Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Bánh Huế, nét ẩm thực nhẹ nhàng

Đặt chân tới Thành phố Huế trong một chiều hè nóng nực, bao nhiêu mệt mỏi ban đầu dường như đã được xua tan bởi cái không khí nhẹ nhàng nhưng không quá buồn tẻ, mến khách nhưng không xồn xã của người dân mảnh đất nơi đây. Huế gắn liền với cácnđịa điểm được khách du lịch ưa chuộng như Sông Hương, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, Đại Nội, các lăng tầm lịch sử v.v...
Nhắc tới Huế, người ta còn nhắc tới những đặc sản, những món ăn mang đậm hương vị Huế, gắn bó với người dân Huế suốt dọc chiều dài lịch sử của Cố Đô, những món ăn nhìn thì đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa cả sự tinh tế và nhạy cảm của con người Huế.

Huế là xứ sở có hàng trăm loại bánh ngon, trong đó phải kể đến bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ram ít… mỗi loại bánh lại có một cách làm và mang ý nghĩa riêng thể hiện tấm lòng của con người xứ Huế. Nếu các bạn có dịp một lần đến với vùng đất Cố đô để thưởng thức những hương vị đặc trưng của các loại bánh Huế nổi tiếng nhưng rất dân dã này, đó quả là một điều hết sức thú vị.
Bánh Bèo, nét tinh túy trong từng chiếc chén mảnh
Nói đến bánh Huế, trước tiên là phải nói tới món bánh bèo. Bánh bèo, một món ăn đặc sản của Huế không biết có từ bao giờ, nhưng nó đã là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người dân Huế. Nói cách khác, trong các bữa tiệc từ dân dã đến cung đình, từ ngày thường, lễ hội đến ngày Tết...

DSC00564.gifBanhbeo.gif

Bánh bèo được làm khá đơn giản: gạo xay thành bột nhỏ, đem ngâm nước vài phút để có dẻo lỏng vừa phải. Sau đó trộn chút mỡ rồi đổ vào các chén nhỏ xinh xinh (loại chén người xưa hay dùng, gọi là chén bông cỏ làm bằng đất nung). Khi đổ bột phải để sao cho khéo để bánh thật mỏng và hình dáng giống như một cánh bèo rồi xếp vào mê (20 chén/mê) đem hấp hơi (hấp cách thuỷ) chín vừa tới là được. Đến lúc bánh chín cho thêm gia vị như: tôm giã thật nhỏ, một ít dầu thực vật (dầu béo) tưới lên chén bánh trước khi ăn.Khi ăn, bánh Bèo được trình bày trong từng bát thật nhỏ và cạn. Theo quan niệm của người Huế, mỗi chiếc bánh thanh tao, mỏng mảnh chính là yếu tố tạo nên sự ngon miệng.
Bánh Nậm tôm hồng
Bánh nậm được làm từ bột gạo xay nhuyễn, “đăng” khô rồi bỏ vào xoong, nồi xáo cho dẻo lại. Sau đó dùng đũa hay muỗn xúc từng muỗng nhỏ trài lên miếng lá chuối tươi có kích thước 6x12cm, bên trên thêm nhân là đậu xanh, thịt băm hay tôm gói lại, đặt vào chõ hấp chín.
Ramit.gifBanhram.gif
Bánh nậm trắng ngần điểm nhụy tôm hồng, mặt bằng hình chữ nhật, lát mỏng thanh thanh, được bọc bằng lá dong được ăn kèm với chả tôm, trở thành một món ăn độc đáo, hòa hợp giữa cách ăn bình dân và quí tộc.
Bánh Ram ít
Nói đến ẩm thực mang phong vị Huế, có lẽ du khách sẽ nhắc ngay đến bánh bèo, nhưng bên cạnh bánh bèo người Huế còn có một loại bánh mang hương vị độc đáo không kém, đó là bánh ram ít (được người Huế gọi tên đúng như hình dáng của chiếc bánh vậy).
Nam.gifQuả đúng như tên gọi, chiếc bánh ram rất nhỏ, xinh, được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp, bột đậu xanh và bột tôm, thường được ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Chính hương vị đặc biệt của nước chấm đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của món bánh ram ít.
Bánh ram ít có hai phần rõ ràng, phần bánh ram và phần bánh ít. Khác với bánh ít, bánh ram rất giòn. Nếu như khi làm bánh ít cần phái hấp lên để đảm bảo độ dẻo và màu trắng ngần của bánh, thì đến phần bánh ram người ta dùng loại vỏ bột nếp dẻo ấy bọc nhân tôm thịt và sau đó đem chiên. Khi chiên lên màu của bánh ram giòn vàng trông rất bắt mắt. Lúc bày ra đĩa người Huế thường bày bên trên những chiếc bánh trắng tinh một lớp bột tôm cháy vàng cam trông rất hấp dẫn. Bánh ram ít được ăn kèm với bột tôm và nước chấm chua ngọt của người Huế nên có hương vị hết sức đặc biệt.
Cái hấp dẫn nhất của bánh ram ít chính là sự kết hợp giữa vị giòn tan của bánh ram với vị thơm, dẻo rất đặc trưng của đậu và nếp của bánh ít và vị ngọt thanh của nước mắm.
Những món bánh bèo, bánh nậm, bột lọc, bánh ram ít... thì bắt buộc phải có nước mắm chua chua ngọt ngọt với vài lát ớt xanh, đỏ thơm thơm mới đúng kiểu. Chỉ cần nhìn bát nước chấm cũng đủ thấy được rằng sự hòa hợp sắc màu trong ẩm thực xứ Huế rất được chú trọng. Các loại bánh thường được làm nhỏ và mỏng, tạo các hình hoa trái, làm cho người ăn khi nhìn đã ngạc nhiên thích thú và muốn thưởng thức.
Cơm Hến
Ngoài các món bánh, Huế còn được biết tới với món Cơn Hến vừa lạ, vừa quen. Gọi là cơm, ComHen.gifnhưng hiện nay, Cơm Hến không dùng cho các bữa ăn chính mà chỉ dùng như một món lót dạ.

Cơm hến là món ăn bình dân đầy ấn tượng của Huế. Những con hến nhỏ ở cồn hến (Vỹ Dạ) luộc chín, bỏ vỏ lấy nhân - có người gọi là mặt hến - bé tí xíu, là vị chủ của cơm hến, phụ gia là ruốc mặn mà, ớt cay xè, mè đậu thơm phức, tóp mỡ béo ngậy, rau sống là tổng hợp những khế chua, chuối cây, bạc hà, giá, rau thơm tươi ngon hấp dẫn.
Cách dọn cơm hến như trò chơi buôn bán của trẻ con, mỗi thứ một ít đủ màu sắc, tất cả cho vào tô, chan nước hến trắng đục, ăn rất ngon. Nấu cơm hến đơn giản, vật liệu rẻ tiền nhưng lại vô cùng công phu bởi nhiều phụ gia linh tinh nên đòi hỏi người phụ nữ phải chịu thương chịu khó. Đây là món ăn của nhà nghèo nhưng lắm người giàu sang khoái khẩu. Thì ra, thức ăn hợp khẩu vị quan trọng hơn sự phân biệt rẻ, đắt.

©SAGA - Phương Trang | www.saga.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét