Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Ngắm Thung Nai mùa nước cạn

Thung Nai, một địa danh nổi tiếng của Hòa Bình với nhiều cảnh đẹp vào mùa nước nổi, được ví như một Hạ Long trên cao, nhưng ít ai biết rằng vào mùa nước cạn Thung Nai cũng có những vẻ đẹp riêng.
Cái tên Thung Nai được đặt do xưa kia tại thung lũng này nai về rất nhiều. Lâu dần, nó đã trở thành cái tên chính thức của vùng đất này.
Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong - Hòa Bình nằm cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 25km và cách Hà Nội khoảng 100km.
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Những ngày nắng đẹp, đường lên Hòa Bình trở nên thơ mộng với nắng vàng, trời xanh và mây trắng
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Nắng dát vàng xuống lòng hồ...
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
... và làm bừng sáng cả núi đồi
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Giữa bầu trời xanh, nổi lên những áng mây trắng tinh khôi
Bạn có thể tha hồ nhẩn nha đi vào rừng, tìm đến dòng suối mát trong. Nhưng mùa này, Thung Nai về chiều vẫn có những cơn mưa bất chợt, chợt đến rồi chợt đi nhưng cũng đủ khiến ta ướt áo.
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Ngắm Thung Nai mùa nước cạn
Hải Như

Theo Bưu điện Việt Nam

Thung Nai, vùng đất của những thung lũng “nai vàng ngơ ngác”


(PL&XH) - Phong cảnh sơn thủy hữu tình vấn vít chân những con người ưa khám phá, kiếm tìm sự hoang sơ của miền sơn cước, Thung Nai (Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) được nhiều người ưu ái ví như một Hạ Long trên núi. Đến với Thung Nai, chúng ta không chỉ khám phá thiên nhiên kỳ thú mà còn là dịp để thấy được miền văn hóa đậm đà bản sắc của người dân tộc Mường.
Huyền tích kỳ bí
Chúng tôi đặt chân tới Thung Nai vào một ngày giữa thu nắng vàng ruộm. Cách Hà Nội hơn 100km, Thung Nai thanh bình, yên ả, lẩn khuất giữa bảng lảng mây cao và núi đèo hun hút. Để đến được với Thung Nai, chúng tôi đã phải vượt qua khá nhiều đoạn cua đèo dốc, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm.
Từ TP Hòa Bình, xe chúng tôi phải ngược dốc, đổ đèo thêm khoảng gần 30km nữa mới chạm chân được đến đất Thung Nai. Đây là một xã lòng hồ sông Đà. Cái tên Thung Nai hỏi ra cũng thật thơ mộng. Theo lời bà Bùi Thị Hằng, một người dân sống nơi đây cho biết: “Từ thời xa xưa, lâu lắm rồi, tôi cũng chỉ được nghe người lớn kể lại từ tấm bé, rằng Thung Nai từng là một thung lũng có rất nhiều nai tìm về đây cư ngụ. Ngày đó, nai sống từng bầy, thẩn thơ với núi với rừng, tự do như chim muông mà không có bàn tay can thiệp của con người. Sau này, khi con người tìm đến, những bầy nai cũng theo đó dời đi, để lại một lòng hồ mênh mông với thiên nhiên trù phú. Rồi sau này, để nhớ về cái trù phú của núi rừng nơi đây, người ta gọi mảnh đất này là Thung Nai”.
Nghe bà Hằng nói thế, chúng tôi cũng háo hức thêm phần nào khi đứng giữa núi đồi, sông nước mênh mông và tưởng tượng rằng ngay trước mắt mình, hàng bầy nai đang thảnh thơi gặm cỏ. Những chú nai vàng ngơ ngác đổ bóng dài trên triền núi thoai thoải dốc và in bóng mình xuống lòng hồ sông Đà trong xanh, phẳng lặng. Trong lòng những người khách xa lạ lần đầu biết đến Thung Nai dấy lên những cảm xúc thật đặc biệt. Mặc dù, những chú nai vàng ngơ ngác ấy, nay chỉ còn trong ký ức người già và con trẻ cũng như trong trí tưởng tượng của mỗi du khách, thế nhưng, vẻ đẹp lãng mạn, mộng mơ và hoang sơ của Thung Nai thì vẫn còn nguyên vẹn đó. Nó là sức hút đặc biệt của mảnh đất này với người dân khắp mọi miền đất nước.
Cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện giữa núi, đảo và những hồ nước trong xanh, thơ mộng, Thung Nai khiến cho bất cứ ai tới đây cũng đều cảm thấy sự thư thái và nhẹ nhàng. Thiên nhiên và con người đều hoang sơ, nó thôi thúc bước chân người khách lãng du thêm thèm muốn kiếm tìm. Có lẽ, với những ai thực sự muốn rời xa phố thị phồn hoa ồn ào khói bụi thì vùng đất “Hạ Long trên núi” này thực là một lựa chọn hoàn hảo.
Người dân quanh đây cho biết, càng ngày, càng nhiều người khách phương xa cũng giống như chúng tôi, muốn đến đây để khám phá cuộc sống còn nguyên màu thiên nhiên “hùng vĩ, cao thượng” như trong trang văn xưa của Nguyễn Tuân. Nhiều người đã chọn Thung Nai là điểm du lịch cuối tuần lý tưởng. Họ thường đến đây vào chiều thứ sáu và ra về vào lúc hoàng hôn của ngày chủ nhật. Như thế đã là thỏa cái thú khám phá, thư giãn, nghỉ ngơi.
Một góc Thung Nai.    Ảnh: Khánh Phong
Bản tình ca sông núi
Có một điều khá đặc biệt tạo nên nét rất riêng của Thung Nai mà không lẫn tạp vào đâu, đó chính là việc khám phá Thung Nai chỉ có thể dùng thuyền hoặc đi bộ thì mới thấy hết được nét đẹp đặc trưng của vùng sông nước lòng hồ. Chỉ cần gửi lại xe máy trên bờ và thuê một chiếc thuyền máy, những “người lái đò sông Đà” thời kỳ mới sẽ đưa chúng ta đến những bến thiên đường ngay trên mặt đất.
Chiếc thuyền máy khua nước tung bọt trắng xóa khởi động, gió sông Đà lồng lộng phả vào mặt mang theo những mát lành của dòng sông đã đi vào huyền thoại bao đời. Cảnh sắc thiên nhiên nhìn dưới thuyền mới thật là hùng vĩ khi mặt nước mênh mông, trong vắt được bao bọc bởi những dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp. Tôi có cảm giác như gặp lại một Vịnh Hạ Long vừa thân quen, gần gũi lại vừa rất riêng, rất khác ở mảnh đất này. Tôi không thể đếm hết được nhưng có lẽ ước chừng cũng phải đến hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô như những tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này. Bác lái thuyền hôm nay cũng thật dễ tính và vui tính, đưa chúng tôi luồn lách qua những núi đá nhô lên. Một cảm giác vừa thanh bình lại vừa bí ẩn.
Chiếc thuyền máy vẫn uốn lượn nhẹ nhàng đưa chúng tôi len lỏi sâu vào những vách núi. Một trong những điểm đến mà tôi vô cùng ấn tượng đó là động Thác Bờ. Địa điểm này là sự kết hợp hoàn hảo của sông hồ và đá núi. Những nhũ đá bên trong cái vẻ hoang sơ của núi, nước bên ngoài khiến cho người ta có cảm giác như đã bị lạc đến chốn bồng lai tiên cảnh nào đó. Những hình thù kỳ lạ, những nhũ đá vươn dài khiến chúng tôi không muốn rời chân đi. Người lái xuồng máy lúc này kiêm luôn một hướng dẫn viên du lịch. Ông tiếc rẻ nói với chúng tôi rằng, sau mỗi mùa nước dâng, chúng tôi còn có thể ngắm hàng đàn cá tung tăng bơi lượn. Nhưng mùa này thì cái cảnh tượng tuyệt vời đó lại không hiển hiện trước mắt chúng tôi.
Gần sát với động là đền Bà Chúa Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Ngôi đền nhỏ, nằm cheo leo trên dốc núi nhưng nghe người dân nói rằng, mỗi mùa xuân đến, ngôi đền tập trung rất đông du khách đến đây với những ý niệm tâm linh. Cũng ở nơi đây, khi phóng tầm mắt ra xa, tôi thấy thiên đường trước mắt mình với mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi và những bản làng người dân tộc lẩn khuất đâu đó qua những chặng đường mà chúng tôi đã đi qua.
Theo truyền thuyết, Bà Chúa Thác Bờ là người dân tộc Mường, sinh từ thời nhà Lê (cũng có những tam sao thất bản cho rằng bà sinh ra từ thời nhà Trần). Bà có tên thật là Đinh Thị Vân, con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Sau này, đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc khác ở vùng đất Hòa Bình, đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đã đánh đuổi được bọn ngoại xâm, bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường ở Hòa Bình. Tại đây bà giúp dân ổn định cuộc sống, dạy nhân dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới đánh bắt cá (tương truyền Chúa Thác còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuồn cuộn sóng hung dữ). Khi thanh nhàn, bà lại một mình trên chiếc thuyền độc mộc, chèo từ Bến Ngọc, sông Đà đi du ngoạn khắp các thắng cảnh.
Đến Thung Nai mùa này, cái lạnh đầu thu khiến cho thiên nhiên và con người càng muốn hòa quyện với nhau hơn. Trời trong xanh, gió nhè nhẹ lòng hồ sông Đà. Một điều khá đáng tiếc khi chúng tôi đi vào ngày bình thường trong tuần nên đã không được biết đến chợ nổi Thác Bờ chỉ họp vào các ngày chủ nhật. Nghe nói, phiên chợ không ồn ào, tấp nập như nhiều chợ phiên khác nhưng lại thể hiện những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Nhưng có lẽ, đó cũng là cái cớ để chúng tôi quay trở lại nơi này trong một ngày không xa.
Khánh Phong
Thung Nai - “vịnh Hạ Long” trên sông chảy ngược


Nhiều người ví Thung Nai như một vịnh Hạ Long trong lòng hồ sông Đà. Nước xanh, trời xanh với những quả đồi nhấp nhô, những hòn núi ẩn hiện, với những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường, với hình thức đi lại duy nhất bằng thuyền. Xứ sở yên bình này là một địa danh du lịch rẻ tiền, nhưng khá hấp dẫn.
Khi ngăn dòng làm thủy điện Hoà Bình, nước sông Đà dâng ngập các thung lũng, cô lập những quả đồi thành hòn đảo nhỏ, làm những ngọn núi ngỡ như mọc lên giữa biển khơi. Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Cao Phong, Hoà Bình; nằm cách trung tâm TP.Hoà Bình khoảng 25km và cách Hà Nội khoảng 110km. Đường đi khá thuận tiện, nên dù đi ôtô hay xe máy cũng rất dễ dàng.
Thung Nai được coi là vịnh Hạ Long trên cạn.
Thung Nai được coi là vịnh Hạ Long trên cạn.
Xưa kia tại thung lũng này, nai cứ về hàng bầy, đến ven hồ ngẩn ngơ uống nước. Vì vậy, cái tên Thung Nai đã ra đời như muốn nói ai cũng phải ngây đi trước vẻ đẹp của non nước nơi đây.

Từ cảng Bình Thanh, du khách sẽ men theo lòng hồ sông Đà uốn lượn, quanh co. Khi đến bến Thung Nai, du khách sẽ được lên thuyền máy du ngoạn. Đi trên lòng hồ Thung Nai, du khách sẽ đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Lúc tưởng như sẽ tạt vào hòn đảo này, nhưng kỳ thực lại hướng đến hòn đảo phía sau. Khung cảnh cứ như mở ra bất tận mãi mãi cho đến khi nào du khách muốn dừng chân vào một điểm nào đó.

Chưa từng thấy nơi nào mặt nước lại xanh như ở Thung Nai. Nhất là khi đi vào những hòn đảo vắng. Mặt nước đặc quánh cái màu xanh ngọc bích, bầu trời lại màu xanh dương cao vợi, cây cối trên đảo lại một màu xanh thẳm. Nhìn xuống mặt nước sẽ bị choáng váng trước cái màu xanh tuyệt nhiên không vẩn đục đó.

Nhà nghỉ “Cối Xay Gió” gây ấn tượng đầu tiên với hình ảnh một chiếc cối xay gió nằm lưng chừng bên lòng hồ. Khi có gió mạnh, chiếc cánh cứ chầm chậm quay. Tại nhà nghỉ này, du khách sẽ có những  giây phút nghỉ ngơi an lành, nhiều niềm vui. Ban ngày, có những cuộc du thuyền trên sóng nước. Lúc đêm về, có thể buông cần, thả lưới, nhâm nhi rượu trắng với cá nướng. Lại có thể cùng người thương tình tự trên cối xay gió, ngắm màn đêm mênh mông, huyền ảo trên hồ.

Để rồi khi sáng mai thức dậy sẽ được ngắm cảnh mặt trời lên, loanh quanh trên những bè gỗ, thuyền thúng, thuyền máy, xem hình thức chợ nổi tấp nập trên lòng hồ. Sau đó, lại hướng thuyền thẳng tiến suối Thác Bờ. Ở suối Thác Bờ, du khách có thể tự bắt cua đá, ốc suối. Nếu bạn là người tò mò khám phá, rất có thể tự mình tìm thấy những con cá chiên nhỏ - loại cá sống ở nơi có nước chảy dốc, có thể nặng tới 40 -50kg khi trưởng thành, có thịt săn và thơm.

Rời điểm này, chúng ta cũng có thể ghé thăm đền  Bà chúa Thác Bờ, thăm động Thác Bờ, đảo Ngòi Hoa hay phiêu lưu, mạo hiểm trên hòn đảo phong  lan.

Cũng khi đến với Thung Nai thơ mộng này, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn từ gió nước sông Đà. Đó là con cá, con tôm tươi sống hay món cá ngạch nướng dai dai, mặn mặn, nhai lâu thì rất bùi.

Ấn tượng lớn nhất mà Thung Nai để lại cho du khách chắc chắn sẽ là cảm giác thả hồn trên lòng hồ mênh mông, thư thái ngắm phong cảnh. Và nhất là cái thứ màu xanh của nước mà như nhà văn tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã miêu tả dòng “Đà giang độc bắc lưu” này - màu xanh ngọc bích.
Phan Dương
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai
"Nơi nào cách Hà Nội chỉ 100km nhưng có cảnh đẹp như vịnh Hạ Long mà lại có cả các bản người dân tộc sống còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ?", câu hỏi của đứa em đam mê phượt làm tôi ngờ vực.
Một chiều cuối tuần, tôi đến Thung Nai, mọi nghi ngờ tan biến...
Cái tên Thung Nai vốn xuất phát từ "thung lũng có nhiều nai" nằm cách thị xã Hòa Bình chưa đến 25km. Sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, nước sông Đà ngập vào các thung lũng biến địa danh này thành một "vịnh Hạ Long" nước ngọt tuyệt đẹp, nơi cư dân sinh sống chủ yếu là người Mường và các bản Mường vẫn còn chưa bị đô thị hóa...
Những bức ảnh dưới đây do độc giả Nguyễn Thu Trà, chuyên viên công ty điện lực Đống Đa, chụp trong kỳ nghỉ cuối tuần đầu tháng 10 vừa qua với gia đình. Máy ảnh được sử dụng là Canon 40D, ống kính EFS 17-85 mm.
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Đập vào mắt chúng tôi là bến Thung Nai, quang cảnh mà chúng tôi không khỏi ồ lên kinh ngạc vì quá khác với các cảnh đẹp trên cạn ở Hòa Bình và các tỉnh lân cận.
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Đập vào mắt chúng tôi là bến Thung Nai, quang cảnh mà chúng tôi không khỏi ồ lên kinh ngạc vì quá khác với các cảnh đẹp trên cạn ở Hòa Bình và các tỉnh lân cận.
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Nhiều người bảo ở Thung Nai chỉ chơi một buổi là... hết cảnh để ngắm. Nhưng chỉ cách bến Thung Nai 2km, có một bản làng của người Mường rất đẹp đang được bảo tồn: Bản Mỗ.
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao
Món ăn Mường: canh măng rừng, canh thịt trâu lá nồm, chả thịt lợn mán nướng cuộn lá rừng
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai, Du lịch, Thung Nai, ha long tren can, du lich, du khach, khach du lich, diem du lich, khu du lich, tin tuc, bao


Theo Bưu điện Việt Nam

Thung Nai bình lặng

(VOV) - Ở Thung Nai (tỉnh Hoà Bình), người ta dễ dàng bắt gặp những hòn đảo nhỏ vươn mình lên mặt nước, những con suối róc rách chảy vui tai, lác đác đâu đó hình bóng nhà sàn và chiếc thuyền bé xíu, tiếng gõ mái chèo của người dân nơi đây…

Nằm cách thị xã Hoà Bình 25km, qua những con đường uốn lượn đẹp mắt dọc theo sông Đà xanh mượt và óng ả, dừng chân tại bến Bình Thanh, bạn sẽ đến với Thung Nai, nơi cảnh vật được ví với Vịnh Hạ Long trên cạn.
Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền (Ảnh: Ngọc Thúy)

Thung Nai không thích hợp với những hoạt động vui chơi giải trí rầm rộ và ồn ào, thay vào đó là những phút giây thư giãn bên gia đình, bè bạn, nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên kì thú và quên đi những âu lo của cuộc sống bận rộn hàng ngày.
Những hòn đảo nổi trên mặt nước (Ảnh: Ngọc Thúy)

Là một xã lòng hồ thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, Thung Nai được du khách biết đến với Đền Bà Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ, Hang Bờ, Bản Mu, những hòn đảo nổi không tên trên mặt nước hay bè nuôi cá lồng trên hồ… Đây là nơi sinh sống của nhiều bà con các dân tộc, chủ yếu là dân tộc Mường. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền hoặc xuồng. Người dân ở đây giao dịch buôn bán chủ yếu tại chợ Bờ. Chợ chỉ họp vào buổi sáng và tan chợ khi còn khá sớm, khoảng gần 8 giờ là chợ đã thưa người qua lại.
Bến thuyền lúc chiều tà (Ảnh: Ngọc Thúy)
Du lịch ở Thung Nai hiện chưa phát triển nhiều, chủ yếu dưới dạng tự phát. Phần lớn du khách đến đây thường chỉ biết đến nhà nghỉ Cối Xay Gió, bên cạnh việc ở trong các nhà sàn của dân địa phương. Các loại hình du lịch cũng chưa được đầu tư khai thác nên nhìn chung vẫn còn ở dạng hoang sơ, chất lượng chưa thực sự tốt./.
Ngọc Thuý

Khám phá vẻ đẹp Thung Nai

(VOV) - Thung Nai (Hòa Bình) là sự kết hợp hoàn hảo của nước, núi, nơi cảnh vật được ví với Vịnh Hạ Long trên cao.

Nằm cách Hà Nội hơn 100km và cách trung tâm thành phố Hoà Bình hơn 20km, Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ lâu là điểm đến ưa thích của nhiều người.
Đây là nơi có phong cảnh đẹp và hữu tình nhất ở lòng hồ sông Đà. Khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà ngập các thung lũng, lên tận lưng chừng những đỉnh núi tạo nên các đảo nhỏ rất đẹp. Bởi vậy Thung Nai khá giống một Vịnh Hạ Long trên cao.
Thung Nai có một vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Tới đây mọi người hoàn toàn được tách khỏi cuộc sống bận bịu, hối hả, tận hưởng những giờ phút thư giãn, ngắm phong cảnh thiên nhiên trữ tình. Còn gì thú vị hơn khi được lênh đênh trên tầu luồn lách qua những núi đá nhô lên giữa hồ trong xanh tựa như đi trên vịnh Hạ Long trên trời mây trắng bồng bềnh, hai bên bờ núi non trùng điệp, thấp thoáng ẩn hiện những bản người dân tộc. Dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là người Mường. Đây cũng chính là một trong những xứ Mường nổi tiếng của đất Hòa Bình - Mường Thàng với những nét văn hóa vô cùng đặc sắc.
Chẳng có gì thú vị hơn khi lênh đênh trên lòng hồ sông Đà, tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh thấn tiên Vịnh Hạ Long trên cao.

Thung Nai cũng là nơi có đền thờ Chúa Thác Bờ nổi tiếng. Tương truyền, Bà chúa là người cai quản cả một dọc Tây Bắc, ngược thượng lưu là các xứ Mường Hoà bình, xứ Thái Sơn La, Lai Châu… Xưa, khi sông Đà chưa ngăn dòng thì nơi đây rất hiểm trở, nhiều đá ngầm, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều nên dân bản lập Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho tàu bè xuôi ngược sông Đà thuận buồm xuôi gió. Nay nhiều du khách thập phương và người dân bản xứ vẫn đến đây thắp hương, dâng lễ và cầu nguyện tại Đền.
Chia tay Đền Chúa thác bờ, thuyền tiếp tục đưa ta tới động Thác bờ. Sau khi thắp nén hương và chắp tay trước tượng Phật tổ quan âm rất lớn, tượng Quan thế âm Bồ tát, bàn thờ Bác Hồ… bạn tiếp tục khám phá lòng động sâu hơn 100m, chiêm ngưỡng những nhũ đá hình thù kỳ lạ. Khi gõ tay vào, từ nhũ đá vang lên những âm thanh thú vị, mà người Mường bản xứ cho rằng giống tiếng cồng chiêng của họ.
Đền Chúa Thác Bờ luôn đông đảo du khách đến làm lễ thăm viếng.
Tiếp tục lênh đênh trên lòng hồ, bạn có thể ghé thăm các đảo Lan, đảo Quạ, thăm động Ngòi Hoa... Suối Trạch - cũng là một điểm khó có thể bỏ qua với bển tắm thiên nhiên lý tưởng có nguồn nước trong vắt, mát lạnh. Muốn tìm hiểu cuộc sống của đồng bào Mường, có thể vào Bản Mu, bản Gia Mỗ nằm trong thung lũng giữa những cánh rừng rậm rạp, cách lòng hồ chỉ vài cây số.
Lớp trẻ khi đến Thung Nai thường chọn một hòn đảo nào đó để trải nghiệm những giờ phút sống theo kiểu Robinson trên hoang đảo. Với họ, tới đây là để vui chơi, sống một cuộc sống thật đơn giản, hòa mình vào thiên nhiên, hưởng không khí trong lành. Một đêm đốt lửa trại không ngủ cùng ca hát, quây quần bên nhau thật không gì bằng. Nếu đến đúng vào thời điểm trăng tròn thì càng tuyệt vời. Thiên nhiên càng trở nên quyến rũ và huyền ảo hơn.


Sau khi du ngoạn quanh hồ, hãy đừng quên thưởng thức hương vị đặc sắc của lợn Mường, cá thiểu nướng – món ăn đặc sắc của sông Đà...
Nhà nghỉ "Cối xay gió" trên đảo Bè bạn là điểm dừng chân đáng nhớ ở Thung Nai
Có dịp đặt chân đến Thung Nai, hãy đừng bỏ qua nghỉ đêm tại nhà nghỉ "Cối xay gió", thưởng thức món ăn mang đậm phong vị Mường ở đây. Cái tên "Cối xay gió" ra đời nhờ sự "ham chơi" và yêu thiên nhiên, thích du lịch của ông chủ Trần Đức Duy và bạn bè là những người học ở Nga về. "Cảnh đẹp Thung Nai thu hút tôi ngay từ lần đầu đến đây bởi nét hoang sơ, mộc mạc. Bởi thế mà tôi mới mở nhà hàng này" – ông chủ chia sẻ.

Hãy một lần tới Thung Nai, khám phá vẻ đẹp vùng tây bắc đất nước./.
Vũ Bích Ngọc/VOV Online

Khám phá “vịnh Hạ Long trên cạn”
TT - Thoát khỏi cảnh hỗn loạn xe cộ của Hà Nội, vượt 100km là có thể đứng trước vùng trời nước mênh mông của vùng lòng hồ sông Đà tại Thung Nai, Hòa Bình.
Du khách khám phá lòng hồ sông Đà - Ảnh: HÙNG SƠN
Xuất phát từ 6g sáng để tránh tắc đường ở cửa ngõ thành phố, gần 8g chúng tôi đã đến thành phố Hòa Bình. Từ dốc Cun, 25km đường núi quanh co, gập ghềnh sẽ kết thúc ở bến Thung Nai.
“Vịnh Hạ Long” cuối đường Tây Tiến
Con đường vừa có chút hiểm trở vừa thơ mộng này được đặt tên là đường Tây Tiến. Đầu đường Tây Tiến cũng có một điểm đến rất thú vị là Bảo tàng không gian văn hóa Mường. Suốt dọc đường Tây Tiến, một bên là suối sâu, cây cỏ, chim muông, một bên là những mái nhà sàn người Mường hiền lành.
Đi hết đường Tây Tiến, lòng hồ sông Đà hiện ra với hàng loạt hòn đảo xanh mát lớn nhỏ. Nơi này từ lâu đã được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn”. Dưới bến Thung Nai, những canô, sà lan, thuyền bè nằm san sát đợi khách. Những thông tin, địa chỉ, số điện thoại của các chủ thuyền có dịch vụ tốt được cư dân thích du lịch chia sẻ khá nhiều trên mạng. Không khó để tìm được một chủ thuyền vui vẻ với giá cả hợp lý.
Những người thích nghỉ dưỡng trong không khí trong lành có thể chọn cuộc sống tiện nghi ở đảo Cối Xay Gió. Từ Cối Xay Gió có thể thỏa mắt ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn trên hồ. Những người du lịch bụi như chúng tôi vẫn thường chọn cách ở lại một đêm trên những hòn đảo còn hoang dã như đảo Xanh, đảo Dừa... để thử cảm giác làm Robinson trên đảo hoang. Đêm đêm nghe tiếng côn trùng rỉ rả, gió từ hồ thổi vào những mái nhà sàn mát rượi hay lửa trại bập bùng luôn luôn hấp dẫn.
Những “chúa đảo” ở đây sẽ đón khách với nụ cười nồng hậu. Dĩ nhiên không thể không kể đến những món gà thả trên đảo, thịt nấu theo kiểu người Mường, cá từ lòng hồ... Đêm đến, ngoài đốt lửa trại, ngủ trên nhà sàn, những người thích khám phá còn có thể chèo thuyền ra hồ, xem thuyền câu kéo lưới. Cũng bởi vậy, vài năm gần đây khách du lịch bắt đầu tìm đến lòng hồ sông Đà để có thêm trải nghiệm mới: chèo thuyền trên hồ.
Một ngày làm “người lái đò sông Đà”
Đảo Xanh đón chúng tôi với ánh nắng không thể rực rỡ hơn. Cũng có thể hiểu, thời tiết nắng nóng sẽ là một thử thách đối với những người chèo đò nghiệp dư hơn là thuận lợi. Những hòn đảo lớn nhỏ trải khắp lòng hồ sông Đà cũng trở nên lóa nắng. Hơn 10 chiếc thuyền phao đang đợi sẵn ở dưới bến. Dưới ánh nắng chói chang mùa hè, đoàn người bắt đầu cuộc chinh phục lòng hồ.
Mỗi thuyền do hai người phụ trách, thay nhau đẩy mái chèo. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng chèo thuyền ra khỏi bến. Những bàn tay vốn chỉ quen lái xe có động cơ giờ phải khua đẩy mái chèo bỗng trở nên lóng ngóng. Bởi vậy thuyền cứ xoay vòng tròn đến chóng mặt. Mồ hôi hạt lớn hạt nhỏ túa ra chảy vào mắt cay xè. Những “người lái đò sông Đà” nghiệp dư bặm môi chèo thuyền, cố gắng vượt qua thử thách. Một điều thuận lợi là nước hồ sóng lặng nên chỉ cần đưa mái chèo nhịp nhàng, chúng tôi có thể thoát khỏi tình cảnh xoay tròn sau 15 phút đầu làm quen.
Mục tiêu đầu tiên đặt ra là khám phá thiên nhiên lòng hồ sông Đà với đảo Cối Xay Gió, đền thờ Chúa Thác Bờ. Trước khi bị nhấn chìm xuống hàng chục mét nước của lòng hồ thủy điện Hòa Bình, thác Bờ trên dòng sông Đà trước kia là một con thác được miêu tả vô cùng hung hiểm. Chỉ những người lái đò kỳ cựu mới có thể chèo vượt thác Bờ. Hiện tại thác Bờ nằm im lìm dưới dòng nước phẳng lặng, không còn là mối nguy hiểm đối với những người chèo thuyền nữa.
Nếu khi sáng sớm thời tiết nắng nóng thì buổi chiều, gió dông và mưa lớn nổi lên. Mặt hồ bình lặng bỗng dưng nổi sóng chực xô những con thuyền vẫn đang tiếp tục hành trình khám phá. Một lần nữa, những người chèo thuyền bị thử thách hoặc bị chìm thuyền hoặc bị gió đẩy ra xa. Phía trước, cơn mưa lớn đã dần dần kéo tới như thử thách sự dẻo dai và kiên nhẫn của những tay chèo. Đến khi hạt mưa bắt đầu rơi dày thì những con thuyền cũng vừa cập bến, kết thúc một ngày trải nghiệm trên sóng nước lòng hồ sông Đà.
Phong cảnh trên lòng hồ sông Đà, Hòa Bình - Ảnh: MỸ HẠNH
Chương trình “Tự tin khám phá - tự hào VN” (My Kool Vietnam) do nhãn hàng Clear thực hiện dưới sự bảo trợ của Tổng cục Du lịch VN nhằm khuyến khích bạn trẻ khám phá vẻ đẹp của du lịch VN và chia sẻ cảm nhận, hình ảnh, hướng dẫn... cho mọi người về một đất nước VN kỳ thú và hấp dẫn thông qua ứng dụng Kool Vietnam. Tất cả những chia sẻ của bạn sẽ được tập hợp để tạo thành một bản đồ điện tử trên website www.mykoolvietnam.vn
HÀ HƯƠNG


Sững sờ vẻ đẹp của "Vịnh Hạ Long trên cạn"

Thung Nai, thuộc huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình chứa đựng vẻ đẹp của phong cảnh hoang sơ, hữu tình cực hấp dẫn và được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn".
Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 90km về phía Tây Nam, địa danh Thung Nai thuộc huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình là tác phẩm tuyệt vời của thiên nhiên, là sự kết hợp hài hòa giữa sông và núi.
Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 90km về phía Tây Nam, địa danh Thung Nai thuộc huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình là tác phẩm tuyệt vời của thiên nhiên, là sự kết hợp hài hòa giữa sông và núi.

Thung Nai2
Thung Nai không chỉ là điểm hẹn lý tưởng cho các bạn trẻ thích khám phá, mà còn được các gia đình ưa chọn là nơi tận hưởng không gian yên bình, bởi nơi đây không cách thủ đô Hà Nội quá xa.

Thung Nai3
Du khách hay các "phượt thủ" tới Thung Nai như tìm được lối tách biệt với cuộc sống hối hả hàng ngày. Tới Thung Nai, cảm giác thú vị nhất được ngồi trên thuyền dạo quanh hồ sông Đà.

Thung Nai4
Khung cảnh non nước hữu tình, con người nơi đây gần gũi, dễ mến... mang lại cảm giác bình yên, thư giãn cho bất kỳ ai đặt chân đến.

Thung Nai5
    Du khách, các bạn trẻ yêu du lịch sẽ không khỏi choáng ngợp phong cảnh núi non kỳ vĩ, còn bắt gặp những đảo con cóc, gợi lên sự liên tưởng về thắng cảnh vịnh Hạ Long.

Thung Nai6
Lênh đênh trên hồ cùng ngắm cảnh sắc nên thơ các đôi bạn trẻ cũng không quên ghi lại khoảnh khắc lãng mạn đáng nhớ này.

Thung Nai7
Không gian thanh bình, vẻ đẹp hoang sơ do thiên nhiên ban tặng khiến các bạn trẻ như được đắm chìm trong bức tranh mang đầy màu sắc lãng mạn.

Thung Nai8
Một điều thú vị khác tại Thung Nai là các vị khách còn có thể tự do thả mình, bơi vào trong làn nước trong xanh để tận hưởng cảm giác sảng khoái, mọi mệt mỏi đời thường như tan biến.

Thung Nai9
Động Thác Bờ là một nơi không thể bỏ qua khi các "phượt thủ" hay những bạn trẻ yêu mạo hiểm đến Thung Nai. Động khá rộng, bên trong có nhiều thạch nhũ với hình dáng lạ, đẹp mắt được hình thành từ quá trình phong hóa, rất hấp dẫn khách du lịch.

Thung Nai10
Ngắm hoàng hôn ở Thung Nai thật yên bình, tĩnh lặng. Mọi hoạt động con người như dừng lại để tận hưởng vẻ đẹp như bức tranh sơn dầu của khung cảnh nơi đây.

Thung Nai11
Không chỉ thu hút giới trẻ, Thung nai còn hấp dẫn cả những du khách nước ngoài. Chị Katharina Ludwig người Đức đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam chia sẻ: “Con người ở đây thật hiền hòa, dễ mến, khung cảnh đẹp cứ ngỡ như ở Vịnh Hạ Long vậy. Được ăn uống, ngủ nghỉ, trải nghiệm cùng với các bạn đồng hành thật tuyệt. Kỷ niệm khó quên trong cuộc đời tôi”.
(Theo Kiến thức)
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét