Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Đền Đồng Bằng ở Quỳnh Phụ, Thái Bình

Vũ Hào









Cổng vào đền Đồng Bằng. Ảnh: Vũ Hào

(TBKTSG Online) - Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) hay còn gọi là đền Đức Vua được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18) thờ đức vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình giặc Thục giữ yên bờ cõi.
Cuối tháng Giêng, trong thời tiết giá lạnh lất phất mưa bụi, du khách thập phương vẫn nô nức về đây dâng lễ đầu năm. Nhìn những chiếc ô tô, xe bus mang biển số từ nhiều tỉnh thành trong nước đỗ san sát nhau bên bờ sông Mai Diêm, mới thấy sức hút tâm linh của ngôi đền.
Ngôi đền nằm cạnh con sông Mai Diêm trong xanh và giữa đồng lúa bát ngát. Đây là một vùng đồng lúa mênh mông trù phú của tỉnh Thái Bình. Ngôi đền thiêng đã được sắc phong: Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Thượng Đẳng Thần. Dưới thời Tiền Lê, đền được mở rộng và được xếp vào “Tứ cố cảnh”của nước Việt. Từ cuối thế kỷ XIII, đền Đồng Bằng còn là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các hoàng thân, các danh tướng nhà Trần đã có công ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.
Kiến trúc đồ gỗ từ thời Lý đến thời Nguyễn. Ảnh: Vũ Hào
Toàn bộ khu di tích danh thắng là cả một quần thể rộng lớn, bao gồm hệ thống các đền, miếu, am, tháp, gọi chung là 6 phủ: 1 đền chính (đền Đức Vua) và 5 đền khác là đền Sinh, quan Đệ Nhị, quan Đệ Tam, quan Điều, quan Đệ Bát. Tọa lạc trên khuôn viên rộng 11.000 mét vuông, hòa quyện vào cảnh vật thiên nhiên hữu tình, trải dài trên địa phận hai xã An Lễ, Đông Hải. Cách đó không xa là đền thờ đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương).
Trong đền vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí từ thời Lý đến thời Nguyễn. Các bài vị và những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự... hình thức vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong phủ điện thờ, ngày đêm không ngớt tiếng đàn hát của các đội chầu văn. Theo văn hóa dân gian thì “hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh Trần. Bởi vậy, “hầu đồng” là một nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt ở đây, thu hút người xem rất đông.
Tuyến đường dẫn đến đền Đồng Bằng rất thuận tiện đối với khách thập phương, kể cả sử dụng đường bộ hay đường sắt. Khi đến điểm mốc đầu tiên là thành phố Nam Định, từ đây rẽ về phía đông theo quốc lộ số 10, trực chỉ Hải Phòng, ngang ngã tư kênh Đông Hải (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), tiếp theo rẽ trái sang xã An Lễ chưa đến 1 cây số là đã thấy quần thể các đền và phủ thờ hiện ra trước mặt. Hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch). Nhưng quanh năm, vẫn có nhiều đoàn người đến tham quan và dâng hương
Đến Quỳnh Phụ - Thái Bình viếng đền Đồng Bằng


Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) hay còn gọi là đền Đức Vua được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18) thờ đức vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình giặc Thục giữ yên bờ cõi.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Quynh Phu Thai Binh vieng den Dong Bang
Cổng vào đền Đồng Bằng. Ảnh: Vũ Hào
Cuối tháng Giêng, trong thời tiết giá lạnh lất phất mưa bụi, du khách thập phương vẫn nô nức về đây dâng lễ đầu năm. Nhìn những chiếc ô tô, xe bus mang biển số từ nhiều tỉnh thành trong nước đỗ san sát nhau bên bờ sông Mai Diêm, mới thấy sức hút tâm linh của ngôi đền.

Ngôi đền nằm cạnh con sông Mai Diêm trong xanh và giữa đồng lúa bát ngát. Đây là một vùng đồng lúa mênh mông trù phú của tỉnh Thái Bình. Ngôi đền thiêng đã được sắc phong: Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Thượng Đẳng Thần. Dưới thời Tiền Lê, đền được mở rộng và được xếp vào “Tứ cố cảnh”của nước Việt. Từ cuối thế kỷ XIII, đền Đồng Bằng còn là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các hoàng thân, các danh tướng nhà Trần đã có công ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Quynh Phu Thai Binh vieng den Dong Bang
Kiến trúc đồ gỗ từ thời Lý đến thời Nguyễn. Ảnh: Vũ Hào
Toàn bộ khu di tích danh thắng là cả một quần thể rộng lớn, bao gồm hệ thống các đền, miếu, am, tháp, gọi chung là 6 phủ: 1 đền chính (đền Đức Vua) và 5 đền khác là đền Sinh, quan Đệ Nhị, quan Đệ Tam, quan Điều, quan Đệ Bát. Tọa lạc trên khuôn viên rộng 11.000 mét vuông, hòa quyện vào cảnh vật thiên nhiên hữu tình, trải dài trên địa phận hai xã An Lễ, Đông Hải. Cách đó không xa là đền thờ đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương).

Trong đền vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí từ thời Lý đến thời Nguyễn. Các bài vị và những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự... hình thức vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong phủ điện thờ, ngày đêm không ngớt tiếng đàn hát của các đội chầu văn. Theo văn hóa dân gian thì “hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh Trần. Bởi vậy, “hầu đồng” là một nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt ở đây, thu hút người xem rất đông.

Tuyến đường dẫn đến đền Đồng Bằng rất thuận tiện đối với khách thập phương, kể cả sử dụng đường bộ hay đường sắt. Khi đến điểm mốc đầu tiên là thành phố Nam Định, từ đây rẽ về phía đông theo quốc lộ số 10, trực chỉ Hải Phòng, ngang ngã tư kênh Đông Hải (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), tiếp theo rẽ trái sang xã An Lễ chưa đến 1 cây số là đã thấy quần thể các đền và phủ thờ hiện ra trước mặt. Hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch). Nhưng quanh năm, vẫn có nhiều đoàn người đến tham quan và dâng hương.

Theo:  Vũ Hào / TBKTSG Online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét