Bình San điệp thúy (nghĩa là "núi dựng một màu xanh") là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán trong tập "Hà Tiên thập vịnh" (in năm 1737); một bằng chữ Nôm được xếp trong tập "Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh". Cả hai bài đều miêu tả cảnh đẹp của núi Bình San, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa. Nay núi thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Chùa Lò Gạch (hiện nay chùa Phật Đà) nằm
dưới chân núi Bình San, bên cạnh lăng Mạc Cửu, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang.
Ngôi Cổ tự được thành lập vào năm Ất Dậu
(945), do Hòa thượng Thích Chí Hòa (tục danh Nguyễn Văn Tịnh) khai sơn. Ban đầu
trên bước đường vân du hành đạo hóa tha, Ngài dừng chân nơi đây và dựng một Thảo
Am tranh đơn sơ trên mảnh đất có lò gạch bỏ hoang với tên gọi là Tịnh xá Chí
Hòa, nhưng dân địa phương vẫn quen thường gọi Chùa Lò Gạch.
Năm Mậu Tý (1948), Ngài cho mở rộng diện
tích, xây cất thêm nhiều Tịnh thất bằng cây lá khác để tiếp Tăng độ chúng.
Chúng đệ tử xuất gia thì Ngài đặt pháp danh chữ Chí Hảo từ 1 đến 13.
Năm Kỷ Sửu (1949), Ngài cùng một số đệ tử
sang Campuchia hóa duyên, hoằng pháp và năm sau trở về quê hương tham gia phong
trào Phật giáo Cứu quốc, kháng chiến chống thực dân Pháp. Một trong những đệ tử
tham gia kháng chiến thời đó là Sư cô Chí Hảo 8 (thế danh Đường Minh Hoà) trở về
chùa cũ, xây dựng một căn nhà gần đó.
Năm Giáp Ngọ (1954)
Ngài viên tịch tại Bà Rịa Vũng
Tàu. Kế thế Trụ trì, tiếp nối sự nghiệp truyền lưu Phật pháp là Hoà
thượng
Thích Quảng Tấn. (Không ai rõ thế danh,
năm sinh cũng như hành trạng của ngài) chỉ biết rằng sau khi ngài Quảng
Tấn viên tịch thì vị kế tiếp quản tự lo thắp hương, trông nôm ngôi
Tam Bảo này là Phật tử Diệu Trí, thế
danh Dương Thị Thoàn, bà bí mật hoạt động Cách mạng với bí danh Trần Thị
Thanh.
Thế cuộc thăng trầm, chiến tranh loạn lạc, ngôi chùa cổ kính rêu phong chịu đựng
với phong sương tuế nguyệt, sức chịu đựng với năm tháng dài rồi cũng phải
theo quy luật mà đổi thay.
Vào tháng 9 năm Quý
Dậu (1993), Thầy Huệ Tâm cùng đồng
bào Phật tử và được sự đồng thuận chính quyền sở tại, cũng như sự tùy hỷ
của Chư tôn Thiền đức địa phương, giúp đỡ để khởi công đại trùng tu,
đến năm Kỷ Sửu
(2009) ngôi Phạm Vũ lại được hoàn thiện khang trang như hiện nay.
Thầy Huệ Tâm hiện đang trụ trì chùa Phật
Đà (Chùa Lò Gạch), trụ trì Phù Dung Cổ Tự, đương kim Chánh Đại diện Phật giáo
Thị xã Hà Tiên.
Thầy Huệ Tâm tục danh Nguyễn Phước Thành, sinh năm 1972
tại thị xã Vĩnh Long. Xuất thân trong một gia đình trung lưu, sùng kính Phật
pháp, tin Tam Bảo. Sau khi tốt nghiệp phổ
thông trung học, Thầy xuất gia tại Tổ đình Phước Hưng Cổ tự, Thị xã Sa Đéc. Bổn
sư là Hòa thượng Thích Thiện Huệ - Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng
Tháp.
Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Phật
giáo tỉnh Đồng Tháp, Thầy tham học các nơi như: Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt,
Thiền viện Thường Chiếu - Đồng Nai, Phật Quang Sơn - Đài Loan, và y chỉ với Hòa
Thượng Thích Nhật Quang – Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm.
Vào đầu thập niên 90, Thầy Huệ Tâm về đất
Hà Tiên chọn Chùa Lò gạch dựng Đạo tràng Trúc Lâm và đổi danh hiệu Chùa Phật
Đà.
Thầy Huệ Tâm về vùng
đất này như để phục nghiệp
chốn Tổ, tiếp nối truyền thống phổ hệ truyền thừa dòng Lâm Tế Chánh
Tông. Bởi
vào thập niên 50 Ngài Thiền sư Thích Vĩnh Đạt đã từng làm trụ trì Tam
Bảo Cổ tự - Hà Tiên và lãnh đạo Phật giáo vùng này. Sau khi Thiền sư
Thích Vĩnh Đạt (1911-1987)
về trụ trì Tổ đình Phước Hưng Cổ tự, Thị xã Sa Đéc năm 1962, thì Giáo
hội Tăng
già Nam Việt bổ nhiệm nhị vị Thiền sư Thích Thanh Từ (1924), Thích Huyền
Vi (1926-2005) trụ
trì Tam Bảo Cổ tự.
Nếu tính ngược dòng thời gian, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì vùng đất
Rạch Giá - Hà Tiên chịu sự ảnh hưởng giáo hóa của chư vị Thiền Tổ sư như các
ngài: Tổ sư Minh Thông hiệu Hải Huệ, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 38,
Tổ sư Như Khả hiệu Chân Truyền thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 39, kế đến
là Thiền Sư Chí Thiền thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40, trụ trì Sắc Tứ
Tam Bảo - Rạch Giá. . .
Là con cháu phải duy trì và phát triển
truyền thống đạo mạch, trùng quang Tổ ấn, thắp sáng ngọn đèn Từ bi Trí tuệ của
Phật Tổ.
Thầy Huệ Tâm chẳng những tô điểm và làm phong
phú thêm nét đẹp trong quần thể kiến trúc chùa Phật Đà, Phù Dung Cổ Tự mà còn
có thể góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tâm linh, phục
dựng lại những giá trị lịch sử, truyền thống yêu nước, tốt đời đẹp đạo cho đất
Hà Tiên, nơi thu hút du lịch nổi tiếng vùng biên cương Tây Nam Tổ quốc.
Mời bạn đọc chia sẻ với Thầy Huệ Tâm với lối kiến trúc mỹ thuật đậm nét Thiền vị ở chùa Lò Gạch:
Thích Vân Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét