Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

Đi tìm những quả núi chứa báu vật ở Hải Phòng

(VTC News) - Tôi đã kinh ngạc khi phát hiện những quả núi, quả đồi, là những nghĩa địa mộ cổ 2.000 năm tuổi, chứa rất nhiều đồ cổ, báu vật.Trong những ngày tìm hiểu về ngôi mộ cổ ở xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng), tôi đã kinh ngạc khi phát hiện những quả núi, quả đồi, là những nghĩa địa mộ cổ 2.000 năm tuổi, chứa rất nhiều đồ cổ, báu vật. Nơi đây, có thể là một quần thể nghĩa địa cổ khổng lồ, nơi người xưa cất giữ đồ quý.

Tôi đã bỏ nhiều ngày, lang thang qua khắp các dãy núi, những quả đồi đất, tìm gặp những “chuyên gia đào mồ cuốc mả” săn lùng cổ vật, để tìm hiểu về những câu chuyện bí ẩn này.
Kho báu trong “mộ Sở”
Trong giới săn lùng cổ vật ở Hải Phòng, thì Nguyễn Văn N. nổi lên là một tay khét tiếng, khi từng trực tiếp đào bới be bét cả chục quả đồi, phá tan cả trăm ngôi mộ cổ, trục lên không biết bao nhiêu cổ vật. Không khó khăn gì, tôi tìm được nhà N. dưới chân dãy núi Phượng Hoàng, thuộc xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Án ngữ trước nhà anh N. là 3 quả núi có tên Phượng Hoàng, Núi Rùa, Hổ Phục nằm cạnh nhau. Người dân đều đồn đại những quả núi này là nơi người Sở giấu của hàng ngàn năm nay.
Còn có lời đồn quan Pháp vác súng đứng trên núi, bắt dân phu người Việt đào hầm vào trong lòng núi tìm của, mang đi vô số báu vật, chở cả tàu lớn sang Pháp. Rồi các nhà khảo cổ nước nhà cũng đã đào đi mấy xe tải.
Suốt mấy chục năm nay, cả chục đội săn tìm kho báu đã đào tung ba quả núi và thực sự đã trúng rất nhiều hầm chứa đồ cổ.
Chuyện đào bới cổ vật trong mộ không phải đồn thổi, truyền thuyết, mà là sự thực, bởi tôi đã tận mắt các hầm, hố đào nham nhở như hang chuột trong lòng núi và ghi lại hình ảnh hàng ngàn báu vật ngàn tuổi vẫn còn giữ trong nhà những “chuyên gia” khoét núi phá mộ tìm cổ vật.
Trước khi theo chân Nguyễn Văn N. lên những quả núi, tìm đến những đường hầm, những ngôi mộ cổ kỳ bí, tôi đi vòng quanh 3 quả núi, ghi lại những câu chuyện thú vị.
Di tim nhung qua nui chua bau vat o Hai Phong hinh anh 1
 Cổng chùa Linh Sơn dưới chân núi Phượng Hoàng ở làng Mỹ Cụ.
Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, làng Mỹ Cụ nơi có 3 quả núi thiêng chỉ là cái trại nhỏ, do một số cư dân đến sinh sống lập ra. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, dân cư đông đúc hơn, trại được mở rộng thành trang (trang là đơn vị hành chính lớn hơn trại), được đặt tên là Mỹ Cát Trang, có nghĩa là bãi cát trắng rất đẹp.
Thành hoàng của làng Mỹ Cụ là vợ chồng cụ Lý Huy Chân và Đào Thị Bảo. Tên tuổi, gia cảnh hai cụ vẫn được ghi trong sử sách của làng, trong các câu chuyện truyền miệng và được thờ tự trong đền, đình. Quê gốc hai cụ ở Thanh Hóa, là hào phú anh hùng, biết nghề địa lý, giỏi buôn bán thương nghiệp.
Thời Hùng Vương, cụ Bảo treo ấn từ quan, rồi dắt nhau di cư về vùng đất thuộc huyện Thủy Nguyên bây giờ. Đến vùng đất Mỹ Cụ, thấy đất đẹp, tiền có án thủy đáo đường (thủy triều lên xuống), hậu có đan phượng hàm thư (con chim phượng ngậm sách), tả hữu có song đồng sơn (hai quả núi hai bên), nên dừng chân, lập trại sinh sống, buôn bán.
Xưa kia, nơi nào có đất thiêng, thì thầy địa lý thường khuyên mang mồ mả tổ tiên đến chôn, với niềm tin sẽ phát nghiệp đời sau. Tất nhiên, cụ Chân đã rước mồ tổ tiên ra vùng đất này và chôn đúng huyệt thiêng giữa trại. Tuy nhiên, giờ đây, dân làng không biết huyệt đạo đó ở đâu.
Thời kỳ đó, biển tiến sát chân những quả núi này, với bãi cát trắng mênh mông. Công việc buôn thuyền bán bè khắp biển cả của vợ chồng cụ Chân rất phát, giàu có vô biên, vàng bạc chất thành núi. Vậy nên, có một số truyền thuyết kể rằng, để giữ của cải, vợ chồng cụ Chân đã chôn giấu khắp nơi trong lòng 3 quả núi này. Những kho báu ấy đã nhiều đời khai quật và người ta đã lấy đi không biết bao nhiêu mà kể, nhưng vẫn chưa hết.
Trở lại câu chuyện cuộc đời của vợ chồng cụ Chân. Trong 4 năm ở làng, hai vợ chồng đã liên tiếp đẻ 4 người con, gồm 3 trai, 1 gái. Những người con được ăn học đầy đủ, lớn lên con trai khỏe mạnh, dũng mãnh, con gái xinh đẹp, cổ cao 3 ngấn, mắt phượng mày ngài. Tiếc thay, hai cụ mắc bệnh tiêu chảy, nên chết sớm và chết cùng ngày. 4 anh em đã mai táng hai cụ lên núi Phượng Hoàng, đúng khu vực bây giờ là chùa Linh Sơn.
Di tim nhung qua nui chua bau vat o Hai Phong hinh anh 2
 Chùa Linh Sơn.
Sau khi hai cụ mất, việc buôn bán, làm ăn sa sút. Kho báu chôn trong lòng núi cũng bị thất lạc, không còn ai biết đến nữa. 4 anh em đang giàu có sung túc trở nên nghèo khổ. Không còn chốn dung thân, họ dắt nhau lên núi Phượng Hoàng, chỗ chùa Linh Sơn bây giờ và trú ngụ dưới gốc cây mộc hương (cây gỗ tỏa mùi thơm ngát).
Ngày đó, vùng này là những cánh rừng gỗ lim rậm rịt. Vậy nên, có thời kỳ, người ta gọi núi Rùa là núi Lim. Mười mấy năm trước, một số người hút cát ở sông Si, con sông lượn cạnh núi Rùa, khi hút sâu xuống lòng sông vài mét, còn vớt được những thân gỗ lim khổng lồ, không rõ đã nằm dưới lòng sông bao nhiêu trăm, ngàn năm.
Trong rừng gỗ lim ấy, có một con hổ khổng lồ, người dân gọi là hổ tướng, thường xuyên về làng bắt người, khiến dân làng hết sức kinh sợ. 4 anh em họ Lý võ nghệ cao cường, đã kéo nhau vào rừng săn tìm nhiều ngày và giết được con hổ.
Giết xong hổ tướng, 4 anh em lại trở về gốc mộc hương sinh sống. Tuy nhiên, từ hôm giết con hổ thì phong ba bão táp nổi lên, gió mưa vần vũ suốt 3 ngày liền. Khi bão táp dừng, người dân nhìn lên núi Phượng Hoàng, thấy cây mộc hương rụng lá xác xơ. Dân trại kéo lên xem, thì không thấy 4 anh em họ Lý đâu cả, chỉ thấy 4 đống mối lùm lùm dưới gốc mộc hương. Người dân thương xót 4 anh em nên dựng miếu thờ.
Thời Hùng Vương, Thục Phán An Dương Vương có ý đồ xâm chiếm nước Việt, nên kéo quân xuống vùng Quảng Ninh. Vua Hùng đã sai tướng Vương Văn Chi đem quân đi chống. Trên đường xuống Quảng Ninh, đến gốc mộc hương, ngựa của tướng Vương Văn Chi nhất định không cất bước, cứ hí vang trời. Thấy sự lạ, ông cho dừng quân, ngủ lại ngôi đền này. Tam nam nhất nữ họ Lý đã báo mộng sẽ đi trước dẫn quân đánh trận. Quả đúng như giấc mơ, quân của Vương Văn Chi đánh đâu thắng đó, như chẻ tre. Quân Thục Phán bỏ chạy tán loạn.
Lúc quay về, Vương Văn Chi đã tụ họp dân trại quanh chân núi Phượng Hoàng và núi Rùa, kể lại sự tình và quyết định đốn hạ cây mộc hương, cắt làm 4 đoạn, tạc 4 pho tượng đặt ở ngôi miếu để thờ. Trong các sắc phong, thần phả, truyền thuyết, đều nói rằng, ngôi miếu thờ tam nam nhất nữ họ Lý đặt ở nơi tiền có rồng đất (núi Rồng – giờ không rõ quả núi này đâu, có lẽ là một phần của dãy Phượng Hoàng - PV), hậu có hổ phục (núi Hổ Phục), tả có đan phượng hàm thư (chim phượng ngậm thư – núi Phượng Hoàng) và hữu có quy ẩn xà (con rắn quấn quanh con rùa – núi Rùa). Sử sách, truyền thuyết đều nói rõ như vậy, nhưng đến nay, không ai biết ngôi miếu đó ở chỗ nào. Mấy trăm năm trước, người dân dựng đình làng Mỹ Cụ, thì dựng lại 4 pho tượng anh em họ Lý, đến nay vẫn còn thợ phụng.
Di tim nhung qua nui chua bau vat o Hai Phong hinh anh 3
 Đường lên Núi Rùa.
Lại nói về chuyện tướng Vương Văn Chi chặt cây gỗ thơm để làm tượng 4 anh em họ Lý. Tôi vào chùa Linh Sơn nằm ngay dưới chân núi Phượng Hoàng để chiêm ngưỡng một pho tượng vô cùng đặc biệt. Đó là pho tượng A Di Đà khá lớn, cao 2,5m, chu vi 3,2m, được đắp bằng chất liệu đất sét cùng giấy dó. Theo hướng dẫn của thủ nhang, tôi cứ tự nhiên trèo lên ban thờ Phật và… sờ đầu pho tượng. Sau khi kính cẩn tạ lỗi, tôi trèo lên ban thờ, sờ đầu tượng A Di Đà và thấy rõ đỉnh đầu pho tượng có khúc gỗ thò lên.
Vào thời vua Lê Dụ Tông, người dân Mỹ Cụ cho rằng, pho tượng này giống “tượng Tàu”, nên bàn nhau quyết định phá. Các cụ dùng dao búa phá tượng, thì thấy lộ ra một thân cây trong lòng tượng. Các cụ đào rỗng cả ban thờ, sâu xuống đất, song mãi mà không trốc được gốc cây lên. Bỗng nhiên, từ dưới gốc cây, vọt lên một dòng nước mát lành, phun lên trời cao đến 10m. Rồi trong làng xảy ra đủ các loại biến cố, trâu chết tươi, người chết đứng. Nghĩ rằng “người Tàu” đặt pho tượng này để yểm long mạch, hãi quá, dân làng phải đắp lại tượng. Pho tượng này được đắp lại từ thời Hậu Lê và vẫn còn đến ngày hôm nay.
Cách đây chừng 30 năm, chùa đón Hòa thượng Kim Cương Tử (thành viên Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam... Hòa thượng đã mất năm 2001, thọ 88 tuổi) về thăm chùa Linh Sơn. Thực ra, trước đó, ông đã về ngôi chùa cổ này vài lần.
Di tim nhung qua nui chua bau vat o Hai Phong hinh anh 4
 Một ngôi mộ Hán ở núi Phượng Hoàng, mà người dân nơi đây gọi là mộ Sở.
Sau khi nghiên cứu sắc phong, bia đá, mộ tháp, hòa thượng chỉ nói: “Ngôi chùa này đã có rất lâu đời”. Bản thân hòa thượng cũng không thể khẳng định chùa có từ khi nào. Nhưng trong cổ sử có ghi rằng, cha mẹ Lê Hoàn là người Thanh Hóa, vốn làm nghề đăng đó, đã về ngôi chùa này cầu và sinh vương. Sau này, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng về nghiên cứu và cho rằng thời Đinh đã khôi phục lại ngôi chùa này, còn nó có từ khi nào thì không ai biết.
Trong tâm trí người dân Mỹ Cụ, trong các câu chuyện truyền miệng, thì ngôi chùa này có từ trước Công nguyên, khi Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam. Hiện trong ngôi chùa này vẫn còn thờ nhiều pho tượng giống người Ấn Độ.
Nhưng chuyện về ngôi chùa với những bí ẩn không được nhiều người quan tâm bằng những đường hầm bằng đất, bằng gạch lộ ra từ 3 quả núi, và đã có vô số người trong rất nhiều thời kỳ, cả ngày xưa và nay tìm được cổ vật. Trong lần Hòa thượng Kim Cương Tử về thăm chùa Linh Sơn, một số cán bộ xã đã dẫn hòa thượng đi xem một số miệng hầm do dân đào lộ ra ở núi Linh Sơn, Hổ Phục và đặc biệt là rất nhiều miệng hầm ở núi Rùa, ngọn núi quy ẩn xà cực kỳ linh thiêng.
Sau khi xem xét thực địa, hòa thượng Kim Cương Tử bảo rằng: “Những ngọn núi ở làng Mỹ Cụ này là nơi người Sở chôn giấu kho báu cho người âm”.
Di tim nhung qua nui chua bau vat o Hai Phong hinh anh 5
 Một phần nhỏ cổ vật trong nhà một "chuyên gia đào mồ cuốc mả" ở làng Mỹ Cụ.
Theo đó, vào thời Chiến Quốc (thế kỷ 5 trước Công nguyên), khi bị nước Tần từ phương Bắc đánh xuống, nước Sở yếu thế đã phải tiến sâu về phía Nam. Cuộc mở rộng bờ cõi về phía Nam kéo dài vài trăm năm, nên có thời kỳ nước Sở tràn xuống cả nước Việt, tận đến vùng Quảng Ninh, Hải Phòng. Người Sở có phong tục chia của cho người âm, chia của cho thổ thần, nên họ thường chôn rất nhiều vàng bạc, châu báu xuống nơi bí mật nào đó trong lòng đất. Những ngọn núi quanh làng Mỹ Cụ rất linh thiêng, nên là nơi cất giấu rất nhiều báu vật của người Sở.
Sau này, nghiên cứu lại các tài liệu cổ, Hòa thượng Kim Cương Tử cung cấp thêm thông tin như sau: Hồi Mã Viện sang chiếm nước Việt, đã kéo quân về Hải Phòng cưỡng ép bà Lê Chân làm vợ, nhưng bị cự tuyệt. Khi đó, Mã Viện mang theo bản đồ cất giấu kho báu của người Sở, lại đi qua vùng Mỹ Cát Trang nên đã vô tình phát hiện ra nơi chôn kho báu xưa kia. Mã Viện đã sai quân lính đào khắp các ngọn núi và đem đi một đoàn dài dằng dặc xe vàng, xe bạc.
Sự lý giải của Hòa thượng Kim Cương Tử khiến người dân không chỉ làng Mỹ Cụ rất tin và nhiều năm qua, người dân không chỉ Mỹ Cụ mà khắp vùng Thủy Nguyên gọi những ngọn núi có mộ cổ chứa cổ vật là nơi cất giữ kho báu Sở, hoặc mộ Sở.
Di tim nhung qua nui chua bau vat o Hai Phong hinh anh 6
 Cổ vật 2.000 năm tuổi đào được trong "mộ Sở".
Không phải ai cũng biết những truyền thuyết, huyền thoại về những khu mộ cổ chứa cổ vật, trên mấy quả núi này, nhưng ai cũng biết và tin chắc chắn rằng, những quả núi ở phía tây huyện Thủy Nguyên có rất nhiều mộ Sở chứa cổ vật.
Suốt hàng trăm năm nay, cứ thi thoảng có người đào trúng mộ chứa cả kho báu thực sự. Khoảng 20 năm trở lại đây, liên tục các ngôi mộ cổ bị đào bới, khai quật, dân làng liên tục tận mắt, bán lấy bộn tiền, nên không ai nghi ngờ gì về tính hư thực của những kho báu này.
Tôi đã có nhiều ngày lang thang trên những quả núi, vạch từng bụi cỏ, ngó từng đường hầm, gặp gỡ các nhân chứng và đặc biệt là có cơ duyên được những “chuyên gia đào mộ” cho xem những bộ sưu tập cổ vật. Tôi đã thực sự ngỡ ngàng và phải thốt lên rằng: Đúng là vùng đất chứa đựng những kho báu khổng lồ
Những kẻ truy lùng ‘kho báu Sở’

Ông Trần Anh Nghĩa, nguyên chủ tịch xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng), dẫn tôi trèo lên đỉnh núi Phượng Hoàng, ngọn núi cao nhất trong xã. Đứng trên đỉnh Phượng Hoàng, phóng tầm mắt ra tứ phía, thấy cảnh quan sơn thủy hùng vĩ.
Ngay cạnh núi Phượng Hoàng, cách vài trăm mét là hai ngọn núi nhỏ, bên hữu là núi Hổ Phục, bên tả là núi Rùa. Theo ông Nghĩa, khắp vùng Thủy Nguyên này, chỉ thấy nhắc đến kho báu Sở ở núi Phượng Hoàng, Hổ Phục và núi Rùa mà thôi. Tuy nhiên, sau này đi tìm hiểu, thì nhiều quả núi quanh vùng cũng có “kho báu Sở”.
Tại ba quả núi này, đã diễn ra các cuộc đào bới, tìm kiếm từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, chính quyền thôn và nhà chùa Linh Sơn đã quản lý ngọn núi Phượng Hoàng rất chặt, nên không mấy người xâm phạm được. Chỉ có những ngọn đồi nhỏ dưới chân núi Phượng Hoàng, gồm phần đầu, chân, cánh của con chim phượng (từ trên máy bay nhìn xuống, núi Phượng Hoàng như con chim phượng xõa cánh) là bị đào bới, tàn phá tan nát, và đám đào trộm đã lấy đi rất nhiều báu vật.
Khi các ngọn núi nhỏ quanh núi Phượng Hoàng bị đào bới hết, thì đám săn kho báu tiếp tục săn lùng ở núi Hổ Phục và núi Rùa. Núi Hổ Phục thì đã bị xới tung, cạo trọc lốc. May mắn là khi đám săn tìm cổ vật đang mở hầm đào xuyên vào lòng núi Rùa, thì ông Trần Quang Thiện (con cháu của cụ tổ Trần Liễu) đã đứng ra mua lại toàn bộ quả núi này để giữ gìn, bảo tồn nơi ở xưa của tổ tiên họ Trần.
Bí ẩn về những “kho báu Sở”, kỹ thuật cất giữ và những món đồ quý cất giấu trong lòng núi, ông Nghĩa không nắm được nhiều. Nhưng ai cũng biết rằng, những kẻ đào núi săn tìm kho biết rõ nhất. Qua khảo sát, tôi đã thống kê được tên tuổi ngót chục “chuyên gia” săn tìm kho báu trong lòng những quả núi ở Thủy Nguyên, nhiều năm nay, và “kẻ trộm mộ” nổi tiếng nhất vùng có lẽ là Nguyễn Văn N.
‘Ke trom mo’ va nhung ‘kho bau’ duoc khai quat khoi long dat o Thuy Nguyen hinh anh 1
 Hố đào mộ lấy đồ cổ ở núi Phượng Hoàng.
Nhà “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn N. nằm phía hữu chùa Linh Sơn, trong con ngõ nhỏ lắt léo dẫn vào chân một quả núi nhỏ bên núi Phượng Hoàng. Ngay phía bên kia, cách độ 300m là núi Rùa um tùm cây cối, cao vọt khỏi khu dân cư. Như vậy, nhà “chuyên gia” săn lùng kho báu này lọt giữa hai quả núi có nhiều truyền thuyết về nơi cất giấu kho báu của người Sở.
Ngôi nhà khá khang trang so với xóm nghèo, với vườn cây cảnh toàn là sanh, cây nào cây nấy thân mốc trắng thể hiện giá trị và đẳng cấp. Thấy người lạ, ông chủ có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn mời vào nhà. Xem cái phong thái của anh (chẳng thèm hỏi tên tuổi, đến vì việc gì, mời luôn vào nhà rồi đi nấu nước pha trà) tôi biết rằng, anh tiếp khách lạ hàng ngày.
Sau khi nhấp chén trà, tôi giới thiệu: “Em là nhà báo, đi tìm hiểu thực hư về kho báu Sở. Em biết ở cái làng Mỹ Cụ này, bác là người bỏ nhiều công sức tìm kiếm nhất và cũng trúng quả nhiều nhất. Em thu thập thông tin để tìm hiểu, nghiên cứu, chứ không có ý đồ vác cuốc chim lên núi tranh giành với bác, nên mong bác giúp đỡ”.
Nghe tôi giới thiệu là nhà báo, tưởng anh chàng chuyên gia đào núi trộm kho báu này phải chối đây đẩy, không ngờ anh khá xởi lởi, dẫn tôi đi xem bộ sưu tập toàn đồ quý hiếm của mình.
Trong khắp ngôi nhà không lớn, cũng không nhỏ lắm của anh rặt là đồ cổ quý hiếm. Đồ cổ trưng bày đầy trong chiếc tủ kính rẻ tiền mà các đại lý bán hàng tạp hóa thường dùng. Những chiếc chum, chóe vứt lăn lóc, chồng đống lên nhau, cái úp cái ngửa ở gầm cầu thang. Những chiếc trâm cài tóc vẫn còn nguyên vẹn, anh N. đã mài ra song không biết được làm bằng chất liệu gì.
Thậm chí, chiếc đĩnh gốm phủ men xanh óng ánh, mà tôi trộm nghĩ, nếu nó vào tay mấy nhà sưu tầm thích nổ, thì nó có giá triệu đô, được anh N. dùng để làm gạt tàn thuốc.
‘Ke trom mo’ va nhung ‘kho bau’ duoc khai quat khoi long dat o Thuy Nguyen hinh anh 2
Chiếc đĩnh cổ 2.000 tuổi được anh N. dùng làm gạt tàn thuốc. 
Những xâu tiền hoen gỉ, đen xỉn, với lỗ vuông, lỗ tròn treo lủng lẳng khắp nơi. Anh bày cho tôi xem rất nhiều loại tiền, có loại có chữ, có loại không có chữ. Có những thứ chữ rất cổ, không giống chữ Hán. Anh N. bảo: “Có những hầm tớ đào trúng cả chục hũ tiền, mỗi hũ nặng cả chục kg. Nhưng lâu năm quá, nên tiền dính chặt vào nhau thành một cục sắt gỉ, phải đập hũ ra mới lấy được tiền. Tớ đập đến mấy chục cái hũ đựng đầy tiền rồi, nhưng giờ thấy hối hận quá. Bởi vì, tiền thì cổ, không tiêu xài được, lại hoen gỉ, còn cái hũ đựng tiền ấy mới quý, giờ mà còn thì mỗi cái đáng giá cả trăm triệu. Nghĩ lại mà cứ tiếc. Đống tiền tớ đào được từ trong núi có khi phải tính bằng cả tạ. Tớ phân phát cho mọi người quanh xóm, tặng đám mua đồ cổ cả vốc. Tớ chỉ giữ lại một ít, mỗi đồng một loại khác nhau thôi, chứ làm gì có chỗ để cất giữ. Tớ mà sống ở cái thời gì ấy nhỉ, là Xuân Thu Chiến Quốc, mà vớ được những hũ tiền này thì tớ có mà thành vương thành tướng rồi”.
Nói chuyện về những hũ tiền đào được trong lòng núi, Nguyễn Văn N. gãi đầu gãi tai rồi bảo: “Nhờ nhà báo chụp ảnh mấy đồng tiền này gửi đến các nhà khoa học để họ xem chúng thuộc thời kỳ nào nhé. Đám buôn cổ vật, kể cả buôn tiền cổ cũng xem, nhưng đều lắc đầu bảo tiền này cổ lắm, chưa từng thấy, chữ cũng cổ quá, không thể đọc được”. Tôi đã chụp lại một số đồng tiền mà anh N. sở hữu và đã gửi đến các nhà khoa học và hy vọng sẽ có lời giải đáp sớm.
‘Ke trom mo’ va nhung ‘kho bau’ duoc khai quat khoi long dat o Thuy Nguyen hinh anh 3
 Chiếc tủ đơn sơn chứa nhiều cổ vật của anh N.
Tôi hỏi: “Anh có phải là người đào được nhiều của quý nhất không?”. Anh N. lắc đầu bảo: “Tớ là người đào nhiều nhất, trúng hầm chôn kho báu nhiều nhất, nhưng trúng quả nhiều nhất thì có lẽ không. Suốt chục năm đào bới, giỏi lắm tớ chỉ được cỡ... xe tải đồ cổ. Vì thời đó ngu si, lại nghèo đói, thiếu ăn, bị bọn buôn đồ cổ lừa, nên bán rẻ như cho. Nghĩ lại mà tiếc quá. Giá giữ được đống kho báu ấy đến giờ, thì tớ là phú gia địch quốc rồi”.
Theo lời anh Nguyễn Văn N., “kẻ trộm mộ” đào được nhiều báu vật nhất là anh Đào Văn K., cũng là người thôn Mỹ Cụ. Anh K. đào một đường hầm trên lưng núi Hổ Phục. Đào chừng 10m vào lòng núi thì phát hiện ra một lối đi. Bình thường, mấy quả núi này là đất đá sỏi gan trâu, với những lớp đá nhọn, trông như những con trai khổng lồ xếp vào nhau, nên nếu thấy lớp đất lộn xộn, khác lạ là phát hiện ra ngay.
Đường hầm dẫn vào kho báu vốn cao bằng đầu người, có thể đi lại thoải mái, song trải hàng ngàn năm, nền bị bồi lấp, nên hầm chỉ còn cao độ 40cm, phải rất khó khăn mới bò vào được.
Trúng đường hầm dẫn vào kho báu, anh K. không nói với ai, căng rạp ngày nằm ngủ miệng hầm, đêm mới hì hục đào. Hơn chục năm trở lại đây, phong trào đào núi săn tìm kho báu ở mấy ngọn núi này rất rầm rộ, nên chả ai chú ý việc đào bới của các nhóm săn kho báu.
‘Ke trom mo’ va nhung ‘kho bau’ duoc khai quat khoi long dat o Thuy Nguyen hinh anh 4
Ngôi mộ cổ lộ ra ở Mỹ Cụ khi phá núi. 
Vài người đi qua hỏi trúng gì không, anh K. chỉ nói “còn đang đào, trúng hay không thì còn phụ thuộc vào số trời”. Đường hầm dài chừng 10m, dẫn vào một gian phòng, mà nói không ngoa, theo đúng nghĩa đen, đó là kho báu khổng lồ.
Vụ anh K. trúng “kho báu Sở” vào năm 2007 khiến không những cả làng Mỹ Cụ mà cả vùng quê này xôn xao. Chả ai biết anh ta khuân kho báu về lúc nào, nhưng mọi người kéo đến xem thì đúng là khắp trong nhà ngoài sân báu vật xếp lăn lóc, la liệt.
Anh K. đập hàng chục hũ tiền, đổ tiền cổ hàng đống cứ như đống thóc. Đẹp nhất là mấy chục cái chĩnh còn cực kỳ nguyên vẹn. Bên trong những chiếc chĩnh đóng cặn cục hợp chất khá nặng. Nghĩ có vàng bên trong, anh K. đập vỡ sạch sẽ. Duy nhất có một chiếc anh ta không đập mà giữ lại.
Trong kho báu mà anh K. trúng, còn có mấy chục ngôi nhà mô hình làm bằng đất nung rất đẹp. Mọi người đều đoán đây là nhà mà người dương thế làm để gửi cho người âm. Nghĩ những ngôi nhà bằng đất nung này chẳng có giá trị gì, anh K. vừa tặng mọi người vừa bán rẻ dăm ba triệu một cái cho giới buôn đồ cổ.
‘Ke trom mo’ va nhung ‘kho bau’ duoc khai quat khoi long dat o Thuy Nguyen hinh anh 5
Một món đồ quý bằng kim loại đào được ở trong "mộ Sở"
Riêng những món đồ như nồi đồng, nồi đất, sạp đồng, bát, lọ, gương đồng, kiếm đồng bọc vàng thì nhiều vô kể... Những chiếc bát gốm có dát các đường vân bằng vàng rất nhiều. Anh K. dùng mũi dao nạy hết vàng dính ở vành bát, mỗi chiếc được nửa chỉ vàng. Nạy xong vàng, cái nào vỡ thì ném đi, cái nào lành thì tặng hàng xóm, hoặc bán rẻ cho giới buôn đồ cổ.
Quả thực, tôi đi thăm thú khắp làng Mỹ Cụ, thấy nhà nào cũng có vài cái bát cổ, chum chóe vứt chỏng chơ ngoài vườn. Riêng nhà ông trưởng làng Mỹ Cụ Trần Văn Ngoang thì có tới mấy cái bát cổ còn rất đẹp, có men xanh lốm đốm hẳn hoi, nhưng để đựng nước và thức ăn cho gà và chim trong chuồng.
Mặc dù trúng một kho báu lớn, song chỉ là nông dân chân chất nên anh K. không biết được giá trị của nó, lại bị nhóm buôn đồ cổ bắt tay nhau o ép, nên bán không được bao nhiêu, nghe nói độ đôi ba trăm triệu. Có chút tiền, anh K. tiêu xài ăn chơi, nên giờ cũng đã sạch sẽ.
Sau vụ đó, anh K. cũng tiếp tục đào hầm xuyên ngang xẻ dọc mấy ngọn núi, song trúng không nhiều, chỉ là mót lại. Theo “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn N., nếu số đồ cổ anh K. trúng trên núi Hổ Phục giữ lại được đến hôm nay, thì giá trị của nó phải lên đến nhiều tỷ đồng.
‘Ke trom mo’ va nhung ‘kho bau’ duoc khai quat khoi long dat o Thuy Nguyen hinh anh 6
 Nhà mô hình bằng gốm ở trong mộ cổ.
Anh N. chỉ tôi một chiếc chĩnh cổ đặt trang trọng trong tủ và bảo đó là chiếc chĩnh duy nhất mà anh K. không đập vỡ để tìm vàng bên trong. Anh N. đã mua lại với giá 7 triệu đồng vào năm 2008. Vừa rồi, năm 2012, một tay buôn đồ cổ đã trả tới 150 triệu đồng nhưng anh chưa bán. Theo anh, nếu gặp người thích, thì chiếc chĩnh này phải có giá vài trăm triệu, thậm chí tiền tỷ. Riêng cả chục chiếc chĩnh mà anh K. đập vỡ để tìm vàng, cũng đã giá trị đến cả tiền tỷ trong thời điểm này.
Rồi những chiếc nhà cổ bằng đất nung cũng có giá trị rất lớn. Mấy chiếc nhà cổ mà anh N. còn giữ đều được trả giá 100 đến 200 triệu đồng một chiếc, song anh chưa bán. Có lần, vì mê cây sanh của anh bạn quá, mà anh bán vội một ngôi nhà gốm, lấy 150 triệu đồng để rước cây sanh về. Những ngôi nhà gốm giá trị vậy, mà chỉ mấy năm trước, anh K. đã bán tống bán tháo với giá một vài triệu một chiếc, thậm chí là cho không.
Ngoài ra, còn hàng lô hàng lốc, hàng gánh, hàng thúng đồ cổ khác, cũng được anh K. vừa bán vừa cho. Dại dột nhất là những chiếc bát bọc vàng có tuổi hàng ngàn năm, không được giữ lại, mà đi bóc lấy vàng đem bán cho cửa hàng vàng bạc được mấy đồng bạc lẻ.
 Pháp sư kỳ lạ
Loạt bài: Săn lùng báu vật ở Hải Phòng
Ngoài “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn N, Đào Văn K., nổi tiếng trong vùng vì quật lên từ lòng núi cả tấn đồ cổ, báu vật, thì ở Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng), Trần Văn B. (40 tuổi), cũng là người đào trúng rất nhiều kho báu trong các hầm mộ trong núi.
Người dân ở vùng này, gần như ai cũng biết đến vụ Trần Văn B. đào trúng một kho báu ở núi Rùa thuộc làng Mỹ Cụ, quả núi được đồn đại cực kỳ linh thiêng, được coi như long mạch của vùng đất.
Tuy anh này không trúng kho báu lớn, nhiều cổ vật như kho báu của anh K., nhưng kho báu anh ta đào trúng lại chứa toàn cổ vật có giá trị.
Theo lời kể của “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn N., anh B. đào một hầm sâu vào lòng núi Rùa và trúng một gian phòng trong lòng đất còn cực kỳ nguyên vẹn, còn nguyên các cột chống bằng gỗ lim. Anh B. đã thu được mấy hũ chứa vòng ngọc, những viên ngọc đơn lẻ, các đồ dùng chế tác bằng ngọc.
Thứ mà anh B. trúng quả, bán được giá nhất là những chiếc dao găm bằng vàng nguyên chất, hoặc bọc vàng, hoặc chuôi nạm vàng. Những chiếc dao găm này dài chừng 30cm. Ngoài ra, còn những chiếc lá trầu bằng vàng, mặt nạ bằng vàng ròng. Tiếc rằng, đào được thứ gì, anh này bán sạch với giá rẻ mạt để tiêu xài. Đến giờ thì lại trắng tay.
Phap su nguoi Tau dao ham trom kho bau va chuyen cac nha khao co dao ca xe tai bau vat hinh anh 1
 Cổ vật anh Nguyễn Văn N. đào được từ mộ Hán.
Dẫn tôi đi xem “bảo tàng” cổ vật của mình, Nguyễn Văn N. vừa giới thiệu vừa lăn tăn tự hỏi: “Thú thực với nhà báo, tớ cũng đã bán rất nhiều món đồ cổ rồi, bán cả xe tải rồi, mấy thứ giữ lại được đến giờ toàn đồ vớ vẩn thôi, không phải thứ quý nhất đâu. Bọn mua bán cổ vật chúng nó cứ chê ỏng chê eo là đồ kém chất lượng, không cổ lắm, nhưng tớ không tin. Tớ cũng dò hỏi mà đám con buôn nhất định không nói những cổ vật này ở thời kỳ nào, mà tớ thì không quen ai để hỏi, nên bị chúng nó lừa suốt.
Hồi Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, tớ về Bảo tàng Hà Nội xem cổ vật, thấy gian trưng bày đồ đồng, đồ gốm thời Đông Sơn, cách nay hai ba ngàn năm, tớ thấy có nhiều món đồ giống hệt của tớ. Lúc đó tớ mới biết rằng những món đồ tớ đào được, bán đi, toàn là thứ tối cổ, mà cổ như thế thì phải quý chứ nhỉ?”.
Theo lời “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn N., chuyện về “kho báu Sở” ở những ngọn núi này thì anh nghe nhiều. Từ khi mới lớn, đã nghe các cụ kể lể nhiều lắm, nhưng những thứ truyền thuyết, huyền thoại đó phần nhiều huyễn hoặc, ở đâu chả có, nên anh không quan tâm.
Trong số những câu chuyện nửa thực, nửa hư đó, thì anh ấn tượng nhất với chuyện ông người điên xứ Tàu. Câu chuyện anh Nguyễn Văn N. kể sau này tôi cũng được nghe nhiều từ người già trong làng Mỹ Cụ.
Theo đó, vào khoảng năm 1940, lúc đó vẫn còn Pháp thuộc, có một thầy pháp người Tàu cứ ngồi khoanh chân trên mỏm một tảng đá to như đống rơm dưới chân núi Sỏi và luôn tay gõ xùng xèng.
Lúc đầu, dân làng tò mò kéo đến xem, nhưng thấy suốt ngày ông ta chỉ ngồi đó và gõ xùng xèng, nên mọi người bảo ông ta bị điên. Thế rồi, chả ai để ý đến kẻ điên nữa.
Phap su nguoi Tau dao ham trom kho bau va chuyen cac nha khao co dao ca xe tai bau vat hinh anh 2
 Dấu vết đào bới cổ vật ở núi Rùa.
Phap su nguoi Tau dao ham trom kho bau va chuyen cac nha khao co dao ca xe tai bau vat hinh anh 3
 Chi chít các hầm như thế này được đào sâu vào lòng đất ở Mỹ Cụ để ăn cắp báu vật.
Thế nhưng, một thời gian sau, ông người Tàu này đột nhiên biến mất. Dân làng kéo đến chỗ tảng đá, thì thấy một đường hầm đào từ sau khối đá vào sâu trong lòng núi. Mọi người đốt đuốc chui vào hầm thì thấy hầm sâu hun hút. Cuối đường hầm là một gian phòng to. Gian phòng này lại mở ra nhiều ngách đến các gian phòng khác.
Tuy nhiên, các gian phòng trong lòng đất đều trống trơn, chỉ còn lại vài món đồ vỡ vụn, vài hạt ngọc nho nhỏ vương vãi. Lúc này, người dân trong xóm mới té ngửa tay người Tàu kia chính là kẻ chuyên săn kho báu ở Việt Nam. Gã đã lấy đi mất kho báu quý của dân làng.
Sau này, người dân trong xóm đã hè nhau đập nát hòn đá lớn đó để kiểm tra xem có kho báu gì không, nhưng không thấy gì cả, nên đem nung được mấy lò vôi.
Chuyện lão người Tàu đào mất kho báu lan rộng khắp nơi, ầm ĩ khắp vùng, khiến người Pháp cũng phải quan tâm.
Thời gian sau, một nhóm quan Pháp đã kéo đến xóm Mỹ Cụ, lùng sục quanh mấy ngọn núi này. Chuyện người Pháp lùng sục truy tìm báu vật ở ba ngọn núi trong làng Mỹ Cụ thì ai cũng biết, không phải truyền thuyết ba thực bảy hư.
Ông Dương Văn Thớ, nhà nằm trên lưng chừng núi Rùa, quả núi cực kỳ linh thiêng trong tâm thức người dân nơi đây, kể: “Bố tôi kể rằng, quan Pháp vác súng đi bắt bố tôi cùng mười mấy người trong làng đào hầm trên núi Rùa suốt mấy tháng trời. Trai tráng trong làng đào núi thành hầm sâu hoắm, còn quan Pháp thay nhau bồng súng đứng trên miệng hầm kiểm soát.
Phap su nguoi Tau dao ham trom kho bau va chuyen cac nha khao co dao ca xe tai bau vat hinh anh 4
Ông Dương Văn Thớ dẫn tác giả lên núi Rùa.
Những thanh niên trong làng đã đào trúng vài ngôi mộ chứa rất nhiều cổ vật quý trong lòng quả núi này, lôi lên mấy xe chất đầy báu vật. Người Pháp đã mang đi mấy kho báu từ núi Rùa rồi”.
Câu chuyện về quả núi có tên Núi Rùa ở làng Mỹ Cụ cũng rất hấp dẫn và lạ kỳ. Nhiều lời đồn ghê sợ liên quan đến việc xâm phạm mồ mả người xưa để cướp cổ vật ở quả núi này.
Quả núi ấy, từ nhiều năm qua, thuộc sở hữu của ông Trần Quang Thiện, một ông già 80 tuổi, ở Hà Nội. Ông bỏ cả tỷ đồng mua quả núi Rùa đá sỏi gan trâu này, bởi theo ông, nó là nơi liên quan đến họ Trần.
Truyền thuyết về núi Rùa thì có từ thời Hùng Vương. Khi đó, quả núi thuộc Mỹ Cát Trang. Đến thời Trần đổi tên thành Mỹ Cụ. Thời Trần, làng Mỹ Cụ có công lớn vì đã nấu nướng, làm cỗ nuôi quân nhà Trần trong trận đánh quân Nguyên Mông.
Trong ngôi làng này, có một thái ấp tên là Dưỡng Chân và quả núi Rùa có tên gọi là núi Dưỡng Chân. Chính cái tên gọi Dưỡng Chân đã khiến quả núi này trở nên nổi tiếng, trở thành địa danh lịch sử đặc biệt, tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu.
Cách đây gần chục năm, trong quá trình nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, các nhà nghiên cứu thấy ẩn hiện đằng sau các tài liệu lịch sử là nhân vật Trần Tung. Trần Tung sinh năm 1230, mất năm 1291. Ông là anh ruột của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, anh ruột của hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, tức anh vợ vua Trần Thánh Tông.
Trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Tung đã trực tiếp tham gia cầm quân đánh giặc và có những chiến công lớn. Đất nước thái bình, ông làm Tiết độ sứ, quản lý vùng duyên hải. Nhưng làm quan một thời gian ngắn, ông lui về ở ẩn nơi trang ấp được phong có tên là Dưỡng Chân. Tại Dưỡng Chân, ông tiếp tục nghiên cứu đạo Phật. Ông mất và được an táng tại ấp này.
Phap su nguoi Tau dao ham trom kho bau va chuyen cac nha khao co dao ca xe tai bau vat hinh anh 5
 Núi Rùa là một kho báu khổng lồ, nơi có vô số mộ Hán cổ.
Xưa kia, Trần Tung từng theo học Thiền sư Tiêu Dao, một nhân vật nổi tiếng cuối đời Lý. Nhưng ông tu Phật mà không hề xuất gia, không giữ đúng các phép "tam quy", "ngũ giới". Bằng trí xét đoán sắc sảo của mình, Trần Tung đã trở thành một nhà Thiền học có bản lĩnh, có lý trí, không câu nệ ở ở giáo điều sách vở. Ông chính là người thầy giảng dạy đạo Phật cho Trúc Lâm Tam tổ, trong đó có Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chính vì vậy, thời nhà Trần, ông được gọi là Hưng Ninh Vương Trần Tung, với đạo hiệu Tuệ Trung Thượng Sỹ, là người thầy của Trúc Lâm sơ tổ.
Khi có thông tin về cụ Trần Tung, các nhà nghiên cứu, trong đó có nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Chủ tịch Hội Sử học Hải Phòng) cùng với ông Trần Quang Thiện đã đi tìm vùng đất có tên Dưỡng Chân ở khắp Hải Phòng. Qua quá trình khảo sát nhiều năm, các nhà sử học và con cháu cụ Trần Tung đã phát hiện ra làng Mỹ Cụ, với quả núi Dưỡng Chân (tức núi Rùa), cùng nhiều địa danh nhắc đến trong lịch sử liên quan đến thân thế, sự nghiệp và cuộc đời của cụ Trần Tung.
Phát hiện ra nơi Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung ở ẩn, tu hành và mất, con cháu nhà Trần, trong đó tích cực nhất là ông Trần Thiện, đã bỏ tiền mua lại toàn bộ quả núi. Ông Thiện phát hiện ra quả núi này đúng vào lúc dân làng Mỹ Cụ ra sức đào bới, mở chi chít đường hầm xuyên vào lòng núi để tìm kho báu.
Mua được quả núi rồi, ông cấm tiệt chuyện đào núi. Ông sai người lấp hết các hầm gạch, các hang hốc do đám săn đồ cổ đào. Ông dựng tạm ngôi đền nhỏ, đúc tượng đồng, tạc tượng đá đặt trên đỉnh quả núi. Sau này, khi mọi thủ tục xong xuôi, con cháu họ Trần sẽ đầu tư xây dựng các công trình thờ tự khang trang trên quả núi này.
Đứng trên đỉnh núi Rùa, nhìn qua cánh đồng là núi Phượng Hoàng. Nhìn từ trên cao, quả núi như con chim phượng vậy. Và, câu chuyện Nhà nước đào kho báu Sở tại núi Phượng Hoàng vào năm 1962 thì bất kỳ ai ở làng Mỹ Cụ cũng biết. Bà vợ ông trưởng làng Trần Văn Ngoang chính là người đi đào kho báu lấy điểm chấm công.
Phap su nguoi Tau dao ham trom kho bau va chuyen cac nha khao co dao ca xe tai bau vat hinh anh 6
Ông Trần Văn Ngoang bên một ngôi mộ Hán lộ ra từ vách núi. 
Theo bà, ngày đó, các nhà khảo cổ từ Hà Nội kéo về, công an, bộ đội bồng súng đứng gác quanh núi suốt ngày đêm. Rào thép dựng lên quanh chân núi, bạt căng che kín. Dân công trong làng ngày vào đào, chiều tối mới xuống núi. Trước khi rời núi, đều bị bảo vệ kiểm tra xem có giấu món đồ gì không.
Sau mấy tháng đào bới trên sườn núi, lộ ra 4 kho báu, là các hầm giấu của xây bằng gạch sâu trong lòng núi. Tất nhiên, kho báu đó chính là những ngôi mộ Hán cổ, có tuổi gần 2.000 năm. Cổ vật xếp đống, châu báu nhiều không kể xiết.
Theo lời ông Ngoang, các nhà khảo cổ đã chở lên Hà Nội tổng cộng mấy xe tải. Người dân trong làng tham gia đào bới thì được chấm công, chứ cũng không được chia chác thứ gì.
Chuyện các nhà khảo cổ đào đi mấy kho báu cả xã đều biết, ai cũng kể rành mạch nên không thể là truyền thuyết được. Những ngọn núi chứa đầy kho báu ở làng Mỹ Cụ là chuyện hoàn toàn có thực, không thể bác bỏ.
‘Kẻ cướp mộ’ đào rỗng núi tìm báu vật

Sau khi xem lần lượt hàng trăm món cổ vật trưng bày từ trong tủ kính, la liệt khắp nhà, đến tận chân cầu thang, ‘kẻ cướp mộ’ Nguyễn Văn N. (xã Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) dẫn tôi vòng ra phía sau nhà tìm lên quả núi thấp, mà anh bảo nó là chân con chim phượng. Đây là quả núi nhỏ nằm trong quả núi có tên Phượng Hoàng.
Cái phần chân con chim phượng này được người dân trong vùng gọi đơn giản là núi Sỏi, vì toàn là đá sỏi gan trâu, trồng cây gì cũng èo uột, không lên được. Tôi nhìn mãi mà chả thấy móng vuốt chim phượng đâu, nhưng anh N. bảo, phải nhìn từ trên đỉnh Phượng Hoàng xuống mới rõ.
Núi Sỏi đã bị máy xúc móc ruỗng cả chân. Anh N. cùng mấy hộ gia đình sống dưới chân núi đã ra sức múc đất san mặt bằng từ nhiều năm nay để mở rộng vườn tược, diện tích đất nhà mình. Anh N. thành thực: “Nói thật với chú, cái thứ đất chó ăn đá gà ăn sỏi này thì trồng cây gì lên được chứ? Chả ai rỗi hơi bỏ công sức, tiền bạc mà đi san núi lấy tí đất vô dụng này làm gì. Nhà nào giáp với quả núi này cũng tìm cách moi sâu vào núi với mục đích rõ ràng là mong trúng kho báu Sở mà thôi”.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 1
Anh Nguyễn Văn N. dẫn phóng viên lên núi Sỏi. 
Lời anh N. nói chẳng phải sai. Anh chỉ tôi mảnh đất mở sâu vào núi của mình và tôi thấy rằng chả có cây gì lên được. Nền đất toàn là đá gan trâu lẫn với đá tảng, khô cong. Anh N. đã kỳ công gom hàng ngàn viên gạch cổ moi được từ những hầm chôn của dưới lòng đất để xây một cái bể chứa nước, hòng phát triển mảnh vườn rộng ngót ngàn mét vuông mà anh bạt núi có được, nhưng rồi anh phải bỏ không, vì đến bạch đàn trồng mấy năm thân mới bằng ngón tay cái, thì chả cây gì lên được.
“Kẻ cướp mộ’ Nguyễn Văn N. dẫn tôi đi dọc ven quả núi và chỉ tôi một số dấu vết hầm ngầm, hang động lộ ra từ những địa điểm san núi. Tôi thực sự quá ngỡ ngàng. Rất nhiều dấu vết những hầm ngầm hiện ra. Có hầm ngầm sâu vài mét, có hầm ngầm đã bị người dân múc hết, xóa sổ, chỉ còn lại vách tường, hoặc đoạn cuối hầm.
Anh N. bảo, xưa kia, anh vẫn nghe các cụ trong làng kể chuyện Nhà nước về xúc đi 4 kho báu ở núi Phượng Hoàng và anh cũng tin núi này có kho báu thật. Tuy nhiên, ngày đó anh nghĩ rằng, những kho báu đã bị đào hết rồi, nên chả quan tâm nữa. Thế nhưng, cách đây chừng 15 năm, một số gia đình xúc cát ở phía tây núi Phượng Hoàng đã để lộ ra những ngôi ‘mộ Sở’ chứa nhiều cổ vật, khiến cả làng xôn xao. Thế là, suốt mấy năm trời, người dân quanh dải núi này tìm mọi cách để… mở rộng vườn vào lòng núi. Đã có vô số kho báu chôn của được phát hiện.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 2
 Trên núi Sỏi có la liệt những cái hố thế này.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 3
Hình ảnh chụp từ dưới hố lên. 
Ngay mảnh vườn mở sâu vào núi nhà anh N., tôi đã được tận mắt vô số loại gạch cổ, là loại gạch bản to, mỏng, thứ gạch dùng phổ biến từ hàng ngàn năm trước. Anh N. bảo, anh đã phá 2 kho báu bằng hầm gạch nằm dưới vườn nhà anh và thu được lượng cổ vật tương đối. Ngay sát mép núi, những dấu vết của hầm ngầm bằng gạch vẫn còn lộ rõ. Các hầm gạch thường được xây dựng theo hình chữ T, hoặc chữ Chi, có 2 hoặc 3 cửa vòm. Các cửa vòm được xây gạch bịt kín, phải đục ra mới vào được.
Một số kho báu có 2 đến 3 đường hầm song song nhau, với một cửa vào ở hầm giữa, các hầm thông nhau ở phần giữa. Trong hầm có nhiều gian phòng khác nhau và các gian phòng đều chứa của ăm ắp.
Đứng bên mép quả núi bị đào nham nhở, Nguyễn Văn N. chỉ vào vết đất và phân tích cho tôi hiểu về 2 dạng hầm chứa kho báu. Dạng hầm thứ nhất xây bằng gạch, dạng hầm thứ hai chỉ đơn thuần là đào sâu vào trong lòng núi. Mặc dù chỉ đào sâu vào lòng núi, song những hầm đất này cũng có hình dáng y như hầm gạch, cũng có đường đi, cửa xuống, cửa vòm và các gian phòng khác nhau, cũng gồm một hầm chính hoặc nhiều hầm thông nhau.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 4
Một ngách hầm của ngôi mộ Hán cổ có tuổi 2.000 năm. 
Anh N. chính là người đầu tiên phát hiện ra dạng hầm đất giấu của trong lòng núi. Theo khẳng định của anh thì hầm đất có niên đại sớm hơn hầm xây bằng gạch rất nhiều, bởi vì, hầu hết hầm đất đều nằm sâu trong lòng núi và thậm chí nằm dưới chân hầm gạch.
Trong một lần phá vách núi Sỏi, ở độ sâu khoảng 5-6m, tới lớp đá cứng, anh N. phát hiện một khoảnh đất lạ là đất lộn xộn, không xếp vỉa như bình thường. Nhìn vết đất này, anh biết là do đắp lại, đã bị đào xới, không phải đất nguyên bản. Anh N. tò mò đào theo vết đất lộn xộn đó. Vét hết lớp đất lộn xộn thì đường hầm lộ ra.
Đường hầm sâu chừng 6m thì dẫn đến một gian phòng khá rộng. Tuy nhiên, độ cao của gian phòng này chỉ chừng nửa mét. Nhìn qua anh N. biết rằng đây chính là hầm nhân tạo. Người xưa đã đào hầm xuyên rất sâu vào lòng núi. Lớp đá vỉa trong lòng núi dày và cứng nên trải qua hàng ngàn năm trần hầm không sụt xuống được.
Xưa kia, lòng hầm đất này rộng rãi, cao ráo, như tòa nhà trong lòng đất nên mọi người có thể đi lại, ra vào dễ dàng, nhưng trải hàng ngàn năm, những lớp bụi cứ rụng xuống từng ngày, lấp nền hầm, nên hầm mới nông như bây giờ.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 5
 Ngôi nhà cổ bằng gốm anh N. đào được trong hầm mộ.
Cả tháng trời, cứ ngày bịt miệng hầm, tối anh N. kỳ công vét lớp đất bồi lấp. Hầm đất này đã mang lại cho anh hàng trăm món cổ vật quý, với vô số đồ ngọc, những chuỗi ngọc chiếu đèn vào phát sáng lung linh. Những chiếc trống đồng, thạp đồng nhỏ cũng có rất nhiều, song phần lớn đã hoen gỉ, vỡ nát, không còn nguyên vẹn.
Trong quá trình đào hầm đất, anh N. nhận thấy mái hầm có biểu hiện võng xuống, nên đào một đường lên. Không ngờ, chỉ đào ngược lên chưa đầy một mét, thì phát hiện chân đế của một hầm gạch rất lớn. Hầm gạch này nằm ngay trên nóc của hầm đất.
Như vậy, người xưa đã đào hầm đất sâu tới 5-6m để giấu của, sau đó, đời sau, người ta lại đào từ đỉnh quả núi xuống độ sâu khoảng 4m để xây hầm gạch. Mặc dù hầm gạch này khá lớn, song đồ cổ không có nhiều. Nhìn vết thủng trên nóc hầm, anh N. biết rằng, hàng trăm năm trước, bọn trộm đồ cổ đã đào hầm từ đỉnh núi xuống, xuyên thẳng vào hầm gạch và lấy hết của rồi.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 6
Anh N. đào được cả tạ tiền cổ như thế này. 
Theo anh N., chỉ đào sâu xuống lòng đất 2-4m, là đến nóc kho báu Sở bằng hầm gạch, do đó, những kho báu xây gạch dễ bị đạo chích phát hiện. Trải hàng ngàn năm quá, những kho báu này đã bị đào bới nhiều lần. Nhưng những hầm đất nằm rất sâu trong lòng núi, thì lại còn nguyên vẹn.
Phát hiện ra điều này, nên anh N. và người em trai của mình đã trúng quả không ít lần. Giờ tôi mới hiểu vì sao mà người dân làng Mỹ Cụ kể về anh ‘kẻ cướp mộ’ Nguyễn Văn N. như thần thánh, rằng chỉ nhìn đất mà phát hiện ra hầm giấu của.
Theo chân anh N. lên núi Sỏi, quả núi mang hình dáng chân con chim phượng, toàn đá sỏi gan trâu lơ phơ bạch đàn, tôi thực sự choáng trước công trình vĩ đại của người đàn ông nhỏ thó này: Cả trăm hang hốc, đường hầm xuyên ngang dọc, đục thủng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc như hang chuột trên khắp quả núi Sỏi. Có hang đào ngang từ sườn núi, có hang dốc thẳng đứng sâu 3-4m rồi mới bắt đầu chạy ngang. Một số hang đã bị bị miệng, bị đất lở lấp lại, nhưng phần lớn các hang vẫn còn nguyên vẹn, vết đào vẫn còn mới.
Tôi đã từng chui vào hang đào vàng xuyên núi đá vôi từ Võ Nhai (Thái Nguyên) xuyên sang bên kia núi thuộc Bắc Kạn của giới đào vàng, rồi đi cả ngày trong hầm than của Công ty than Vàng Danh (Quảng Ninh), song cũng phải kính nể trước công trình đường hầm chi chít ngang dọc xuyên nát quả núi đá sỏi cứng như thép của Nguyễn Văn N.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 7
 Một món cổ vật bằng kim loại bí ẩn đào được trong mộ.
Có những đường hầm mà anh N. và người em trai đào, chỉ sâu độ 20m, song mất nửa năm trời. Lý do là đường hầm này quá nhỏ, ngoắt ngoéo, nên chỉ có thể móc lên từng viên đá, từng nắm đất một mà thôi. Việc đào hầm chỉ có thể đào theo dấu vết đất lộn xộn, tức là đường hầm ngày xưa bị lấp lại, chứ không thể mở rộng, bởi để mở rộng còn tốn sức hơn, phải đục núi đá nguyên khối.
Muốn phá núi đá với những tảng đá lớn thì phải dùng mìn, mà dùng mìn, lòng núi chấn động, các cổ vật sẽ rạn nứt hết.
Để chống trộm và bảo vệ được kho báu, người xưa sau khi kỳ công đục núi đá, tạo hầm sâu trong lòng đất, cất của vào, thì họ tống đất đá nhồi chặt miệng hầm và cả đường hầm dẫn vào hầm giữ của. Chính vì thế, việc đào phá hầm đất để lấy của bằng đôi tay với chiếc búa chim, chiếc đục cũng là một kỳ công.
‘Ke cuop mo’ dao rong nui tim bau vat va nhung chuyen kho tin tren nui Phuong Hoang hinh anh 8
 Một trong số những đồ vật tối cổ anh N. đào được trong hầm mộ.
Cũng chính vì quá trình đào bới khó khăn, phức tạp, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc, nên trúng kho đồ cổ nào, anh N. đều phải gọi đám buôn đồ cổ đến bán tống bán tháo để có tiền tái đầu tư. Hàng chục năm trời, anh chẳng làm ăn gì, chỉ suốt ngày đào hang trên núi, nên có những lúc kinh tế gia đình kiệt quệ, vợ phải vay chạy khắp nơi mới có gạo ăn. Do đó, hầu hết món đồ đào được, anh đều bán rẻ như cho.
Nghĩ lại những chiếc trống đồng anh bán với giá vài trăm ngàn cách đây mới hơn chục năm mà tiếc đứt ruột. Rồi hàng trăm món đồ ngọc rất quý, anh không biết giá trị thực, bán rẻ như đá, mà thấy tiếc cho công sức đào bới như chuột của mình
Nỗi sợ hãi của những kẻ trộm mộ núi Rùa

‘Kẻ cướp mộ” Nguyễn Văn N. (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) bảo: “Mười năm đào bới tớ trúng độ chục kho báu trong lòng quả núi Sỏi này. Số lượng đồ cổ thì phải tính bằng xe tải. Ấy thế mà chỉ đổi được mấy chục chậu cây cảnh, xây được ngôi nhà và đổ vào mồm là hết. Giá mà giữ được từng ấy món đồ, thì bây giờ tớ thành đại gia là cái chắc”.
Nói rồi anh N. lấy tay trái nâng cánh cánh tay phải cứng đơ, teo tóp vô tác dụng cho tôi xem. Anh bảo: “Tớ không tin lắm chuyện ma hành, thánh vật, nhưng đi xem bói thầy nào cũng bảo tớ bị người âm, mà cụ thể là người nước Sở cảnh cáo, nên mới ra nông nỗi này”.
Thực ra, trước khi gặp anh N., tôi đã nghe người dân làng Mỹ Cụ (xã Chính Mỹ) kể nhiều về chuyện những người đào phá núi non truy tìm kho báu đang bị thánh thần nổi giận quở phạt. Điều lạ là những người đào bới chán chê kho báu ở núi Phượng Hoàng và núi Hổ Phục không sao, nhưng hễ động đến những kho báu ở núi Rùa cạnh đó thì y rằng gặp tai họa.
Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 1
Ông Dương Văn Thớ và những viên gạch là dấu tích mộ cổ do những kẻ đào trộm mộ bới lên trên núi Rùa. 
Ông Dương Văn Thớ, người sống hơn 60 năm trên quả núi Rùa này là người nắm rõ nhất những câu chuyện huyền hoặc về xâm phạm những ngôi mộ cổ cướp báu vật ở núi Rùa. Ông Thớ liệt kê cho tôi danh sách hàng loạt thủ phạm đào bới núi Rùa bị… quả báo. Người bị đen đủi gần đây nhất chính là anh N.
Chuyện là, sau khi đào bới tan nát núi Sỏi sau nhà, thì ‘kẻ cướp mộ’ Nguyễn Văn N. mò sang núi Rùa “khảo sát địa chất”.
Theo các cụ, vào những năm 40 của thế kỷ trước, quan Pháp đã bắt trai tráng trong làng Mỹ Cụ đào bới núi Rùa, đem đi không biết bao nhiêu của quý. Như vậy, việc kho báu được chôn giấu trong những ngôi mộ cổ ở núi Rùa là có thật, chỉ có điều đã bị người Pháp và người xưa lấy hết hay chưa thôi.
Ông Dương Văn Thớ hom hem, khó nhọc lê bước dắt tôi ngược lên gần đỉnh núi Rùa rồi chỉ tay xuống gốc cây sữa mà ông trồng 3 năm trước. Ông vạch bụi cỏ, chỉ cái hang nhỏ đã bị lấp lại và bảo: “Đây chính là một cái hang mà thằng N. đào. Hồi đó là năm 2008, nó lên gặp tôi xin được đào kho báu, tôi đồng ý cho nó đào. Ngày nào nó cũng đào đào, bới bới. Thi thoảng tôi ngó qua hỏi có gì không, nó chỉ cười bảo còn đang đào nên chưa biết.
Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 2

Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 3
Dấu tích mộ cổ lộ ra rất nhiều. 
Nó căng lều ở ngay miệng hang, đêm đốt nến đào không nghỉ. Điều lạ là tôi cho nó giăng điện nhờ, nhưng hễ đưa bóng điện xuống hang là bóng điện nổ. Không dùng được điện nên mới phải dùng nến. Lạ thế chứ. Nó đào được một cái hầm gạch lớn lắm, tôi đã đi xuống, có mấy gian phòng liền, đi lại trong hầm thoải mái mà không chạm đầu. Mỗi căn hầm dài cả chục mét, thông với nhau, sâu trong lòng núi. Nó bảo, hầm này bị người xưa đào lấy hết của rồi, nên nó chỉ mót lại được ít, không đáng là bao. Tôi nghĩ nó nói phét. Chắc nó trúng nhiều lắm, nhưng toàn vận chuyển đêm hôm nên không ai biết”.
Ông Thớ đang kể câu chuyện ly kỳ về kho báu rộng thênh thang gần đỉnh núi Rùa, thì anh Dương Văn Mạnh, con trai ông Thớ tìm vào kể tiếp: “Công nhận cái hầm ấy đẹp thật. Chỉ có gạch xếp lại, không cần vữa, mà chắc chắn, nguyên vẹn. Hồi đó em đã tính mua mấy chục bao ximăng trát lại các bức vách rồi biến kho báu Sở ấy thành ngôi nhà ở cho mát, nhưng ông Trần Quang Thiện (ông Thiện là con cháu họ Trần, đã mua lại quả núi này để lập đền thờ) không cho, nên thôi. Ông Thiện bắt phải lấp các cửa hầm lại, rồi bố em trồng cây sữa đánh dấu cái miệng hầm ấy.
Chuyện tay N. bị quở là có thật đấy. Đào xong kho báu này, N. lại tiếp tục đào kho báu khác. Đang đào dở dang thì bị tai nạn, đi viện cả năm không khỏi. Chắc cái tay đó phải cắt bỏ mất thôi. Mất tay rồi, đào sao được nữa. Chưa mất mạng là còn may đấy!”.
Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 4
Cổ vật bằng đồng ở nhà Nguyễn Văn N. 
Theo lời ‘kẻ cướp mộ’ Nguyễn Văn N., núi Rùa là ngọn núi chôn giấu những kho báu khổng lồ trong các nấm mộ. Các kho báu nằm san sát nhau, dính liền với nhau và nằm không sâu lắm. Sau khi mở một đường hầm xuống kho báu xây bằng gạch, anh đục tường hầm gạch đó để mở một ngách theo chiều ngang, thì gặp ngay một hầm gạch nữa. Đào xuyên tiếp tường của hầm gạch thứ 2, thì lại gặp tiếp hầm nữa.
Nguyễn Văn N. bảo: “Tớ có cảm giác như các hầm gạch chứa kho báu Sở cứ nằm liền nhau, san sát. Có lẽ, xưa kia, người Sở đã đào núi xây dựng hàng loạt hầm để cất giữ kho báu, rồi lấp cả lại. Giờ mà gạt lớp đất của quả núi ấy ra, thì có mà thấy kho báu chồng đống, xếp hàng san sát nhau. Nhưng ông Thiện đại gia mua hết quả núi ấy rồi. Giờ kho báu ấy là của ông Thiện, chả ai xâm phạm được”.
Sau khi đào trúng 2 ngôi mộ thực rỗng ruột, tức không còn cổ vật gì, anh N. đã trúng một hầm gạch chứa vô số đồ quý, trong đó quý nhất là những lá lúa làm bằng vàng ròng. Tuy nhiên, ngày trúng kho báu này cũng là ngày định mệnh: Chiếc container đã đâm vào anh khi anh đang lái xe máy qua cống Si, ngay đầu làng Mỹ Cụ. Vụ tai nạn không cướp đi mạng sống, nhưng cánh tay phải của anh bị dập nát. Bệnh viện đã mổ vài lần, đóng đinh chi chít, tốn kém hàng trăm triệu đồng, song cánh tay đã trở nên vô dụng. Nhiều khả năng, cánh tay phải của anh sẽ bị teo, liệt.
Không những anh N., mà một số cao thủ săn kho báu ở núi Rùa cũng lâm vào cảnh bi đát với những lời đồn mang hơi hướng tâm linh.
Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 5
Cổ vật bằng kim loại ở nhà Nguyễn Văn N. 
Sau khi ‘kẻ cướp mộ’ Nguyễn Văn N. phát hiện núi Rùa có kho báu, thì anh Đào Văn K. cũng chuyển hướng đào bới từ núi Phượng Hoàng sang núi Rùa. Anh K. cũng trúng quả, kiếm được vô số đồ cổ. Thế nhưng, ngày anh trúng một hầm giữ đồ cổ, cũng là ngày bố anh qua đời ở tuổi 60. Theo ông Thớ, bố anh K. cực kỳ khỏe mạnh, vẫn làm việc đồng áng như thanh niên, thế nhưng, không hiểu sao, tự dưng lại qua đời. Gia đình thì bảo là bị cảm, nhưng người dân thì đều đồn đại do anh đào bới kho báu nên bị quở.
Một nhân vật nữa, cũng là chuyên gia đào bới kho báu sừng sỏ, trúng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, đó là anh Lê Văn B., 35 tuổi. Anh B. cũng trúng một hầm chứa báu vật ở núi Rùa, kiếm được cả thúng ngọc, những lá trầu bằng vàng, mặt nạ vàng, kiếm bọc vàng.
Mặc dù trúng nhiều hầm chứa báu vật, thu được vô số của, bán rất nhiều tiền, nhưng giờ anh này lại trắng tay. Chẳng rõ thực hư thế nào, nhưng theo lời đồn của dân làng, thì anh có máu ham mê cờ bạc. Trúng được bao nhiêu báu vật, anh này bán sạch nướng vào đỏ đen.
Theo lời ông Thớ, có thời gian, sau khi trúng kho báu ở núi Rùa, anh bỗng nhiên bị mất thăng bằng, có biểu hiện bị bệnh tâm thần. Đúng lúc đó, thì bố anh B., mới 60 tuổi, cũng qua đời mà không rõ bị bệnh gì. Hiện tại, anh B. đã khỏe lại, song không dám bén mảng tới núi Rùa nữa, chứ đừng nói đến chuyện tiếp tục đào bới kho báu.
Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 6
 Cổ vật có tuổi 2.000 năm.
Sự việc ly kỳ nhất liên quan đến những “kẻ cướp mộ’, có lẽ là chuyện anh Trần Văn D. Anh D. sinh ra ở Mỹ Cụ, có nhà ở ngay chân núi Rùa, nhưng sống ở mảnh đất đá sỏi gan trâu cái nghèo cứ đeo đẳng mãi, nên vợ chồng dắt nhau đi xã khác ở, cách đó 6km để khai hoang, xây dựng cuộc sống mới.
Tuy nhiên, cuộc sống ở vùng đất mới cũng không dễ dàng gì. Sinh ra và lớn lên ở ngay chân núi Rùa, anh D. cũng nghe nhiều về chuyện kho báu Sở, nhưng không tận mắt kho báu nào, nên anh không để ý.
Nhưng rồi, thấy thanh niên trong xóm hì hục đào bới, anh cũng thử vận may. Hai vợ chồng đã xin được đào mấy hố ở ngay mảnh vườn nhà ông Thớ và được ông đồng ý.
Vợ chồng anh D. đã dựng lều trên núi và hì hục đào suốt ngày. Đến bữa, chị vợ lại nấu nướng nhờ bếp nhà ông Thớ, rồi ăn ngủ luôn tại lều để trông nom hầm. Vợ chồng anh D. cũng được giời đất phù hộ, trúng một hầm chứa đầy cổ vật, chở đi bao lớn bao nhỏ, toàn là đồ cổ quý giá.
Trúng mộ cổ chứa kho báu, gia đình anh D. phất lên trông thấy, sắm sanh đủ thứ, sửa sang nhà cửa. Nghĩ mình thành đạt, có của ăn của để, nên muốn gia đình, họ hàng một là biết nhà mới của mình, hai là tụ họp ăn uống cho vui vẻ, nên mới bịa ra chuyện thế này: Anh mua một con lợn, rượu chè từng can xếp góc nhà, rồi bảo vợ thông báo tin buồn cho họ hàng ở Mỹ Cụ rằng anh vừa chết đột tử!
Qua nui thieng chua day bau vat o Hai Phong va noi kinh so cua nhung ‘ke cuop mo’ hinh anh 7
 Núi rùa được ông Trần Quang Thiện mua lại và xây ngôi đền nhỏ trên đỉnh núi.
Cả họ nghe tin kéo xuống chia buồn mới ngỡ anh này còn sống sờ sờ, khỏe mạnh vâm váp, cười nói rổn rảng. Người cười vỡ bụng, người mắng xối xả vì kiểu đùa ác. Mọi người đều ăn nhậu vui vẻ, chúc mừng vợ chồng thành đạt ở vùng đất mới.
Thế nhưng, sau bữa nhậu đó, một tuần sau, anh D. đột tử, thọ 50 tuổi! Không ai biết anh chết vì nguyên nhân gì. Mọi người tin rằng, đó là do đào mộ cướp báu vật.
Theo ông Thớ, tất cả những người xâm phạm kho báu ở núi Rùa đều gặp tai họa, nên giờ đây không ai dám động đến những kho báu trong lòng núi Rùa nữa. Vì thế, những ngôi mộ cổ chứa cổ vật trong lòng núi Rùa chưa bị xâm phạm vẫn được bảo tồn.
 Lãnh địa mộ cổ khổng lồ

Sau nhiều ngày lang thang tìm hiểu về khu ‘nghĩa địa’ mộ Hán cổ khổng lồ bị tàn phá nặng nề ở xã Chính Mỹ, tôi được một số ‘kẻ săn mộ’ chỉ sang xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng), cách đó không xa, vùng đất với những quả đồi thấp xen lẫn núi vừa, tạo thành một quần thể rất đẹp bên sông Đá Bạc.
Theo những trùm sỏ chuyên đào mồ cuốc mả trộm cắp cổ vật, thì vùng đất Liên Khê mới thực sự là một nghĩa địa mộ cổ khổng lồ, với những ngôi mộ rất lớn, chứa nhiều cổ vật. Đặc biệt, nhiều ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị khai quật.
Anh Mạc Văn Trọng, con cháu của dòng tộc họ Mạc huyện Thủy Nguyên, dòng dõi nhà Mạc, dẫn tôi đi dọc các dải núi nhấp nhô bên dòng Đá Bạc cuồn cuộn chảy. Đứng bên một ngôi mộ cổ, anh Trọng chỉ con đường mới mở và bảo đó là Thành Dền.
Thành Dền là cái tên quen thuộc, nơi vua Mạc Đăng Dung xây dựng như một pháo thủ bên sông Đá Bạc. Thành Dền đắp bằng đất, nối các dải núi với nhau, tạo thành một lãnh địa kín đáo, bất khả xâm phạm. Thành Dền nằm bên sông Đá Bạc, thuận đường thủy tiến ra biển Đông. Dải đất bồi mép sông cạnh khu vực Thành Dền là bãi cọc lim còn chìm dưới lòng đất, nơi từng diễn ra những trận thủy chiến thời Trần và có thể nhiều đời trước.
Lanh dia mo co khong lo o Hai Phong va bi an sam truyen kho bau hinh anh 1
Thành Dền kỳ vĩ bị san phẳng, rồi biến thành con đường này. 
Vùng đất Liên Khê đậm đặc văn hóa, di chỉ, từ thời con người ở hang hốc, với các dụng cụ ghè đẽo bằng đá, bằng đồng, thời đại đồ sắt, thời Bắc thuộc, rồi trải các đời Trần, Lê, Mạc, xuyên suốt mấy ngàn năm. Trong các cuộc khảo cổ, nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, vùng đất này thực sự là cái nôi của người Việt cổ.
Nhưng, những di chỉ còn hiện rõ và còn “nguy nga lộng lẫy” đến ngày nay trong lòng đất, có lẽ phải kể đến hệ thống những ngôi mộ khổng lồ có tuổi 2.000 năm ở trong lòng các quả núi. Đây thực sự không chỉ là những kho dữ liệu thông tin khổng lồ về khảo cổ học, mà còn là kho báu thực sự bởi nó chứa rất nhiều cổ vật giá trị.
Anh Mạc Văn Trọng đứng trên gò đất, cạnh ngôi mộ cổ, chỉ một vòng tay, bảo: “Thành Dền là di chỉ của nhà Mạc, được nói rõ trong các cuộc khai quật, hội thảo, thế nhưng, doanh nghiệp cho máy ủi san phẳng thành con đường chở vật liệu rồi. Đoạn thành đất cao bằng mái nhà khi xưa giờ biến mất. Các quả núi là tường thành tự nhiên, nơi có đầy di chỉ khảo cổ, cũng bị họ cuốc hết, nghiền thành xi măng, lấy đá đất đem bán rồi. Thậm chí, những quả núi đầy giá trị khảo cổ, còn bị đào âm xuống lòng đất cả chục mét. Chẳng ai quan tâm đến những giá trị lịch sử và khảo cổ cả”.
Nhà ông Lê Văn Thạn, ở thôn Thiểm Khê, dưới chân một quả núi thấp, đá sỏi gan trâu. Tôi dạo ra phía sau nhà ông, nhìn trên mặt đất đá sỏi, lẫn lộn lổn nhổn những viên gạch cổ vỡ vụn, dấu tích trong các ngôi mộ. Trên núi, nham nhở những vết đào bới của các nhóm săn trộm cổ vật.
Lanh dia mo co khong lo o Hai Phong va bi an sam truyen kho bau hinh anh 2
Ông Lê Văn Thạn. 
Ông Thạn sinh năm 1939, từng là chủ tịch xã Liên Khê thời điểm 1976 đến 1984. Sau về làm bí thư chi bộ thôn.
Trong ký ức của ông Thạn, thì đoạn Thành Dền vẫn rõ mồn một và rất kỳ vĩ. Đó là tường thành đắp đất, nhưng cao gần 10m, như con đê lớn. Tuổi trẻ, ông cùng bạn bè chăn trâu vẫn trèo lên thành, nhìn ra tới sông Đá Bạc
Bọn trẻ thời ông Thạn vẫn nghêu ngao câu đồng dao: “Thành Dền cửa Cái bước ra/ Cây hương cửa Chậu có ba chĩnh vàng”. Câu đồng dao đó lưu truyền trong dân gian lâu đời rồi. Từ câu đồng dao đó, người dân trong vùng xác minh những chĩnh (bình loại to) vàng đó được chôn ở quả núi đất có tên núi Chậu ngay cửa sông Đá Bạc (gọi là sông Cái).
“Thời điểm năm 67-68 tôi đi bộ đội trong Nam, lúc về có nghe các cụ nói, có một nhóm người Tàu (người Trung Quốc) đi thuyền từ biển Đông vào, rồi đào bới nhiều ngày ở núi Chậu và họ chở đi rất nhiều vàng. Khoảng năm 86-87, nhà máy phá núi lấy đá xây dựng, lộ ra một cái động trong lòng núi, thu được rất nhiều cổ vật quý, có lẽ phải chứa ngập cả ngôi nhà. Chính tôi được chứng kiến. Sau này, các doanh nghiệp tiếp tục phá nốt toàn bộ quả núi, cũng lộ ra rất nhiều mộ cổ, rồi những hang hốc chứa nhiều cổ vật. Quả núi đấy giờ biến mất rồi” – ông Lê Văn Thạn bùi ngùi kể.
Lanh dia mo co khong lo o Hai Phong va bi an sam truyen kho bau hinh anh 3
Núi Cửa Chậu đã biến mất hoàn toàn. 
Hai ngôi mộ tuy không nhiều cổ vật, nhưng lại nổi tiếng, gây xôn xao một thời, là hai ngôi mộ khổng lồ bằng gỗ, đào được ở khu vực này cách nay hơn chục năm.
Vào năm 2009, Công ty Tân Phú Xuân, khi đào phá núi Phụ Gia, trúng một ngôi mộ cổ khổng lồ ở độ sâu tới 13m. Từ sườn núi phía bờ sông Đá Bạc thẳng đến ngôi mộ khoảng 60m. Thật khó tưởng tượng, ngôi mộ lại nằm sâu như thế. Những người đào mộ đoán rằng, phải là mộ của vua chúa, có nhiều kẻ thù, cần phải đào sâu chôn kỹ, mới kín đáo như vậy, nên rất sợ hãi.
Phía trên ngôi mộ là một lớp than củi đen. Phía dưới, là những tấm gỗ khổng lồ, xếp thành hình chữ nhật, mộng đóng khít cực kỳ nguyên vẹn. Bên trong “ngôi nhà gỗ” đó, là một quan tài khổng lồ, được làm bằng gỗ lim cực kỳ chắc chắn, nguyên vẹn.
Doanh nghiệp này sợ đụng phải mộ vua, không dám phá mộ, nên đã thuê thầy bà cúng bái cẩn thận, dùng máy cẩu nhấc nguyên vẹn toàn bộ ngôi mộ cùng quan tài, đưa lên xe tải, chở ra mỏm đồi bên cạnh quả núi Phụ Gia để chôn. Ngôi mộ tồn tại từ đó đến nay, nằm bên cạnh con đường từng là Thành Dền.
Sau đó 2 năm, vào năm 2011, khi phá quả núi Phụ Gia này lấy đất đá nghiền xi măng, thì Công ty Tiến Thành lại chạm một ngôi mộ gỗ khổng lồ, y hệt “mộ vua”, nằm cách “mộ vua” đúng 300m. Ngôi mộ này cũng sâu tới 13m, và từ mép núi phía sông vào là 63m.
Lanh dia mo co khong lo o Hai Phong va bi an sam truyen kho bau hinh anh 4
Anh Mạc Văn Trọng: "Liên Khê là vùng đất đậm đặc di chỉ khảo cổ, nhưng họ phá sạch sẽ". 
Vì lời đồn kinh dị liên quan đến “mộ vua”, nên Công ty Tiến Thành không dám xâm phạm ngôi mộ này. Họ đã giữ nguyên hiện trạng, thông báo cho Bảo tàng Hải Phòng. Bảo tàng Hải Phòng đã thuê một số “chuyên gia trộm mộ”, đều là những người có kinh nghiệm đào mộ cổ, khai quật ngôi mộ này.
Đó là một ngôi mộ gỗ hình cũi rất lớn, được xếp bằng gỗ lim. Trong lòng quách gỗ là quan tài hình thân cây khoét rỗng. Bên trong quan tài không còn xương cốt, nhưng có một số cổ vật như 7 chiếc mâm bồng bằng gỗ, 4 pho tượng người cách điệu bằng gỗ sơn son thếp vàng, các di vật rất nhiều như mai, đĩa, chén, lược, lọ, bình, vò, chum, bát, thạp, thìa bằng gỗ và đất nung với hoa văn trang trí chủ chủ yếu là hình tổ ong và các khắc, vạch.
Ngoài ra, còn tìm thấy một số quả cau và vết tích của những lá trầu không làm bằng gỗ...
Theo sự chỉ dẫn của ông Lê Văn Thạn, tôi dễ dàng tìm được anh Trịnh Văn Hoài, nhà ở cạnh khu vực có tên Đấu Đong Quân (nơi nhà Trần tập hợp đếm quân như kiểu đong gạo).
Anh Hoài pha trà, mời thuốc nước dưới gốc cây trước cổng nhà. Tôi ngỡ ngàng, khi trên mặt bàn, thứ đựng đầy tàn thuốc lá, là một chiếc bình cổ bằng gốm, tuổi cỡ gần 2.000 năm. Thấy tôi tò mò, phán đoán tuổi cổ vật, anh Hoài cười và công nhận có tí chút hiểu biết. Rồi anh dẫn tôi ra vườn cây. Tôi thấy la liệt chum, bình, vò cổ, toàn bằng gốm, vứt lăn lóc gốc cây, đựng nước. Anh bảo, toàn là đồ cổ, có thứ đến 4 ngàn năm, còn lại hầu như cỡ 2 ngàn năm.
Lanh dia mo co khong lo o Hai Phong va bi an sam truyen kho bau hinh anh 5
 Anh Trịnh Văn Hoài.
Rồi anh dẫn vào trong nhà, mở chiếc tủ kính, cho tôi xem vô số cổ vật. Kinh ngạc nhất là chiếc ấn bằng ngọc. Nhìn những món đồ, đặc biệt là là những mảnh gốm của một ngôi nhà mô hình thu nhỏ, tôi đoán ra chúng được lấy từ những ngôi mộ Hán, từ thời Bắc thuộc, hình thức mộ táng mà tôi từng có nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu.
Theo lời anh Trịnh Văn Hoài, quả núi Phụ Gia từng là một… khó báu khổng lồ, bởi đó là một nghĩa địa mộ Sở. Chuyện người dân ở vùng đất này gọi những ngôi mộ cổ trong lòng núi là mộ Sở, tức mộ của người nước Sở, cũng giống như cách gọi của người dân ở khu vực xã Chính Mỹ và toàn bộ vùng Thủy Nguyên.
Theo anh Hoài, núi Phụ Gia có cả trăm ngôi mộ cổ. Anh từng đào bới, thu được không biết bao nhiêu cổ vật, số lượng có lẽ đến hàng ngàn món, anh bán hết cho mấy đại gia sưu tầm từ độ 20 năm trước. Anh tinh thông đến nỗi, trèo lên núi, dùng xẻng chọc chọc vào đất, là biết bên dưới lòng núi có mộ, mộ to hay nhỏ.
Ở quả núi Phụ Gia, mộ được chôn tầng tầng lớp lớp. Có 3 loại mộ cổ chính, một là mộ đất, hai là mộ gạch và 3 là mộ gỗ.
Lanh dia mo co khong lo o Hai Phong va bi an sam truyen kho bau hinh anh 6N
hững ngôi ‘mộ chúa’ khổng lồ

Theo lời anh Trịnh Văn Hoài, thì loại mộ hầm đất ở các quả núi trong khu vực làng Thiểm Khê (Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) là nhiều nhất. Loại mộ này chôn cực sâu trong lòng đất. Có những ngôi sâu đến hơn chục mét, đào sâu hoắm như cái giếng mới thấy mộ. Thời điểm đó, có thể con người chưa làm ra gạch, nên chỉ đào hố sâu, đặt thi thể, rồi chôn theo của cải, đồ cổ. Rất nhiều món đồ mà anh thu lượm được ở loại mộ đất này, anh đã đem bán và nhờ các chuyên gia khảo cổ, dân chơi cổ vật xác định niên đại, và hầu hết có tuổi tới 4.000 năm (?!).
Loại cổ vật tiêu biểu, đều xuất hiện trong những hầm mộ đất này, là chiếc bếp lò cổ bằng gốm, có hình đầu con chó, hoặc đầu gà nơi khói xì ra. Ngoài ra còn nhiều cổ vật bằng đồng như chiêng đồng, trống đồng, nhưng thường là mủn mục vì quá lâu năm. Mộ đất thường nằm dưới lớp mộ gỗ và mộ gạch và xuất hiện ở hầu hết trong lòng các quả núi ở Thiểm Khê.
Bi an can giai ma quanh nhung ngoi ‘mo chua’ khong lo tren dinh nui    hinh anh 1
Anh Trịnh Văn Hoài. 
Mặc dù người xưa đã đào núi đặt mộ từ mấy ngàn năm trước, nhưng giới săn mộ như anh Hoài, anh Mạnh, anh Tiễu, anh Cao, tinh thông đến mức, chỉ cần lấy xẻng chọc xuống mặt đất, là biết bên dưới có mộ hay không. Họ tiến hành đào bới nhiều ngày, thậm chí cả tháng, múc lên từng gầu đất. Nhiều mộ đào sâu tới hơn chục mét, sâu hun hút, tối om chẳng nhìn thấy người, mà vẫn chưa đến mộ, đành phải bỏ vì sợ lở núi chôn sống luôn. Chính vì mộ đất người xưa đào rất sâu, nên còn rất nhiều ở các quả núi làng Thiểm Khê.
Theo lời anh Hoài, núi Phụ Gia thực sự là một nghĩa địa mộ gạch khổng lồ, mà ngôi nào ngôi nấy chứa cổ vật nhiều vô kể. Mỗi ngôi mộ có thể thu được cả gánh trống đồng (loại nhỏ), lư đồng nguyên vẹn. Nhiều cổ vật bằng đồng thu được trong mộ gạch được giới buôn bán đem đi giám định có niên đại tới 2.500 năm. Những chiếc nậm (đựng rượu) bằng đồng có tuổi giám định 2.500 năm mà nguyên vẹn và chắc chắn đến nỗi anh ném thử lên cao rơi xuống sân gạch mà không hề móp méo gì.
Thứ anh thu được cũng nhiều vô kể là các loại kiếm đồng có 2 lưỡi, chém mặt nào cũng được. Có những ngôi mộ thu được rất nhiều trang sức bằng đá, có lỗ ở giữa, đen sì, cứng đến nỗi phi xà beng mà không vỡ, được anh bán cho một đại gia sưu tầm tên là N. ở Quảng Ninh. Ông này rất thích mua những viên đá đen sì đó. Mãi sau này, khi đào phá cả trăm ngôi mộ, bán hết những viên đá trang sức đó, anh Hoài mới biết nó toàn là ngọc. Rồi những chiếc gương thủy chì có núm 12 con giáp rất nhiều, tuổi 2.000 năm, mà lau đi là soi được, cũng là thứ độc đáo không gì sánh được, nhiều vô số kể.
Nhóm “tứ đại đào mộ” ở làng Thiểm Khê, có 20 năm đào bới tan hoang các quả núi, chui vào cả trăm ngôi mộ cổ, gánh ra có lẽ cả tấn cổ vật giờ đã giải nghệ, nhưng những bí mật về mộ cổ và kho báu trong lòng các quả núi, họ nắm rõ như ban ngày. Họ thực sự là kho kiến thức vô tận. Có những ngôi mộ khổng lồ, ở những địa thế hiểm trở, được xây dựng kiên cố, họ vẫn chưa phá nổi, hoặc vì lý do nào đó, mà không dám đào bới. Chuyện một người trong nhóm đột ngột qua đời, cũng khiến những “kẻ cướp mộ” thấy sợ mà không dám phá tiếp.
Bi an can giai ma quanh nhung ngoi ‘mo chua’ khong lo tren dinh nui    hinh anh 2
 Cổ vật có tuổi vài ngàn năm ở nhà anh Hoài.
Trò chuyện với anh Trịnh Văn Hoài cả buổi chiều, rồi anh cũng tiết lộ về hai ngôi mộ, mà anh gọi là ‘mộ chúa’, hiện vẫn còn tồn tại trên hai quả núi ở Liên Khê, mà theo anh, đó là hai ngôi mộ to chưa từng thấy trong suốt cuộc đời săn lùng cổ vật của anh.
Một ngôi mộ gạch khổng lồ ở quả núi có tên Phi Liệt, nằm ngay cạnh di tích Thành Dền. Anh gọi là “mộ chúa” vì chỉ có vua chúa mới dựng một ngôi mộ lớn khủng khiếp như thế ở trong lòng núi.
Khoảng 10 năm trước, trong lúc đi lật đất tìm mộ, anh Hoài đã phát hiện ra ngôi mộ này. Đào lớp đất xáo trộn sâu khoảng 2m, thì lộ ra một đường hầm bằng gạch rất rộng, cao tới 3m, người đi thoải mái. Điều kỳ lạ, là nền hầm vào rất sạch sẽ. Vòm cuốn được ghép bằng gạch khít đến nỗi 2 ngàn năm trôi qua, mà lớp bụi, bùn đất không ngấm xuống được.
Thâm nhập vào đường hầm, phá một tường gạch, thì lộ ra một đường hầm dài cả chục mét, rồi từ giữa đường hầm đó, lại có 2 ngách vòm cuốn cạnh nhau đi sâu tiếp 10m nữa. Từ những đường hầm này, có các vách ngăn để dẫn đến các hầm tiếp theo. Với kinh nghiệm của “kẻ cướp mộ” lâu năm, anh Hoài biết rằng, trong lòng ngôi mộ này sẽ chứa rất nhiều cổ vật quý. Tuy nhiên, khi gỡ một viên gạch, những kẻ chuyên săn mộ như anh Hoài, đã giật mình, lạnh sống lưng khi thấy biểu tượng rồng chầu. Tất cả các viên gạch đều khắc hình rồng chầu rất đẹp.
Thời kỳ đó, rồng là biểu tượng của vua chúa, quan lớn cũng không được sử dụng biểu tượng rồng, nên anh Hoài tin rằng, đây phải là mộ của một ông vua. Những ngôi “mộ chúa” thường có bẫy giết người, hoặc được trấn yểm rất khủng khiếp, nên anh Hoài không dám mạo phạm. Anh lấp ngôi mộ lại, rồi từ đó không dám xâm phạm nữa. Những nhóm đào mộ trong vùng cũng không dám xâm phạm ngôi mộ này.
Ngôi mộ thứ hai, mà anh Trịnh Văn Hoài gọi là “mộ vua”, cũng bởi sự hoành tráng khủng khiếp của nó ở trong lòng núi.
Bi an can giai ma quanh nhung ngoi ‘mo chua’ khong lo tren dinh nui    hinh anh 3
Cổ vật dùng để hút thuốc trong mộ Hán. 
Vào năm 2004, trong quá trình săn lùng mộ cổ ở núi Thụ, là quả núi cao nhất của xã Liên Khê, rậm rạp cây cối, dây gai, anh đã phát hiện ra ngôi mộ này.
Đúng chóp đỉnh quả núi, anh đào sâu 4m thì chạm vào nóc mộ. Anh phá những viên gạch khổng lồ, có cạnh to tới 50cm, thì chui xuống một gian phòng rộng tới 50m2. Một căn phòng rất rộng, được xây hoàn toàn bằng gạch, mái vòm được ghép bằng những viên gạch múi bưởi rất lớn, không cần xà, cột xi măng như bây giờ, mà vẫn nguyên vẹn trong lòng núi, quả là một kỳ công mộ cổ.
Từ gian phòng rộng 50m2 này, có 5 đường hầm tỏa ra ở trung tâm các cạnh. Một cạnh hướng đông có 2 đường hầm. Các đường hầm được xây bịt lại.
Những viên gạch ở hầm mộ này cũng trạm trổ hình rồng, nên anh Hoài gọi là “mộ vua”, không dám xâm phạm. Anh trèo ra, lấp lại, rồi đào bới những ngôi mộ khác.
Theo lời anh Hoài, sau đó, anh kể chuyện ngôi mộ này với Đ “chột”, cũng là sợ săn mộ cổ. Đ “chột” đã rủ thêm một số người đào bới hầm mộ này, sau đó lại có một nhóm nữa xuống đào lại. Nghe Đ “chột” kể lại, thì cả hai nhóm đều lấy lên rất nhiều đồ cổ quý giá.
Bi an can giai ma quanh nhung ngoi ‘mo chua’ khong lo tren dinh nui    hinh anh 4
 Chiếc cuốc nhỏ xíu bằng đồng.
Một thời gian sau, không thấy hai nhóm kia bị “vua hành, thánh vật” gì cả, lại nghĩ, có thể cơ quan (bẫy giết người) đã bị vô hiệu bởi hai nhóm săn lùng cổ vật phá rồi, nên anh cũng lần xuống mót lại, và nhặt được vài cái cúc bằng vàng. Cổ vật đã bị lấy đi, nhưng ngôi mộ thì còn rất nguyên vẹn. Chỉ có một lối xuống mở ra từ nóc mộ là bị phá, còn tất cả đường hầm, gian chính của hầm mộ đều nguyên vẹn.
“Ngôi mộ đó nằm ở trên đỉnh núi cao nhất vùng, mất 2 giờ đi bộ mới lên đến nơi. Xưa kia, vùng đất này hoang rậm, toàn sình lầy và cây to, phải là bậc vua chúa mới vận chuyển được khối lượng gạch vô cùng lớn trên đỉnh núi, rồi đào hầm xây mộ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn rõ ngã ba sông Đá Bạc và sông Giá trước mắt. Có lẽ, địa thế đó đẹp nhất về phong thủy, nên vị vua chúa nào đó mới đặt mộ kỳ công như thế” – anh Hoài cho biết.
Trong những ngày trò chuyện, tìm hiểu với giới đào bới mộ cổ, săn lùng kho báu ở vùng đất này, tôi nhận được tin, “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn A. vừa phát hiện một ngôi mộ Hán rất lớn, chứa rất nhiều cổ vật ở thôn Thiểm Khê. Tuy nhiên, Nguyễn Văn A. đã lấp ngôi mộ lại, giấu kỹ địa chỉ, tìm đầu mối tiêu thụ cổ vật được giá sẽ khai quật.
Bi an can giai ma quanh nhung ngoi ‘mo chua’ khong lo tren dinh nui    hinh anh 5
Anh Mạc Văn Trọng đau xót chỉ những quả núi đầy mộ cổ bị phá hoại. 
Sau khi bắt tôi hứa sẽ không tiết lộ tên tuổi, địa chỉ ngôi mộ, thì Nguyễn Văn A. đồng ý cho tôi đi theo khai quật ngôi mộ này. Thời gian đào bới là nửa đêm về sáng, khi người dân đi ngủ, và ngày giờ đào sẽ do A. chọn. Người mua sẽ trực tiếp cùng vào hầm mộ để đánh giá giá trị của các món đồ.
Tôi háo hức chờ “kẻ trộm mộ” Nguyễn Văn A. khai quật ngôi mộ cổ, thế nhưng, vài hôm sau, A. gọi điện thông báo rằng, không thể đào ngôi mộ được nữa, vì bỗng dưng có một gia đình cải táng mộ người quá cố lên đúng nóc ngôi mộ cổ đó luôn. Nếu đào bới ngôi mộ, không khác gì xâm phạm ngôi mộ nhà hàng xóm. Do đó, ngôi mộ Hán cổ khổng lồ, chứa kho cổ vật, sẽ mãi chìm vào quên lãng.
Dẫn tôi hì hục trèo lên đỉnh núi Phi Liệt, anh Mạc Văn Trọng khoát tay chỉ những quả núi bị đào phá nham nhở dọc sông Đá Bạc và sông Giá, thuộc xã Liên Khê, bảo: “Nhà báo đi tìm hiểu khắp vùng, tiếp cận từ cán bộ đến người dân, thậm chí cả mấy ông đào mồ cuốc mả thì rõ rồi đấy. Vùng đất này thực sự là vô cùng quý giá, dày đặc di chỉ khảo cổ, ấy thế mà chính quyền thì chẳng quan tâm giữ gìn, mặc kệ doanh nghiệp và cá nhân phá hoại. Không bảo tồn được các di chỉ khảo cổ, thì có tội lớn với lịch sử”.   

Cần bảo tồn gấp những kho báu vô giá trong những ngôi mộ cổ ở Hải Phòng: Cẩn bảo vệ những "kho báu" trong mộ cổ

Loạt bài 
Để giải mã được những “hầm giấu của” chi chít trong lòng những quả núi ở xã Chính Mỹ và Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng) tôi đã chụp hàng trăm bức ảnh từ toàn cảnh đến cận cảnh những thành vách, hầm gạch, hầm đất, hoa văn những viên gạch, những món đồ cổ, tiền xu… để gửi đến các nhà khoa học.
Nhìn những tấm hình chụp hầm gạch, không cần suy nghĩ nhiều, nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, người có rất nhiều kinh nghiệm về mồ mả thời Đông Sơn và Bắc thuộc, đã khẳng định ngay rằng, đó chính là những ngôi mộ Hán, xuất hiện từ thời Bắc thuộc và trước đó.
Tôi nhắc đến chuyện người dân gọi đó là kho báu Sở, ông Hoành bảo, nếu gọi là mộ Sở thì phải xem xét cụ thể, nhưng ông tin không phải mộ của người Sở, còn nếu người dân gọi đó là hầm chôn kho báu thì không có gì sai. Bởi vì, theo ông Hoành, người có cả cuộc đời nghiên cứu về mộ Hán, thì trong lòng những ngôi mộ này là một kho báu thực sự, chứa vô số báu vật, từ những đồ dùng đơn giản như bát đĩa, cốc chén, chai lọ, cho đến tiền xu, các vật dụng, trang sức bằng vàng, ngọc... Chuyện đào được cả xe tải đồ cổ, báu vật trong một ngôi mộ Hán khổng lồ là chuyện có thể xảy ra.
Can bao ton gap nhung kho bau vo gia trong nhung ngoi mo co o Hai Phong hinh anh 1
Rất nhiều cổ vật được người dân đào được trong mộ Hán. 
Theo ông Tăng Bá Hoành, thời kỳ Đông Sơn, tức là cách nay hơn 2.000 năm, người Việt chỉ chôn bó chiếu, bó tre, hoặc một số nhà giàu thì chôn trong những ngôi mộ thân cây khoét rỗng, hay còn gọi là mộ thuyền. Hình thức táng này của người Việt vẫn kéo dài đến thời kỳ Bắc thuộc. Tuy nhiên, từ thời Bắc thuộc, thì ở nước ta xuất hiện nhiều loại mộ khác nữa. Trong đó, nổi bật là những ngôi mộ gọi chung là mộ Hán.
Mộ Hán gồm có 3 loại nổi bật, là mộ cũi, mộ gạch và mộ đất. Mộ cũi là loại mộ được xếp bằng những súc gỗ lớn, thông thường là gỗ lim. Quan lại, nhà giàu thường đào sâu xuống lòng đất, trong lòng núi, thành một hố rộng. Người ta sẽ xếp những súc gỗ khổng lồ thành một ngôi nhà với những gian phòng. Một gian phòng sẽ đặt quan tài, hoặc treo lủng lẳng trong hầm mộ bằng xích sắt, các gian phòng khác sẽ chứa vô số đồ vật, của quý.
Thực tế, loại mộ cũi xếp gỗ này đã khai quật được khá nhiều ở xã Gia Lương (Gia Lộc, Hải Dương) và thi thoảng vẫn đào được ở vùng Đông Triều (Quảng Ninh). Những ngôi mộ cũi đào được ở xã Gia Lương rất lớn, mỗi ngôi mộ thu được tới vài chục tấn gỗ lim. Hiện ở Bảo tàng Hải Dương vẫn còn đang lưu giữ những súc gỗ lim khổng lồ của một ngôi mộ gỗ.
Can bao ton gap nhung kho bau vo gia trong nhung ngoi mo co o Hai Phong hinh anh 2
Ông Hoành bên đống gỗ lim khổng lồ thu được từ ngôi mộ Hán cổ ở Tứ Kỳ - Hải Dương. 
Cùng với sự xuất hiện của mộ gỗ hình cũi, suốt thời Bắc thuộc, ở nước ta cũng xuất hiện mộ gạch. Loại mộ này ra đời và tồn tại song song với mộ gỗ. Mộ gạch xây theo hình vòm, thành các đường hầm. Mộ nhỏ thì có một đường hầm, mộ lớn thì có đến 3, thậm chí là 4 đường hầm. Các đường hầm nằm cạnh nhau, xếp song song với nhau và có cửa thông sang nhau, tạo thành các căn phòng.
Khi một ông quan lớn hoặc một phú gia địch quốc chết đi, người ta sẽ tìm địa thế đẹp để xây mộ. Ở khu vực đồi núi, họ đào sâu xuống lòng núi rồi xây mộ. Ở đồng bằng, người ta chỉ vét đi lớp đất màu. Sau đó, mộ được xây dựng. Mộ to hay nhỏ phụ thuộc vào sự giàu có của chủ nhân. Ở Hải Dương, có những ngôi mộ gạch rộng cả trăm mét vuông, xây thành nhiều phòng rộng thênh thang. Xây mộ xong, người ta sẽ đưa quan tài người chết vào cùng với vô số đồ đạc, tiền của, báu vật.
Người xưa quan niệm, người chết là về thế giới khác, nên cũng cần phải được chia của, do đó, họ thường chôn theo rất nhiều tiền của cho người chết. Thậm chí, loại hình mộ táng này ở Trung Quốc còn chôn sống cả nô tỳ, người đẹp, để phục vụ ông chủ khi về thế giới bên kia. Xây xong mộ rồi, hàng ngàn nhân công sẽ làm một công việc dời non lấp bể, đó là đào đất lấp toàn bộ ngôi mộ này. Họ đắp ngôi mộ to như quả núi giữa đồng bằng để thể hiện sự hoành tráng và chống lại sự xâm phạm của đạo tặc.
Can bao ton gap nhung kho bau vo gia trong nhung ngoi mo co o Hai Phong hinh anh 3
Ông Tăng Bá Hoành bên một ngôi mộ Hán khổng lồ khai quật được ở Nam Sách - Hải Dương. 
Khi đất nước bình yên, thì những ngôi mộ này được bảo vệ vững chắc, có quân lính trông nom hẳn hoi. Nhưng khi đất nước loạn lạc, thì những ngôi mộ này biến thành món mồi ngon của đạo tặc. Ở Hải Dương hiện vẫn còn khá nhiều mộ Hán khổng lồ, to như quả đồi giữa cánh đồng, rộng cả mẫu. Theo ông Hoành, hầu hết những ngôi mộ này đã bị xâm phạm nhiều lần, trong hàng ngàn năm nay, nên rất ít khả năng còn báu vật. Tuy nhiên, những ngôi mộ Hán chôn sâu trong lòng núi ở Thủy Nguyên (Hải Phòng), được ngụy trang kín đáo, không để lại dấu tích, bị nhiều đời lãng quên, đạo tặc không biết, thì vẫn còn nguyên vẹn, và nó thực sự là những kho báu khổng lồ ở thời đại này.
Không kể đến chuyện vàng bạc, ngọc ngà có trong mộ, chỉ những món đồ cổ dù là sành sứ, hay gốm thô mộc, có tuổi tới 2.000 năm, đã khẳng định giá trị của những món đồ là khó có thể đong đếm được.
Nhìn những tấm hình chụp những hang hốc ngóc ngách do đạo tặc đào bới, những ngôi mộ bị máy xúc múc đi lấy gạch san lấp mặt bằng mà ông Hoành không khỏi đau xót, thở dài. Những quả núi này mà được bảo vệ nghiêm ngặt, để đời sau có điều kiện tiến hành khai quật, trưng bày, thì quả là vô giá.
Cũng theo ông Hoành, những cổ vật thời Đông Sơn thu được trong những ngôi mộ Hán này, ông gặp rất ít ở Việt Nam, nhưng lại có rất nhiều và được trưng bày trang trọng trong các bảo tàng ở Đức, Nga. Trong khi người Việt đào bới bán đi với giá rất rẻ, thì người phương Tây sẵn sàng mua lại với giá rất đắt, bởi họ hiểu được giá trị của nó.
Can bao ton gap nhung kho bau vo gia trong nhung ngoi mo co o Hai Phong hinh anh 4
 Cổ vật trong mộ Hán ở Liên Khê.
Về những hầm mộ khoét vào lòng núi như gian phòng, ông Hoành cho rằng, đó là biến thể của mộ gạch, cũng được gọi chung là mộ Hán. Những hầm mộ này đào sâu vào lòng núi, có thể đào bên vách núi, chứ không phải đào từ mặt núi xuống, nên dù nó nằm dưới chân mộ gạch, cũng chưa thể khẳng định nó có niên đại trước mộ gạch. Để tìm hiểu rõ, phải có quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, theo ông Hoành, những ngôi mộ hầm đất cũng rất đặc biệt, là nơi táng nhiều người, nhiều đời trong dòng họ vào đó và do vậy, cổ vật, của quý trong những hầm mộ đất cũng rất phong phú, là gia tài nhiều đời tích tụ trong đó.
Trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, ông Cường cũng khẳng định những “kho báu Sở” Thủy Nguyên chính là những ngôi mộ cuốn. Quan sát một số đồng tiền (phóng viên chụp lại, do những người săn đồ cổ lấy trong mộ), ông Cường mới nhận diện được 2 đồng, một đồng Ngũ Thù (Triều vua Tây Hán Vũ Đế, niên đại 141 – 87 trước Công nguyên, năm đúc tiền 118 trước Công nguyên) và một đồng Đại Tuyền Ngũ thập (Triều vua Hán Nhũ Tử, niên đại 05-08 sau Công nguyên. Năm đúc 06 sau Công nguyên). Như vậy, qua hai đồng tiền này, có thể thấy rằng, ngôi mộ chứa đồng tiền này không thể có trước năm 118 trước Công nguyên, tức là sớm nhất thì cũng chỉ hơn 2.100 năm. Tuy nhiên, đồng tiền vẫn được lưu hành về sau này, nên niên đại ngôi mộ có thể muộn hơn so với năm lưu hành tiền. Theo ông Cường, dù sao, những quả núi với hệ thống mộ Hán này cũng vô cùng quý giá. Để giải mã được những bí ẩn chứa trong lòng những quả núi này, thì các nhà khoa học phải khai quật, nghiên cứu mới rõ ràng được.
Can bao ton gap nhung kho bau vo gia trong nhung ngoi mo co o Hai Phong hinh anh 5
Nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đã xem những đồng tiền này và khẳng định nhiều đồng có niên đại hơn 2.000 năm. 
Như vậy, những “kho báu Sở” ở Thủy Nguyên dù còn nhiều bí ẩn, song cũng đã được nhận diện phần nào, đó là những ngôi mộ kiểu Hán. Những ngôi mộ nào còn nguyên vẹn trong lòng núi, chưa bị bọn trộm cổ vật xâm phạm, thì đích thị là những kho báu trong lòng đất, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Đặng Vân (người Tứ Xuyên, Trung Quốc, bảo vệ Thạc sĩ tại Việt Nam) cho biết, các loại hình mộ gỗ hình cũi, mộ xây vòm cuốn xuất hiện từ thời Xuân Thu, nhưng khi đó, mộ táng kiểu này có quy mô nhỏ. Chỉ đến thời Hán, loại mộ này mới được coi trọng và chỉ dành cho giới vua chúa, quan lớn. Dù mộ gỗ hay mộ xây gạch, thì cũng giống một ngôi nhà trong lòng đất, hơn là một ngôi mộ. Khai quật những ngôi mộ kiểu này, thường thu được vô số cổ vật.
Vào tháng 8-1980, trong khi xây dựng một công trình ở Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc), người ta đã vô tình tìm thấy một ngôi mộ kiểu vòm cuốn. Ngôi mộ có diện tích chừng 100m2, bao gồm 7 gian phòng, trần cao 2m, xung quanh tường lát bằng đá xanh, sàn lát gỗ, có niên đại cách nay hơn 2.000 năm (Như vậy, nếu xét về diện tích, thì ngôi mộ ở Trung Quốc này còn nhỏ hơn ngôi mộ Hán hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương. Ngôi mộ này khai quật ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách. Ngôi mộ là tòa nhà dưới lòng đất rộng tới 120m2). Theo tổng kết sơ khởi, các nhà khảo cổ thu được 200 món ngọc khí được điêu khắc tinh mỹ, đặc biệt là bộ áo mặc cho người chết được khâu bằng hàng vạn viên ngọc, gọi là ti lũ ngọc y; hơn 500 món thanh đồng; 125 món thanh đồng chung; 1.314 nữu chung đồng; bộ câu dược bằng đồng 148 cái; 23 chiếc ấn bằng vàng ròng; 36 đỉnh đồng; 10 thùng đồ trang sức bằng vàng gắn hạt châu, 5 bộ ngà voi… Tổng số cổ vật quý thu được chất đầy 2 xe tải lớn.
Cũng theo Thạc sĩ Đặng Vân, những ngôi mộ Hán cũi gỗ hoặc xây vòm chứa cổ vật chất đầy xe tải ở Trung Quốc thì nhiều không kể xiết. Những ngôi mộ Hán này cũng tương tự như những ngôi mộ ở phía Bắc Việt Nam.
PHẠM DƯƠNG NGỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét