Đúng thời kỳ bất động sản chạm đáy, bạn tôi vẫn tung tẩy mua đi bán lại một lúc đến 3 cái nhà.
Để lý giải cho sự ngạc nhiên tột độ của tôi, nàng bảo: "Mẫu cho tao lộc". Càng tò mò hơn, tôi hỏi: "Mẫu ở đâu mà thiêng thế?". Nàng thì thầm: "Mẫu Địa, cai quản đất đai toàn cõi mình, thờ tại đình Ứng Thiên, Láng Hạ, Hà Nội.
Bất cứ ai có việc gì dính dáng về đất đai, nhà cửa đến tấu trình đều được Mẫu cho tươi cho tốt"... Dù không có bất động sản để cầu buôn may bán đắt nhưng tôi cũng tò mò tìm đến nơi mà dân kinh doanh bất động sản rỉ tai nhau về sự màu nhiệm.
Cầu mua đất bán nhà
Tuy vào ngày thường, trời lại mưa lất phất nhưng những bước chân của các "con nhang, đệ tử" tìm về cửa Mẫu Địa vẫn rất nhộn nhịp. Từ ngoài nhìn vào, quang cảnh đình khá đẹp, thoáng mát và rộng rãi.
Cầu mua đất bán nhà
Tuy vào ngày thường, trời lại mưa lất phất nhưng những bước chân của các "con nhang, đệ tử" tìm về cửa Mẫu Địa vẫn rất nhộn nhịp. Từ ngoài nhìn vào, quang cảnh đình khá đẹp, thoáng mát và rộng rãi.
Nếu như ở những ngôi đình làng thông thường chỉ mở cửa vào ngày lễ, mùng 1 và rằm hằng tháng, chủ yếu phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân quanh đó thì quy mô đình Ứng Thiên vượt trội hơn hẳn. Đình mở cửa tất cả các ngày trong tuần, riêng mùng 1, rằm, các ngày "mậu" và hội đình thì khách thập phương từ khắp các tỉnh, thành kéo về đây cầu lễ.
Ông Tiến, 58 tuổi, một trong những người giúp việc ở đình cho biết, đình thờ Mẫu Địa nổi tiếng linh thiêng khắp trong Nam ngoài Bắc. Thời kỳ bất động sản còn làm mưa làm gió, từ sáng sớm đến tối muộn, đình lúc nào cũng chật người đến lễ. Họ cầu mua được mảnh đất này, bán được biệt thự kia, giải phóng mặt bằng nọ, trúng thầu dự án kia...
Ông Tiến, 58 tuổi, một trong những người giúp việc ở đình cho biết, đình thờ Mẫu Địa nổi tiếng linh thiêng khắp trong Nam ngoài Bắc. Thời kỳ bất động sản còn làm mưa làm gió, từ sáng sớm đến tối muộn, đình lúc nào cũng chật người đến lễ. Họ cầu mua được mảnh đất này, bán được biệt thự kia, giải phóng mặt bằng nọ, trúng thầu dự án kia...
Có những người đi máy bay từ trong Nam ra Hà Nội, vẫy taxi đến thẳng cửa đình để đặt lễ, dập đầu kêu khấn rồi sau đó lại vội vàng bay vào cho kịp công việc. Cứ người nọ mách người kia, đông vô kể.
Đồ tiến cúng nhiều đến mức trên các ban thờ không còn chỗ đặt, các mâm lễ thậm chí xếp chồng chất lên nhau, có người còn xin cung tiến sửa chữa cung Mẫu rộng lớn hơn nhưng ban quản lý cũng phải khước từ vì vượt ngoài chức năng, quyền hạn.
Ông Tiến nhớ lại, lúc đó có những ngày ông dậy từ 5h sáng, vào giúp việc trong đình, đến 9 - 10h tối mới trở về nhà. Các ngày lễ, Tết, từ 2 - 3h sáng đã có người gọi cửa để xin được vào lễ. Cửa đình vừa mở, người ta tràn vào như nước lũ. Hàng chục xe ô tô 12 chỗ đậu quanh các phố lân cận chờ khách lễ xong.
Từ ngày bất động sản tuột dốc, lượng khách đến đình cầu khấn cũng thưa giảm hơn trước. Cửa đình vẫn rộng mở vào tất cả các ngày trong tuần, khách đến lễ có thể cảm nhận được sự thanh thản, tĩnh tại. Còn vào các ngày mùng 1, ngày rằm và 3 ngày "mậu", tuy không còn cảnh "quá tải" như những năm về trước nhưng khách thập phương vẫn dập dìu đến lễ rất đông đúc.
Đình cổ thờ "Hậu thổ phu nhân"
Đình Ứng Thiên vốn có tên là đình Hậu Thổ, được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Khi đó, vua dẫn quân vào Chiêm Thành đến Cửa Hoàn bỗng bị mưa to gió lớn, sóng nổi dữ dội khiến thuyền bị chòng chành rất nguy hiểm.
Ông Tiến nhớ lại, lúc đó có những ngày ông dậy từ 5h sáng, vào giúp việc trong đình, đến 9 - 10h tối mới trở về nhà. Các ngày lễ, Tết, từ 2 - 3h sáng đã có người gọi cửa để xin được vào lễ. Cửa đình vừa mở, người ta tràn vào như nước lũ. Hàng chục xe ô tô 12 chỗ đậu quanh các phố lân cận chờ khách lễ xong.
Từ ngày bất động sản tuột dốc, lượng khách đến đình cầu khấn cũng thưa giảm hơn trước. Cửa đình vẫn rộng mở vào tất cả các ngày trong tuần, khách đến lễ có thể cảm nhận được sự thanh thản, tĩnh tại. Còn vào các ngày mùng 1, ngày rằm và 3 ngày "mậu", tuy không còn cảnh "quá tải" như những năm về trước nhưng khách thập phương vẫn dập dìu đến lễ rất đông đúc.
Đình Ứng Thiên, Láng Hạ, Hà Nội. |
Đình cổ thờ "Hậu thổ phu nhân"
Đình Ứng Thiên vốn có tên là đình Hậu Thổ, được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Khi đó, vua dẫn quân vào Chiêm Thành đến Cửa Hoàn bỗng bị mưa to gió lớn, sóng nổi dữ dội khiến thuyền bị chòng chành rất nguy hiểm.
Vua đang bàng hoàng, lo lắng, chợt thấy một người con gái tuổi độ đôi mươi, mặt tươi như hoa đào, mày xanh như lá liễu, áo trắng quần hồng bước đến tâu rằng: "Tôi vốn là tinh khí của nước Nam, thác đậu vào cây ở chốn mây nước đã lâu, nay gặp minh quân đi chinh phạt lũ giặc nhiễu phương Nam, thật là thỏa nguyện. Bệ hạ đi chuyến này xin cố cho được toàn thắng. Tôi tuy là thân bồ liễu cũng xin theo để giúp sức. Đến ngày khải hoàn, tôi lại xin đợi ở đây để bái yết".
Nói rồi thần biến mất. Sáng hôm sau, vua sai người tìm khắp trên bờ dưới bãi được một khúc gỗ rất giống hình người trong mộng, liền đặt tên là "Hậu thổ phu nhân" và sai đặt trên bàn trong thuyền ngự. Bấy giờ gió lặng, sóng yên, thuyền đi nhẹ nhàng.
Đến Chiêm Thành, như có thần giúp, quân ta thắng to. Trở về kinh đô, vua sai lập đền thờ. Tương truyền, đền rất linh thiêng, đến đời vua Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán vua bèn dựng đàn để cầu đảo, sau khi làm lễ, mưa lớn tức thì. Nhà vua bèn ban sắc phong cho thần là "Ứng Thiên Hậu thổ phu nhân".
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đình vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật quý từ thế kỷ XIX gồm tượng đức thánh Mẫu, ngai rồng chầu, sập chân quỳ, hai hạc thờ, một bộ bát bửu, một tấm bia hậu, một chuông đồng đúc thời vua Thành Thái, một cuốn thần phả và 15 đạo sắc phong của ba triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sắc phong sớm nhất là thời Vĩnh Khánh nhị niên (1730), sắc phong sau cùng vào thời Khải Định.
Từ năm 1984, đình Ứng Thiên đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử.
Sự tối linh của ngôi đình
Tôi chú ý đến một người khách đang chăm chú bày 5 mâm lễ rất cầu kỳ. Nhìn qua đã biết chị là người đi lễ "có nghề". Sau khi chị đã đặt lễ khắp các ban thờ, tôi lại gần bắt chuyện. Chị cho biết tên là Hà, mấy năm gần đây thường xuyên đến lễ đình Ứng Thiên. Chị bảo 90% những người đến lễ ở đây đều đang có việc liên quan đến đất đai, nhà cửa.
Đến Chiêm Thành, như có thần giúp, quân ta thắng to. Trở về kinh đô, vua sai lập đền thờ. Tương truyền, đền rất linh thiêng, đến đời vua Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán vua bèn dựng đàn để cầu đảo, sau khi làm lễ, mưa lớn tức thì. Nhà vua bèn ban sắc phong cho thần là "Ứng Thiên Hậu thổ phu nhân".
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đình vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật quý từ thế kỷ XIX gồm tượng đức thánh Mẫu, ngai rồng chầu, sập chân quỳ, hai hạc thờ, một bộ bát bửu, một tấm bia hậu, một chuông đồng đúc thời vua Thành Thái, một cuốn thần phả và 15 đạo sắc phong của ba triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sắc phong sớm nhất là thời Vĩnh Khánh nhị niên (1730), sắc phong sau cùng vào thời Khải Định.
Từ năm 1984, đình Ứng Thiên đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử.
Các "con nhang, đệ tử" tìm về cửa Mẫu Địa rất nhộn nhịp. |
Sự tối linh của ngôi đình
Tôi chú ý đến một người khách đang chăm chú bày 5 mâm lễ rất cầu kỳ. Nhìn qua đã biết chị là người đi lễ "có nghề". Sau khi chị đã đặt lễ khắp các ban thờ, tôi lại gần bắt chuyện. Chị cho biết tên là Hà, mấy năm gần đây thường xuyên đến lễ đình Ứng Thiên. Chị bảo 90% những người đến lễ ở đây đều đang có việc liên quan đến đất đai, nhà cửa.
Chị cũng không ngoại lệ, là chủ doanh nghiệp, trót "ôm" trong tay cả chục dự án bất động sản lớn nhỏ nhưng cả nửa năm nay chào bán để hồi tiền trả nợ ngân hàng cũng không có ai hỏi mua, ngay cả khi đã giảm giá 30 - 40%.
Toàn bộ tiền nằm trong đất, doanh nghiệp của chị trong tình cảnh sống dở, chết dở. Chị nói chị đi lễ để tìm một chỗ dựa tâm linh, còn lời thỉnh cầu của chị có được Mẫu cho ứng nghiệm hay không thì chị không dám chắc.
Một người đàn bà đứng bên cạnh chị nghe thế liền nói: "Mẫu Địa linh thiêng lắm, cứ thành tâm cầu lễ là Mẫu thương, Mẫu phù hộ độ trì cho hết".
Một người đàn bà đứng bên cạnh chị nghe thế liền nói: "Mẫu Địa linh thiêng lắm, cứ thành tâm cầu lễ là Mẫu thương, Mẫu phù hộ độ trì cho hết".
Để dẫn chứng điều mình nói, người đàn bà này kể: Nhiều người xin được vào trong cung cấm lễ Mẫu rồi lấy điện thoại, máy chụp ảnh để chụp hình Mẫu nhưng khi ra ngoài xem lại thì các hình ảnh đều nhòe nhoẹt; rồi chuyện nhiều người sau khi lễ xong thì bị Mẫu "nhập", khóc cười, quát tháo, la hét, luôn mồm nói những chuyện "âm" hoặc lên cơn co giật... Sau đó phải "xin" Mẫu mới hóa giải được.
Thực hư chuyện Mẫu "nhập" ra sao không ai rõ, không ai kiểm chứng được, chuyện Mẫu thương, Mẫu phù hộ độ trì cho ai thì cũng chỉ người đó mới biết. Và cho đến nay, người ta vẫn truyền tai nhau về sự tối linh của ngôi đình Ứng Thiên thờ Mẫu Địa - thần cõi nước Nam.
Hồng Anh
Thực hư chuyện Mẫu "nhập" ra sao không ai rõ, không ai kiểm chứng được, chuyện Mẫu thương, Mẫu phù hộ độ trì cho ai thì cũng chỉ người đó mới biết. Và cho đến nay, người ta vẫn truyền tai nhau về sự tối linh của ngôi đình Ứng Thiên thờ Mẫu Địa - thần cõi nước Nam.
- Hội đình Ứng Thiên từ ngày 6 - 8/3 và hội mùa thu vào ngày 26/9. - Mồng 6/3 là chính hội nhưng từ trước đó nhân dân trong làng đã chuẩn bị cờ quạt, đồ tế khí, các cụ cao tuổi gom hoa bưởi đun nước thơm làm lễ mộc dục. Mồng 8/3 kết thúc hội rước ban Mẫu, từ sáng sớm các cụ bà tụng kinh, lễ tế tạ trang nghiêm, trọng thể. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét