Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Ghé thăm Văn Miếu trên đất Huế


Từ trung tâm thành phố Huế, chạy dọc đường Trần Hưng Đạo rợp bóng phượng sẽ đến vùng đất Kim Long cổ kính, nơi tọa lạc của nhiều công trình kiến trúc cổ, một thời là thủ phủ của các bậc Vương, Quan nhà Nguyễn. Sau đó, đi qua Chùa Thiên Mụ sẽ đến với Văn Miếu của Cố đô. Công trình nằm trên một ngọn đồi thấp hướng ra sông Hương thuộc xã Hương Long, TP.Huế.
Văn Miếu Huế
Linh Tinh Môn, phía trước Văn Miếu.
Văn Miếu Huế còn có tên gọi khác là Văn Thánh Huế, Văn Thánh Miếu. Được khởi công xây dựng (dưới triều vua Gia Long) từ ngày 17/4/ đến 12/9/1808 thì hoàn thành. Văn Miếu quay mặt về phía Nam, phía trước nhìn thẳng ra sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi bao bọc lấy. Văn Miếu Huế là một công trình kiến trúc khá độc đáo trong quần thể di tích cố đô. Tại đây có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia tiến sĩ và 4 tấm bia khác (có hai tấm bia do Vua Minh Mạng và Thiệu Trị đề).
Ngay chính giữa cổng vào là ngôi đại điện thờ Khổng Tử (gọi là đại thành điện), đây là công trình kiến trúc trọng yếu của toàn bộ Văn Miếu, được xây dựng theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Hai bên trước Điện Đại Thành là hai ngôi nhà đối diện nhau Đông Vu và Tây vu, thờ thất thập nhị hiền và các tiên nho.
Từ chính cổng nhìn vào, hai bên tả, hữu là 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sỹ thi đỗ trong 39 kỳ thi Hội, thi Đình tổ chức dưới triều Nguyễn.
Các tòa nhà đều được xây dựng bằng gỗ lim, kiến trúc, trang trí đăng đối, uy nghi. Trải qua thời gian, chiến tranh, Văn Miếu Huế đã bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, đây vẫn là một điểm thăm quan, một công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn cao cả, đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo nước nhà.
Văn Miếu Huế
Linh Tinh Môn, nhìn từ trong Văn Miếu ra là dòng sông Hương thơ mộng
Văn Miếu Huế
Cổng chính dẫn vào Văn Miếu
Văn Miếu Huế
Đường vào Đại thành điện
Văn Miếu Huế
Biểu tượng rồng tại bậc lên xuống ngay lối vào Đại thành điện
Văn Miếu Huế
Khuôn viên phía trong Văn Miếu, hai bên là khu nhà bia.
Văn Miếu Huế
Nhà bia nơi nơi lưu giữ 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sĩ
Văn Miếu Huế
Bia đá
Văn Miếu Huế
Bia của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái giám không được liệt vào hạng quan lại.
Văn Miếu Huế
Bia khắc bài văn bia của Hiền Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của Vua không được tham gia chính quyền.
Văn Miếu Huế
Từ phía trong Văn Miếu nhìn ra sông Hương
Văn Miếu Huế

Kim Anh (Huế)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét