Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Hội thổi cơm thi độc đáo ở làng Thị Cấm


- Ở nước ta nhiều nơi có tổ chức hội thổi cơm thi như Thanh Hóa, Hà Tây (nay là Hà Nội) Nam Định, Vĩnh Phúc... Tuy nhiên không ở đâu đặc sắc và độc đáo như ở làng Thị Cấm.
Nhóm lửa thổi cơm thi.
Nhóm lửa thổi cơm thi.
Làng Thị Cấm thuộc xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội có đền thờ Phan Tây Nhạc, một vị tướng của vua Hùng.
 
Ngọc phả đền Phan Tây Nhạc do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào tháng 4 năm Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: Phan Tây Nhạc quê ở Hà Trung, Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay) là người văn võ toàn tài. Bấy giờ là đời vua Hùng Vương thứ 18 tức Hùng Duệ Vương. Vua không có con trai nối ngôi, lấy làm buồn bã, không lo đến chính sự.
 
Vua Thục, chủ bộ Ai Lao, thừa cơ kéo đại binh 30 vạn quân xâm lấn bờ cõi, chia làm 3 đạo tiến vào: Một đạo đánh vào châu Minh Linh, Bố Chính (vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay); Một đạo đánh vào châu Quỳnh Nhai Sơn (vùng Tây Bắc ngày nay); một đạo đánh vào cửa bể Hoan Châu (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay). Thế giặc rất mạnh. Vua Hùng triệu Tản Viên Sơn Thánh về triều, giao cho trọng trách Tổng chỉ huy quân đội để chống giặc.

Tản Viên đốc xuất 10 vạn tinh binh chia đường cự giặc. Phan Tây Nhạc được giao chỉ huy 3 vạn quân tiên phong tiến đánh. Quân Thục tuy đông nhưng không kháng cự nổi, bị đại bại. Quân ta đại thắng, Tản Viên dâng biểu về triều, báo công lên vua Hùng.
 
Nhà vua mở hội thưởng công. Phan Tây Nhạc vì lập được công lớn, được phong tước Đại vương và được vua gả cháu gái của Hoàng hậu cho. Nhà vua còn phong cho Phan Tây Nhạc đất Phương Canh (tức Xuân Phương ngày nay) để làm thực ấp.
 
Ở đây, vợ chồng Phan Tây Nhạc đã giúp dân cải tạo đất, sửa sang phong tục, biến nơi đây thành một vùng trù phú, dân cư đông đúc. Sau khi Phan Tây Nhạc mất, dân địa phương lập đền thờ ông. Ngày nay, tại các làng Thị Cấm, Hòe Thị (thuộc xã Xuân Phương) đều có đền thờ ông.

Tương truyền để chuẩn bị cho việc tuyển quân đánh giặc, Phan Tây Nhạc cho tổ chức thổi cơm thi để kén chọn những người tài giỏi, tháo vát, phục vụ hậu cần quân đội. Vì vậy, những người dự thi ở đây đều là nam giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét