Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

"Khổ trước sướng sau" với gỏi sầu đâu


Nhiều người ví món gỏi lá sầu đâu là “khổ trước sướng sau”, bởi có lẽ chưa có loại lá nào dùng trong ẩm thực đắng bằng lá này. Nên vì thế mà nhiều người lần đầu ăn lá sầu đâu phải lập tức than “sầu đây” vì lá đắng quá.

Đến vùng Bảy Núi (Tri Tôn, An Giang) mà chưa thưởng thức gỏi lá sầu đâu, bò xào lá giang hay gà hấp lá trúc là coi như chưa đến vùng này. Chưa vội bàn về hai món bò và gà, chỉ riêng gỏi lá sầu đâu đã làm biết bao người con đất An Giang cũng như du khách phải thèm thuồng mỗi khi nhắc đến.
Nhiều người ví món gỏi lá sầu đâu là “khổ trước sướng sau”, bởi có lẽ chưa có loại lá nào dùng trong ẩm thực đắng bằng lá này. Nên vì thế mà nhiều người lần đầu ăn lá sầu đâu phải lập tức than “sầu đây” vì lá đắng quá.
Lá đắng mà có duyên lắm, đầu tiên nhấm nháp một chút thấy đắng nghét, mà hậu ngọt lạ kỳ, lại thêm mùi đặc trưng nên ăn một lần nhớ mãi.
Đừng vì lá đắng mà chần nước sôi lá sẽ mất đi mùi thơm đặc trưng của núi rừng
Nếu không có cơ hội ăn món “độc” này ở An Giang, thì tại Sài Gòn, bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn này ở một số quán có chủ là người gốc Thất Sơn.
Nghĩ món gỏi đơn giản là trộn chút nước mắm với chanh và vài con khô là “sai lầm nghiêm trọng". Gỏi lá sầu đâu chỉ ăn với nước mắm me mới có vị đậm đà chứ dùng chanh và giấm thì “lạc quẻ”, tương tự như ăn bò beefsteak với cơm trắng, đông tây lẫn lộn.
Ăn lá sầu đâu sống chấm mắm kho cũng hết sẩy không kém
Nếu có chút tay nghề, chị em cũng có thể tự làm món ăn này ở nhà. Phần khó nhất là tìm mua lá sầu đâu.
Ở TP.HCM là sầu đâu có bán ở chợ Rạch Ông (Xóm Củi, Q.8, TP.HCM) hoặc ra chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Q.10, TP.HCM). Nguyên liệu còn kèm theo cá sặc rằn hoặc cá trèn, thịt ba rọi, me, tỏi ớt và nước mắm trong là đủ để làm một đĩa gỏi lạ mắt để… vét nồi cơm và lai rai rôm rả.
Theo iHay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét