Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Vị công thần giúp nhà Nguyễn bảo vệ vùng đất Tây Nam bộ

Để có được lãnh thổ trải dài đến tận vùng cực nam như hiện nay, các bậc tiền nhân nước ta đã phải đổ nhiều công sức và xương máu. Trong công cuộc đó phải kể đến sự đóng góp của Doãn Uẩn. Dù không có công khai phá về phương nam, nhưng ông đã góp nhiều công sức để bảo vệ vùng đất phía Tây Nam của đất nước trong thời điểm khó khăn nhất.

Họ Doãn Khê Cầu

Thủy tổ họ Doãn ở đất Song Lãng là ông Doãn Doanh, đến đời thứ 2 thì chuyển qua làng Khê Cầu, tổng Khê Cầu, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ, nhiều đời đều là bậc túc nho, có khoa bảng.
Đến đời thứ 5 thì sinh hạ được Doãn Ôn vào năm 1795. Vì trong họ đều là người hay chữ, nên thuở nhỏ Doãn Ôn được kèm cặp rất nghiêm túc bởi các bậc cha chú của mình.
Doãn Uẩn
Lăng mộ tổ họ Doãn Việt Nam tại chân núi Nưa, xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh từ wikipedia.org)
Năm 19 tuổi, Doãn Ôn được theo học với Hoàng giáp Bùi Huy Bích – một nhân vật nổi tiếng uyên bác thời bấy giờ, làm quan đến Tham tụng (tương đương Tể tướng). Nhờ đó, Doãn Ôn đã hấp thu nguồn tri thức quý giá, giúp trở thành người đức độ sau này.
Theo học với Hoàng giáp Bùi Huy Bích được một năm thì cha của Doãn Ôn qua đời, cuộc sống trở nên khó khăn vì nhà nghèo nhưng ông vẫn gắng theo việc học.
Sau hai lần thi đỗ tú tài, năm Minh Mạng thứ 9 (1828) Doãn Ôn đỗ cao trong kỳ thi Hương ở Nam Định, năm sau bước vào thi hội nhưng lại không đỗ. Cuối năm 1829, ông được Triều đình bổ nhiệm làm chức quan nhỏ Điểm bạ ở Hàn lâm viện.
Nhưng bằng tài năng của mình, 2 năm sau Doãn Ôn được thăng làm Viên ngoại lang bộ Hộ, được vua Minh Mạng đổi tên thành Doãn Uẩn.
Từ đó bằng tài năng, Doãn Uẩn thăng tiến không ngừng, kinh qua các chức vụ khác nhau, đến năm 1833 ông làm đến Án sát vĩnh Long.

Trấn áp các cuộc phản loạn

Tháng 5 năm đó, Lê Văn Khôi nổi dậy cho quân đánh chiếm được thành Gia Định, rồi chia quân đánh chiếm hết 6 tỉnh Nam Bộ, trong đó có cả Vĩnh Long nơi Doãn Uẩn đang giữ chức Án Sát.
Doãn Uẩn tập hợp và chiêu mộ thêm quân, tìm cơ hội chiếm lại Vĩnh Long. Khi quân Triều đình cử đến tiến đánh thành Gia Định, Doãn Uẩn cũng cho đội quân 300 người mà mình vừa xây dựng chiếm lại được thành Vĩnh Long vào tháng 8 năm đó.
Lê Văn Khôi cho quân cố thủ trong thành Gia Định. Đây là thành vô cùng chắc chắn rất khó công phá, rồi sai người sang cầu cứu Xiêm La (Thái Lan ngày nay). Xiêm La lúc này đã xâm chiếm được Campuchia, Vua Xiêm muốn nhân cơ hội này lấn đất của nước ta nên mang quân sang giúp.
Nguyễn Ánh
Sơ đồ thành GIa Định hay thành Bát Quái do do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải. (Ảnh từ wikipedia.org)
Tháng 10 âm lịch năm 1833, quân Xiêm tràn vào nước ta, các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên nhanh chóng thất thủ. Vua Minh Mạng phải điều thêm binh tướng đẩy lui quân Xiêm.
Lúc này tình hình Nam bộ bất ổn do chiến tranh, Doãn Uẩn thực hiện chính sách “Hòa hợp bộ lạc, củng cố bờ cõi lâu dài” của vua Minh Mạng để vỗ yên dân chúng. Sau đó ông được điều về Kinh thành làm Lang trung bộ Hình.

Ra Bắc vào Nam

Anh vợ của Lê Văn Khôi là Nông Văn Văn nổi dậy vùng biên giới phía bắc, đánh chiếm một loạt các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn .
Doãn Uẩn được cử làm Án sát Thái Nguyên, cùng Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ mang quân đi trấn áp.
Sau đó ở Thanh Hóa quân phản loạn nổi lên như ong, Doãn Uẩn được cử đến Thanh Hóa, ông đưa quân đánh bại quân phản loạn rồi trở về Triều đình.
Doãn Uẩn
Dấu ấn bằng chữ Triện: Lại bộ hữu thị lang thần Doãn Uẩn. (Ảnh từ wikipedia.org)
Lúc này ở phía nam, quân Xiêm tiến đánh nước ta, quân phản loạn khắp nơi. Vừa dẹp được Nông Văn Vân ở bắc thì Doãn Uẩn lại xuống nam làm Án sát Vĩnh Long dẹp yên phản loạn.
Quân nhà Nguyễn đẩy lui quân Xiêm La, đánh tận sang Campuchia (đang bị Xiêm La đô hộ), quét sạch quân Xiêm ra khỏi Campuhia. Nhà Nguyễn cho quân ở lại nhằm bảo hộ ngăn quân Xiêm tiến sang, sau đó sáp nhập Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành; chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.
Năm 1835 diện tích nước ta vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2 tức gần gấp đôi so với Việt Nam bây giờ. Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương nam.

Đại Nam phải rút khỏi Trấn Tây Thành

Tại Nam Vang (thủ đô Phnôm Pênh ngày nay), nhà Nguyễn cử Ang Chan II làm Vua. Một số hoàng thân Campuchia chạy sang Xiêm La nhờ vua Xiêm can thiệp để được lên làm Vua.
Được sự hậu thuẫn của Xiêm, các Hoàng thân này cũng lợi dụng việc bất mãn của dân chúng với sự cai trị của người Việt. Điều này khiến quân nhà Nguyễn tại Trấn Tây liên tục phải đánh dẹp các nơi rất vất vả.
Năm 1840, Doãn Uẩn được cử làm Phó Khâm sai đại thần đi Trấn Tây Thành, ông cùng các quan định lại các loại thuế nhằm ổ định cuộc sống người Khmer.
Cũng năm 1840, hàng vạn quân Xiêm La tiến chiếm kinh U Đông (Oudong), đây là kinh đô cũ trước Nam Vang. Vua Minh Mạng cho quân đến đối phó nhưng không phá được.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên thay, nhận thấy tình hình Trấn Tây Thành rất bất ổn, tiêu hao nhiêu công sức và binh lực, nên chuẩn theo lời tấu của Tạ Quang Bửu, lệnh cho toàn bộ rút về An Giang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét