Cũng giống như đồng bào các dân tộc anh em ở vùng cao, người Tày ở bản Sộc Riêng, xã Thông Huề (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đã sáng tạo nên một cách thức bảo quản thịt lợn độc đáo, đó là “nêm muối vừa, nhồi chặt lòng non, treo hong hơi ấm bếp” để tạo nên món lạp xường nổi tiếng bấy lâu.
Những người già ở Sộc Riêng kể rằng, thuở ấy, mỗi năm một gia đình nào may mắn lắm thì cũng chỉ có 1 con lợn để thịt, dùng làm nhân gói bánh và một ít dành làm cỗ tết.
Số thịt còn lại vì không để được lâu nên người ta đã nghĩ ra cách chế biến thành lạp xường để bảo quản được lâu dài. Theo kinh nghiệm từ nhiều đời của người Tày ở Sộc Riêng truyền lại thì phần vỏ lạp xường dùng ruột non để làm, phải chọn đoạn ruột đắng (đoạn tiếp giáp với ruột già) vì phần này dai và khá dày. Sau đó, ruột non được làm sạch, bóp muối, dấm rồi rửa sạch, cuối cùng lấy một ít rượu ngô để ướp. Tiếp đến phải thổi hơi cho đoạn ruột phồng lên, buộc chặt hai đầu đem hong chỗ thoáng gió, để khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, lòng sẽ se lại, mỏng và dai hơn.
Lạp xường từ lâu đã trở thành món ăn độc đáo của người Tày ở Cao Bằng. (I.T)
Trong khi nhồi thịt, thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để khi luộc lạp xường khỏi bị nứt. Khi nhồi thịt xong xuôi, dùng dây buộc thành từng khúc dài khoảng 20cm hoặc 40cm rồi trần qua nước sôi và đem phơi khoảng 2-3 nắng cho khô, đem hong lên gác bếp.
Thường thì người Tày ở Sộc Riêng dùng cây mía tươi để hong lạp xường hoặc dùng dây buộc treo thành từng túm ngay trên bếp. Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Theo kinh nghiệm của nhiều đời đúc kết truyền lại thì lạp xường được nắng, được hơi lửa sẽ có màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng của thịt mỡ, bóng nhẫy, chỉ nhìn qua đã biết là ngon...
Với những cách thức chế biến rất đặc trưng món lạp xường của người Tày ở Sộc Riêng có thể để được quanh năm, mà chất lượng không bị ảnh hưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét