trì chùa Nhẫm Dương kể rằng, năm 16 tuổi, ni sư Mơ lên chùa ở và theo hòa thượng Thích Vô Vi (sư trụ trì chùa Nhẫm Dương lúc bấy giờ) học đạo. Năm 1985, trước khi viên tịch, hòa thượng Thích Vô Vi gọi ni sư Mơ lại và dặn rằng: “Sau khi thầy mất con nên khai thông lại động Thánh Hóa và Tĩnh Niệm sau chùa để tìm lại mấy pho tượng đá của tổ Thủy Nguyệt và tổ Tông Diễn đưa vào chính điện thờ. Có làm được việc đó thì đạo pháp mới hưng long, nền cốt linh thiêng mới được phát".
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Tìm tượng phát hiện dấu tích quý - 1
Khu vực hang động Thánh Hóa
Nhớ lời di huấn của sư phụ, cuối năm 1999, ni sư Mơ cùng với 4 người làm tại chùa bắt tay vào việc khai thông động Thánh Hóa. Nhóm người dùng cuốc, xẻng đào lớp đất đá bên ngoài tìm pho tượng. Khi đào vào được khoảng nửa mét, ni sư Mơ cùng nhóm người tìm thấy 5 pho tượng. Tuy nhiên, do cửa động hẹp nên nhóm người không thể đưa pho tượng ra ngoài mà phải đào rộng ra hai bên.
“Khi đào vào sâu thêm khoảng 30cm nữa tôi cùng mọi người hốt hoảng phát hiện ra rất nhiều xương lẫn trong bùn đất cứng. Tôi định bụng sẽ dùng cuốc, xẻng dỡ bỏ lớp đất để lấy xương ra. Tuy nhiên, khi đụng cuốc vào bùn đất thì cuốc văng ra vì bùn kết lại cứng chắc như đá”, trụ trì chùa Nhẫm Dương nhớ lại.
Sau đó, ni sư Mơ cùng với nhóm người dùng chầy dùng búa đập nhưng cũng không thể nào lấy được nguyên xương. Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Tìm tượng phát hiện dấu tích quý - 2
Sư thầy Thích Đàm Mơ, 56 tuổi (mặc áo nâu) - trụ trì chùa Nhẫm Dương thông báo cho cơ quan chức năng sở tại về các hiện vật tìm thấy trong hang động
Cuối cùng trụ trì chùa cùng nhóm người đành phải dùng búa, đục, dao... đục từng khối bùn nhỏ để lấy xương ra. Càng đục vào sâu, xương phát lộ ra càng nhiều.
“Lúc phát hiện ra xương tôi chỉ nghĩ là xương của bộ đội từng chiến đấu ở đây và trú ẩn ở trong hang. Do vậy, tôi cố nhặt nhạnh cho bằng hết các mẩu xương, răng... để an táng cho người ta mát mẻ hoặc sau đó tôi báo chính quyền địa phương để quy tập họ về nghĩa trang liệt sỹ”, ni sư Mơ chia sẻ.
Tuy nhiên, nhóm người càng đào sâu vào hang thì thấy động càng lộ ra rất nhiều loại xương khác nhau. Ban đầu là những mẩu xương trắng đục không biết là của người hay thú, rồi dần đến là những chiếc răng của ngựa, tê giác, voi to dài, trắng muốt. Tiếp đến, là các cổ vật khác được tìm thấy là tiền xu, thạp sứ, đồ trang sức, dụng cụ lao động, giáo mác bằng đồng và đá, đá mài...
Mất gần nửa năm mới khai thông xong hang Thánh Hóa
Các mẩu xương sau khi đưa ra khỏi hang động được ni sư Mơ đựng lẫn lộn vào 2 thúng nan. Còn các cổ vật, ni sư Mơ để vào các bao tải và giữ gìn cẩn thận trong chùa. Đến nửa năm sau thì hang được khai thông, xương được đưa hết ra ngoài.
“Trong số các hiện vật thu được trong quá trình khơi thông động Thánh Hóa và Tĩnh Niệm thì răng, xương động vật là nhiều nhất. Cái có kích thước to lớn nhất có lẽ là xương gối voi và xương sọ của loài linh dương. Ngoài ra, tiền xu các loại cũng được tìm thấy. Những loại tiền xu này tôi toàn đổ ra sân, người dân ai muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Sau này bác Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương) về nghiên cứu xác định được niên đại của nhiều loại tiền cổ khác nhau”, ni sư Mơ kể.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Tìm tượng phát hiện dấu tích quý - 3
 Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường cùng sư trụ trì phân loại các loại xương hóa thạch tìm thấy trong hang. Ảnh tư liệu.
Sau khi khai thông xong hang động, ni sư Mơ đã quyết định gọi điện báo cho ông Tăng Bá Hoành, lúc đó là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Nhưng vì bận công việc nên mãi hai tuần sau ông Hoành mới cùng PSG.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam đến chùa tìm hiểu, nghiên cứu. Tại đây, PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho rằng, các cổ vật tìm thấy chính là những dấu tích chứng minh sự tồn tại của người Việt cổ trong một thời gian dài.
Lãnh đạo UBND huyện Kinh Môn cho biết, trong hai năm 2000 và 2001, Bảo tàng Hải Dương đã kết hợp với Viện Khảo cổ, Viện Nghiên cứu địa chất đã thực hiện nhiều cuộc thám sát, điền dã, nghiên cứu và kết luận: Hang Thánh Hóa là di tích khảo cổ học quan trọng của cả nước. Tại hang Thánh Hóa, đã tìm được di cốt hóa thạch nhiều loài động vật như: Voi, tê giác, hổ, báo, lợn rừng, nhím...và đặc biệt tìm thấy khá nhiều răng Pôngô (đười ươi).

Cận cảnh kho xương "khổng lồ"

Sau khi khai quật, sư trụ trì của chùa đã trưng bày số hiện vật khảo cổ và xương hóa thạch động vật tìm thấy trong hang Thánh Hóa tại nhà thờ tổ Nhẫm Dương.


Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 1
Nhà thờ tổ Nhẫm Dương, thuộc chùa Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, nơi lưu giữ, trưng bày hàng ngàn cổ vật, hiện vật có niên đại cách ngày nay từ 3 vạn đến 4 vạn năm.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 2
Các mẩu xương động vật tìm thấy trong hang Thánh Hóa, Tĩnh Niệm được bảo quản trong tủ kính, trưng bày tại nhà thở tổ để du khách có dịp được chiêm ngưỡng, tìm hiểu.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 3
Di cốt người thời đại đá mới được tìm thấy ở động Thánh Hóa
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 4
Răng của đười ươi tìm thấy trong hang Thánh Hóa
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 5
Hóa thạch động vật được tìm thấy trong động Thánh Hóa năm 1999. Các hóa thạch này có niên đại cách ngày nay khoảng 30.000 đến 40.000 năm.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 6
Hóa thạch còn xót lại của con voi ở trong động Thánh Hóa
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 7
Xương của con nai được tìm thấy trong động Thánh Hóa
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 8
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 9
 Những chiếc rìu xéo gót vương có từ thời văn hóa Đông Sơn
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 10
Chuông voi có từ thời văn hóa Đông Sơn
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 11
 Đồ gốm Việt- Hán có từ thế kỷ I-III
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Cận cảnh kho xương "khổng lồ" - 12
 Những đồng tiền cổ của nhiều nước được tìm thấy ở hang Tĩnh Niệm

Khám phá hang xương trong lòng núi đá


Hang động Thánh Hóa, Tĩnh Niệm nằm ở chân núi sau chùa Nhẫm Dương, được thiên nhiên kiến tạo rất độc đáo, có chỗ vách đá giống như một chiếc ngai để các vị thần tiên ngồi, có nhũ đá hình thù như con voi, sư tử…


Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 1
Chùa Nhẫm Dương, ở thôn Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được xây dựng từ thời nhà Trần. Chùa được bao quanh bởi 26 hang động lớn nhỏ nằm trên dãy núi đá vôi, trong đó có hai hang động quan trọng nhất là Tĩnh Niệm và Thánh Hóa.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 2
Đường dẫn vào hang Thánh Hóa.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 3
Cửa hang được xây dựng bằng đá, hai bên có chữ cổ. Hang có diện tích khoảng 100 m2, từ cửa hang tới cuối hang theo hướng nhỏ dần.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 4
Trên đỉnh hang có nhiều thạch nhũ với muôn hình muôn vẻ, càng về cuối lòng hang càng hẹp và tối. Cuối năm  1999, ni sư Mơ cùng với 4 người làm tại chùa bắt tay vào việc khai thông động Thánh Hóa.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 5
Khu vực sư trụ trì và nhóm người tìm thấy nhiều hiện vật, di cốt hóa thạch của các loài động vật như: voi, tê giác, hổ, báo, lợn rừng, nhím, răng Pôngô (đười ươi), rìu đồng có vai, thạp đồng, lưỡi xéo đồng, bình gốm…
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 6
Hang được thiên nhiên kiến tạo rất độc đáo, có chỗ vách đá giống như một chiếc ngai để các vị thần tiên ngồi, có nhũ đá hình thù như con voi, sư tử…
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 7
Sau khi phát hiện ra các hiện vật và xương, trụ trì chùa định dùng cuốc, xẻng dỡ bỏ lớp đất để lấy xương ra. Tuy nhiên, khi đụng cuốc vào bùn đất thì cuốc văng ra vì bùn kết lại cứng chắc như đá. Cuối cùng ni sư Mơ cùng nhóm người đành phải dùng búa, đục, dao... đục từng khối bùn nhỏ để lấy xương ra.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 8
Tại khu vực giữa hang sư trụ trì chùa còn tìm thấy nhiều bình gốm bị vỡ.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 9
Trải qua thời gian, các lớp đá bên trong hang có hình thù rất độc đáo, kỳ lạ. Theo giám định của Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, những hóa thạch và di vật được tìm thấy trong hang cách ngày nay từ 3 vạn đến 4 vạn năm.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 10
Cửa hang Tĩnh Niệm (hay còn gọi hang Gió, hang Dơi) chính là nơi khi xưa sư tổ Thủy Nguyệt cùng các đệ tử dùng làm nơi tọa thiền, đàm đạo. Sau này, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hang trở thành nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 11
Tại hang này, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy một số hiện vật như rìu đồng có vai, thạp đồng, lưỡi xéo đồng, các hiện vật trên thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Khám phá hang xương trong lòng núi đá - 12
 Ngoài hai hang Thánh Hóa và Tĩnh Niệm phía sau lưng chùa, có thể kể tới hang Bò Lê, hang Cá, hang Tối, hang Ma, hang Mạt, hang Trâu, hang Thung Xanh, hang Thung Thóc, hang Đình... Hầu hết các hang động này đều được thiên nhiên kiến tạo rất độc đáo, đẹp mắt.

Chuyên gia "giải mã"

Các hiện vật, xương hóa thạch nhà chùa tìm được trong động Thánh Hóa, Tĩnh Niệm đã từng tồn tại rất nhiều năm về trước.


Năm 1999, ni sư  Thích Diệu  Mơ - trụ trì chùa Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cùng nhóm thợ khai thông hang Thánh Hóa, Tĩnh Niệm tìm tượng tổ và vô tình tìm thấy  các xương hóa thạch của động vật.
Răng đười ươi tìm thấy ở Nhẫm Dương là loại rất hiếm
Đến tháng 6/2000, nhận lời mời của ông Tăng Bá Hoành, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương (lúc bấy giờ), PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam xuống chùa Nhẫm Dương nghiên cứu, xác định niên đại của các cổ vật, xương hóa thạch tìm thấy.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Chuyên gia "giải mã" - 1
 PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam
Lúc này sư trụ trì chùa nhờ người mang tất cả những bao tải đựng hiện vật và thúng nan xương tìm được cho PGS.TS. Cường xem. Khi đổ xương trong thúng ra, ông Cường tỷ mẩn nhặt từng mẩu xương lên nhìn, còn ông Hoành thì cứ liên tục hỏi PGS.TS Cường "Có không giáo sư, tìm thấy chưa giáo sư?".
“Ít phút sau sư thầy Mơ thấy lạ nên hỏi tôi tìm hóa thạch gì. Tôi đáp: Tôi tìm Răng Pongo, hình dạng giống như răng người nhưng to hơn”. Nghe vậy, ni sư  Diệu Mơ vào lấy ra đưa cho tôi một túi bóng lớn chứa xương hóa thạch. Lúc ấy, tôi cầm cái răng Pongo giơ lên reo vui: "Pongo. Đúng Pongo rồi" PGS TS Nguyễn Lân Cường kể lại. Sau đó, ông giải thích thêm cho ni sư  Diệu  Mơ hiểu, đây là răng của loài đười ươi cổ gần như tuyệt chủng ở Việt Nam. Loài đười ươi này có tên khoa học là Pongo pygmaeus, thuộc họ Đười ươi (Pongidea), nằm trong bộ linh trưởng (Primates), là loài khỉ có hình dáng giống người hơn vượn, lông thưa, có màu đỏ nâu.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Chuyên gia "giải mã" - 2
Động Thánh Hóa
Hiện nay, đười ươi chỉ còn khoảng 4.000 con sống trên đảo Borneo và Sumatra (Indonesia). Trong các vườn thú trên thế giới tổng cộng chỉ có khoảng 300 con. Ở Việt Nam, trong thời đại Cánh Tân cũng mới chỉ phát hiện răng hóa thạch hoặc một vài đoạn hàm dưới của đười ươi ở Kéo Lèng, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, (Lạng Sơn), Hang Hùm (Yên Bái), Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Thung Lang (Ninh Bình), Thẩm Ồm (Nghệ An), Làng Tráng (Thanh Hóa).
Dựa vào cấu tạo của trầm tích, độ cao của động, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường cho rằng những hóa thạch trong động Thánh Hóa có niên đại cách ngày nay khoảng 30.000 đến 40.000 năm. Khi cho các nhà khoa học của Bảo tàng Quảng Tây (Trung Quốc) xem, họ nói có nhiều khả năng những chiếc răng Pongo ở đây có niên đại còn sớm hơn nữa.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Chuyên gia "giải mã" - 3
Răng hóa thạch Pongo
Một hóa thạch khác cũng rất quan trọng là một đoạn hàm dưới của tê giác còn dính trên đó 1 chiếc răng hàm, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Đây là chiếc hàm thứ 2 của loài tê giác được phát hiện ở Việt Nam, sau hàm tê giác được phát hiện ở hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) trước đó.
“Tuy nhiên, trong số xương hóa thạch tìm thấy thì quý nhất là hai chiếc răng người Homo sapiens (răng của người khôn ngoan trưởng thành). Hai chiếc răng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Có lẽ nhờ hai chiếc răng này mà Nhẫm Dương được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt”, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường chia sẻ.
Khu vực nhẫm Dương là “Vịnh Hạ Long”?
Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường cho hay, trong nhiều năm, ni sư Thích Diệu Mơ đã phát hiện ở khu vực này nhiều hiện vật khảo cổ như: rìu, bôn đá, đồ đồng, đồ gốm và hàng nghìn đồng tiền cổ.
"Rất hiếm có một địa điểm khảo cổ học nào như Nhẫm Dương mà có nhiều hiện vật minh chứng cho một quá trình lịch sử kéo dài suốt từ hậu kỳ Cánh Tân, qua thời đại đá, kim khí và kéo dài tới cả thời Trần, Lê, Nguyễn như vậy. Hiện tại, UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định khoanh vùng 34,23ha diện tích núi có nhiều hang động và chùa Nhẫm Dương để bảo vệ, bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử”, P GS.TS Cường vui vẻ nói.
Ngôi chùa kỳ bí chứa cổ vật từ vạn năm trước: Chuyên gia "giải mã" - 4
Một đoạn hàm dưới của tê giác còn dính trên đó 1 chiếc răng hàm
Theo phỏng đoán của PGS.TS Cường, khu vực Nhẫm Dương ngày xưa chính là biển cả, nó giống như Vịnh Hạ Long bây giờ. Xung quanh là nước biển, có các đảo lớn nhỏ. Tại khu vực đảo có các hang động, đời sống sinh hoạt của người và thú thời này rất phổ biến. Đặc biệt, nếu như xét với địa hình của huyện Kinh Môn bây giờ thấy rất nhiều tương đồng. Trên những cánh đồng lúa ngút ngàn thi thoảng vẫn có những quả núi đá, đồi đất nhô lên hệt như cảnh núi non ở Vịnh Hạ Long.
“Ngoài ra tôi có ý tưởng muốn xây dựng một bảo tàng tại chùa Nhẫm Dương mà việc làm này cần sự chung tay của góp sức của nhà nước, Giáo hội phật giáo Việt Nam và nhân dân. Tại đây, sẽ trưng bày các hiện vật khảo cổ, xương hóa thạch để quần chúng nhân dân, du khách thăm quan, tìm hiểu về lịch sử. Đặc biệt, khi đến đây, du khách có thể vào các hang động tận mắt xem các trầm tích còn lại ra sao, hình thù thế nào”, PGS.TS Cường nói.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét