Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Linh Sơn Tiên Thạch tự, những dấu tích theo thời gian

Chùa Bà Tây Ninh được thành lập cách đây khoảng 300 năm, mở đầu là những bước chân đầu tiên của cư dân vùng Tây Ninh đã đến vùng núi cao hoang sơ, để khai sinh ra vùng đất mới lập nên mếu, chùa để thờ Phật. Theo thời gian, từng ngôi chùa đã được trải rộng, tu bổ tại lưng chừng núi. Ở độ cao khoảng 350m ngày nay là một quần thể các chùa chuyền mọc lên san sát, nơi đây đã viết nên những câu chuyện truyền thuyết về một người tên gọi là "Linh Sơn Thánh Mẫu", và ngôi chùa mang tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự - hay còn gọi là chùa bà, được các du khách viếng thăm đông đúc.
Chùa Bà Tây Ninh được thành lập cách đây khoảng 300 năm, mở đầu là những bước chân đầu tiên của cư dân vùng Tây Ninh đã đến vùng núi cao hoang sơ, để khai sinh ra vùng đất mới lập nên mếu, chùa để thờ Phật. Theo thời gian, từng ngôi chùa đã được trải rộng, tu bổ tại lưng chừng núi. Ở độ cao khoảng 350m ngày nay là một quần thể các chùa chuyền mọc lên san sát, nơi đây đã viết nên những câu chuyện truyền thuyết về một người tên gọi là "Linh Sơn Thánh Mẫu", và ngôi chùa mang tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự - hay còn gọi là chùa bà, được các du khách viếng thăm đông đúc.
Chùa Bà - Tây Ninh nơi văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong lòng du khách
Chùa Bà - Tây Ninh nơi lưu giữ những truyền thuyết xa xưa 
Khu du lịch thiên nhiên tính ngưỡng
Từ năm 1893, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi Bà Đen kéo dài trên 11km đã được trải nhựa, nhiều công trình điện lưới quốc gia được kéo lên tận đỉnh núi, cơ sở hạ tầng khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh để phục vụ cho du khách đến thăm viếng vui chơi. Khu du lịch núi Bà Đen trở thành một địa chỉ thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Đây là khu vực có lợi thế núi non nên các công trình thường thiết kế rất độc đáo sao cho phù hợp với thiên nhiên.
Vẻ đẹp hùng vĩ của núi Bà Đen đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi cũng có suối cũng có chùa chuyền và hang hốc. Du khách có thể say mê khám phá núi rừng cùng với nhiều lựa chọn như: tản bộ, cáp treo hay ván trượt, mỗi phương tiện điều mang lại một thú vị riêng, một trải nghiệm riêng chẳng hạn. Nếu du khách thích chụp ảnh nên chọn cách đi bộ là thú vị nhất để có thể nhìn cận cảnh từng mảng rừng của núi Bà. Dọc đường, còn có nhiều nơi để nghĩ chân, chụp ảnh và tha hồ ngắm cảnh núi non. Suốt một quảng đường dài từ chân đến đỉnh có nhiều hang động, chùa chiền và cây cối xanh thẳm, không khí từ núi đá lúc nào cũng tạo cảm giác mát rượi. Từ đây du khách có thể thỏa thuê chiêm ngưỡng núi Bà từ xa, hơn nữa là một cách đồng của bát ngát xanh tươi... Chiều tà buông xuống, xương mờ bao phủ một không gian tĩnh lặng của một chiều êm ả, im đến lạnh lùng bởi rừng núi linh thiên, tiếng động của hang đá. Đâu đó lại thấp thoáng bóng chiều của những ngôi chùa cùng âm thanh mỏ vang vọng xa xa. 
Cáp treo - Tây Ninh ngắm nhìn những ngọn núi nhấp nhô 
Cáp treo - Tây Ninh những phút giây nhẹ nhàng bên núi rừng xanh ngát
Máng trượt - Tây Ninh cuộc chơi với tốc độ dành cho những người chưa hẳn đã già
Truyền thuyết về một cái tên
Truyền thuyết về núi Bà Đen vẫn còn nhiều chứng tích qua nhiều lời kể của người dân. Nói đến núi Bà Đen, người ta nghĩ ngay đến Điện Bà, tức là Linh Sơn Tiền Thạch Tự. Điện Bà nằm ở lưng chừng núi cùng  với hai ngôi chùa: chùa Thượng (Điện Bà) và chùa Hang để tạo tạo một quần thể chùa chiền trên núi Bà. Ở chân núi còn có một ngôi chùa gọi là chùa Trung, ba ngôi chùa trên núi hiện nay do ni trưởng Diệu Nghĩa trụ trì.
Điện Bà thờ Bà Đen - Linh sơn Thánh Mẫu, một cái tên gắn liền với di tích thắng cảnh của Tây Ninh. Có nhiều truyền thuyết dân gian kể về Bà Đen như: sự tích về nàng Đênh, chuyện kể về nàng Lý Thị Thiên Hương... được truyền tụng trong dân gian. Trong đó chuyện về nàng Lý Thị Thiên Hương được lưu truyền chính thống cho đến ngày nay.
Chùa Bà - Tây Ninh hướng từ phía trên cao
Chuyện kể về một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương có võ nghệ cao, nhan sắc mặn mà, có làn da bánh mật nên gọi là Bà Đen. Nàng Thiên Hương vốn là một người mộ đạo, mỗi dịp nguyên tiêu, nàng thường vượt đường xa lên núi lễ phật. Một ngày kia, trên đường lên núi viếng chùa, nàng bị bọn cướp chặn đường uy hiếp. Thiên Hương chống trả quyết liệt nhưng vì thân gái thế cô nên nàng quyết lao mình xuống vực quyên sinh, quyết không chịu hoen ố thanh danh trong tay bọn chúng. Câu chuyện là thế, chỉ đơn giản là cái chết của rmột người con gái nhưng lại ản chứa bao điều. Tương truyền Bà Đen lúc sinh thời thường làm phước, lập đức giúp đời, lúc hết thì rất hiển linh, vẫn ban an lành cho chúng sanh, thiện tính mười phương. Trong nhân gian có được người như thế sẽ mang lại phúc cho người dân, sẽ là một điềm may mắn mang lại cho người dân trong vùng.
Chùa Bà - Tây Ninh văn hóa tính ngưỡng
Tối đêm ấy, nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi được nàng báo mộng. Hôm sau, nhà sư tìm xuống vực sâu tìm xác nàng, người mới đem xác nàng an tán trên chùa. Dân gian truyền rằng Lý Thị Thiên Hương rất hiển linh, luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được nhiều ân phước. Người ta lập điện thờ bà trên núi nên từ đó núi có tên là núi Bà Đen. Cái tên xuất phát từ người con gái hiển linh đã vang xa đối với người dân trong vùng.
Danh xưng "Linh Sơn Thánh Mẫu" được Chúa Nguyễn Ánh ban cho vào năm 1780 khi người lên ngôi. Khi người buôn tẩu khắp miền Nam trong quá trình chạy trốn quân giặc, lúc đến gần núi được bà mách bảo chỉ đường lánh nạn. Người cũng đặt tên ngôi chùa là Linh Sơn Tiên Thạch Tự và tạc tượng Bà bằng đồng đen để cho nhân dân phụng thờ.
Nguy nga Linh Sơn Thạch tự và Điện Bà Thánh Mẫu   
Mới đây tôi đã đến chùa chiêm ngưỡng ngôi chùa Bà và được một người bạn mới quen trên chuyến leo núi hướng dẫn, một người vốn sinh ra ở Tây Ninh. Bạn cũng cho rằng nơi đây là nơi cũng khá thú vị vào những ngày lễ lớn, đông đúc người đến hơn và nhiều hoạt động cho các lễ hội cũng diễn ra. 
Chùa Bà - Tây Ninh, cổng lên núi Điện Bà 
Lịch sử chùa Bà đã trải qua những đời liệt tổ chủ trì như Thực Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh Thiền Hải Hiệp. Tiếp đến là các vị tổ Thánh Thọ, Phước Chí Thoại (người có công kiến thiết chùa phật, giảng đường, tại vì 1880 -1910), tổ Tâm Hoàn Chánh Khâm (có công xây cất chùa tổ, nhà tổ bằng đá, tại vì 1922-1924), tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh (có công xây tháp cho liệt tổ và sư huynh 1939). Sau đó, khoảng giữa thế kỷ 20 Hòa thượng Nguyên Chất Giác Điền hằng năm tổ chức lễ vía Bà và khai trường Hương, Trường Kỳ cho tăng ni các chùa núi tĩnh tu học đạo. Hiện nay, trụ trì chùa Bà là Ni trưởng viện chủ Thích Nữ Diệu Nghĩa - là một bậc chân tu yêu nước, thương dân lại có công lớn trong việc trùng tu những cảnh chùa nguy nga tráng lệ ngày nay. Ni trưởng nay đã quá tuổi thượng tọa, sức khỏe có giảm sút nhưng tinh thần vẫn tráng kiện. Người xuất gia từ thuở nhỏ, nên không vướng bận nợ trần, thời chiến tranh Ni trưởng là trụ trì chùa Hang, một ngôi chùa có địa thế khá hiểm trở nên đã trở thành cứ điểm ngăn chặn bước chân quân xâm lược muốn hủy diệt nơi này. Các vị nữ tu ở chùa Hang kiên cường bám trụ, chở che cho quân du kích cho đến ngày nay.
Chùa Bà - Tây Ninh các vị thần canh cửa điện Phật
Chùa Bà - Tây Ninh tòan cảnh điện Phật 
Chùa Bà - Tây Ninh, điện Phật nơi con người có thể mong ước về một nơi yên bình
Chùa Bà - Tây Ninh nơi linh thiêng trong lòng du khách
Toàn bộ quần thể núi Bà có nhiều chùa, am, miếu rải rác quanh các triền núi. Trong đó có ba ngôi chùa lớn nhất, từ chân đến lưng núi. Những ngôi chùa này được xây dựng lâu đời, nhưng trong chiến tranh đã bị đạn bom tàn phá đổ nát. Những ngôi chùa nguy nga tráng lệ hiện nay mới được trùng tu xây dựng lại từ những năm 1993 đến 1997. Trong đó, đáng chú ý là ngôi chùa nguy nga tráng lệ Linh Sơn Tiên Thạch Tự, đây là ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng như các ngôi chùa của người Việt. Vẻ đẹp được khắc họa ngay từ cổng vào là những bậc thang cao ngất thẳng đứng trông từ dưới lên như một cổng trời sờ sững trên không. Xung quanh chùa là núi non và cây cối xanh thẳm tạo nên sự hài hòa sinh động. Ngay giữa sân là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, bên trong là điện phật có tượng Đức Thích Ca thiền định bên dưới là các Phật Di Đà, Đản Sanh, Địa Tạng, còn cả Ngọc Hoàng... Hai bên là nơi thờ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng các chư phật khác đã tạo nên sự đa dạng cho một không gian thần thánh nơi điện Phật.
Điện Phật - Đức Phật Thích Ca - chùa Linh Sơn Tiên Phật
Lối vào ngày ban đầu phần Điện phật là cảnh Tứ Đại Thiên Vương và Đức Hộ Pháp trong như đang canh giữ một nơi chốn linh thiên. Có thể nói các tượng phật nói lên sự đa dạng và màu sắc nơi chốn cửa phật nơi con người có thể đặt niềm tin vào các vị thần thánh. 
Điện Phật - Tây Ninh các vị Bồ Tát Địa Tạng
Điện Phật - Tây Ninh, Di Đà Tam Tôn
Điện Phật - Những đồ vật giá trị theo thời gian
Sát bên chùa là Điện Bà, một nơi được khách du lịch khá đặc biệt chú ý, bởi kiến trúc cũng khá đặc biệt. Được xây dựng theo địa thế tự nhiên của núi, bắt nguồn từ một mái đá thật to nhô ra tạo thành hang động, cao khoảng 3 mét, miệng hang rộng khoảng 6 mét, được người đời sau xây gạch ốp sát vách đá, còn ở mái xây nối thêm mái đá tạo thành hai lớp điện sâu đến 8 mét làm nơi thờ phụng Bà. Bên trong thờ Linh Sơn Thánh Mẫu còn có cả thổ địa và Thần Tài. Một không gian khá chật hẹp nhưng lại hấp dẫn khách du lịch đến cúng viếng lễ vật và xin lộc để mang về.
Chùa Bà Tây Ninh - Tượng Bà Linh Sơn Thánh Mẫu bên trong hang đá
Phước Trung Tự - một trong những quần thể núi Bà Tây Ninh
Long Châu Tự - một trong quần thể chùa Bà Tây Ninh
Tháp Vãng Sanh - Tây Ninh năm ở tận chân núi
Ngoài ra, du khách cũng có thể lên cao hơn để ngắm nhìn đức phật nằm trang nghiêm hiện ra giữa trời xanh, trong cái bao la rộng lớn của đất trời. Nơi đây du khách sẽ có cảm giác than thản bình anh nơi cuộc sống đời thường, núi rừng, trời cao, và cả sự thanh cao nơi Đức Phật, có thể sẽ làm cho ta lắng đọng một chút nơi cử Phật.
Phật nằm - Tây Ninh nơi để du khách cảm nhận sự thanh bình nơi núi rừng 
Từ đó đến nay, chùa Điện Bà được trùng tu nhiều lần, sân chùa rộng rãi, thâm nghiêm, đặc biệt là nơi chánh điện, tín đồ và khách hành hương cúng viếng ngày càng đông, rộn ràng nhất là các ngày diễn ra lễ hội vào mùng bốn, năm, sáu tháng năm âm lịch hàng năm. Những ngày hội của núi Bà thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, những nghi lễ được duy trì và lưu giữ cho đến hôm nay. Phong tục và tập quán của núi Bà nói lên hoạt động tín ngưỡng của một nền Phật giáo đã có từ xa xưa. Qua đó thể hiện một niềm tin của con người mong ước về một cuộc sống an lành.
 P/s: lễ hội trong năm của núi Bà:
+ Lễ Vía Bà: Đêm 18 và ngày 19 & ngày 6/05 âm lịch hàng năm.
Trường  Nguyễn
(Tư liệu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen)
Về miền phật tích Núi Bà Đen

Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh.   
Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc.Nhìn xa núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ.
Núi Bà Đen còn gọi là núi Điện Bà, còn có tên là Vân Sơn, vì thường có mây phủ. Và còn có tên là núi Một. Nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
Có hai truyền thuyết về núi Bà Đen được truyền tụng trong dân gian.      
Câu chuyện thứ nhất  kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi  - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.
d
d
Lại có một tích khác về núi Bà Đen, đó là có một người con gái tên là Đênh  (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng đã bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".
Núi Bà Đen thu hút khách thập phương vì cảnh núi trời hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa linh thiêng vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Trên núi có một số hang động được các tăng ni, Phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà… Ở đây khí hậu ôn hòa mát mẻ vì ngoài cánh đồng bát ngát, núi Bà còn được bao bọc bởi hệ thống kênh đào dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng (nằm giữa vùng giáp ranh Tây Ninh – Bình Dương) là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất miền Nam.
Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ tượng Bà và các tiên nữ.
Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997
Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
Núi Bà Đen đã được công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Quyết định số 100/VH-QĐ ngày 21/1/1989 của  Bộ Văn hóa Thông tin.
Với những người đam mê leo núi thường chinh phục đỉnh núi Bà theo hai con đường mòn chính. Một đường mòn nằm sau lưng Điện Bà ở lưng chừng núi, đường này gập ghềnh, khó đi với vách núi dựng đứng, những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau ngổn ngang. Một đường mòn khác bắt đầu từ Đài Liệt sĩ dưới chân núi, đi men theo các trụ điện lên thẳng đến đỉnh. Cả hai con đường lên đỉnh đều quanh co khúc khuỷu. Người leo núi có thể dừng chân nghỉ ngơi dưới những tán lá sum suê và vui đùa với loài khỉ hoang dã sống trên núi. Hai bên đường, tiếng chim hót véo von và tiếng nước chảy róc rách hòa cùng nhau tạo thành bản tình ca trong trẻo của núi rừng. Gần đến đỉnh là cơ man nào là cỏ tranh, tre, trúc, hoa ngũ sắc và bạt ngàn cỏ lau. Những cánh rừng cỏ lau rậm rạp liêu xiêu trong gió làm cho cảnh chiều tà trên đỉnh núi thêm huyền ảo. Khí hậu trên đỉnh mát dịu vào ban ngày và lạnh buốt vào ban đêm. Được nằm trên đỉnh núi khi màn đêm buông xuống là cảm giác khó tả với bất cứ ai.
Nếu là người thích khám phá ẩm thực thì khi đi tham núi Bà Đen du khách sẽ được thưởng thức món Thằn lằn núi, ốc núi. Thoạt lần đầu nghe nói đến món ăn thằn lằn núi, hẳn nhiều người sẽ ớn lạnh. Thế mà khi nhìn những chú thằn lằn núi to gần bằng cườm tay bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh lại cảm thấy vô cùng hấp dẫn. Có thử rồi mới thấy thịt thằn lằn núi cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, hóa ra lại ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… vô cùng! Nhiều người bảo ăn món này tráng dương và chữa chứng hen suyễn, nhức xương.

Bảo Anh (TTVN)
Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét