Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Nhận biết và điều trị rối loạn cương?


ĐỊNH NGHĨA VỀ RỐI LOẠN CƯƠNG

RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG (viết tắt là RLC, hay còn gọi là liệt dương, hay chứng bất lực ở đàn ông...) là tình trạng dương vật cương không đủ cứng hoặc cứng nhưng không giữ được lâu để giao hợp thỏa mãn. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc diễn ra liên tục ít nhất từ 3 đến 6 tháng.
TỰ NHẬN BIẾT RỐI LOẠN CƯƠNG
RLC thường có các biểu hiện :
* Dương vật hoàn toàn không cương lên được.
* Khi mót tiểu thì dương vật cương được nhưng khi cần quan hệ tình dục (QHTD) thì không đạt yêu cầu
* Dương vật đủ cứng để QHTD nhưng đang giao hợp thì bị xìu xuống giữa chừng, chưa kịp xuất tinh hoặc xuất tinh sớm.
Một trong những cách đơn giản để tự nhận biết mình có mắc bệnh RLC hay không là trả lời 5 câu hỏi trong bảng tự đánh giá Sức khỏe tình dục Nam giới (Sexual Health Inventory for Men, SHIM), sau đó hãy cộng điểm của bạn lại, nếu đạt dưới 21 điểm là có thể bạn đã bị RLC

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TÌNH DỤC NAM GIỚI
1.Bạn hãy tự tin ước lượng mức độ đạt được của sự cương cứng của dương vật và khả năng duy trì độ cương cứng đó như thế nào ?
a. Rất thấp  1 điểm
b. Thấp 2 điểm
c. Vừa phải   3 điểm
d. Cao 4 điểm
e. Rất cao 5 điểm
2. Khi bạn cương dương do kích thích tình dục, dương vật của bạn có đủ cứng để đưa vào âm đạo hay không ?
a. Không bao giờ cương lên được0 điểm
b. Gần như không bao giờ( hoặc rất hiếm khi)1 điểm
c. ( ít hơn ½ số lần QHTD mà đưa được dương vật vào âm đạo) 2 điểm
d. Thỉnh thoảng ( khoảng ½ số lần QHTD mà đưa được dương vật vào âm đạo3 điểm
e. Hầu hết mọi lần ( hơn ½ số lần QHTD mà đưa được dương vật vào âm đạo)4 điểm
f. Gần như luôn luôn5 điểm
3. Trong lúc giao hợp bạn có thường duy trì được độ cương cứng sau khi đưa được dương vật vào âm đạo hay không ?
a. Không có giao hợp0 điểm
b. Gần như không bao giờ 1 điểm
c. Một vài lần ( ít hơn ½ trong tất cả các số lần)2 điểm
d. Thỉnh thoảng ( khoảng ½ trong tất cả các số lần)3 điểm
e. Hầu hết mọi lần ( nhiều hơn ½ trong tất cả các số lần)4 điểm
f. Gần như luôn luôn5 điểm
4. Bạn có gặp khó khăn khi duy trì sự cương dương vật để giao hợp trọn vẹn không ? 
a. Cực kỳ khó khăn1 điểm
b. Rất khó khăn2 điểm
c. Khó khăn3 điểm
d. Hơi khó khăn4 điểm
e. Không khó khăn  5 điểm
5. Khi bạn giao hợp, bạn có thấy thỏa mãn không ?
a. Không có giao hợp0 điểm
b. Gần như không bao giờ1 điểm
c. Một vài lần ( ít hơn ½ số lần giao hợp)2 điểm
d. Thỉnh thoảng ( khoảng ½ số lần giao hợp)3 điểm
e. Hầu hết mọi lần ( nhiều hơn ½ số lần giao hợp) 4 điểm
f.   Gần như luôn luôn 5 điểm
Kết quả: Nếu tổng số điểm của bạn đạt từ 21 điểm trở lên, bạn có một sức khỏe tình dục tuyệt vời và bạn là người vô cùng hạnh phúc, nếu tổng số điểm của bạn dưới 21 điểm, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tham vấn.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN CƯƠNG:
  • Bệnh tiểu đường: gây tổn hại thần kinh và động mạch dương vật
  • Bệnh dây thần kinh: bệnh xơ cứng rải rác, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và chấn thương tủy sống.
  • Bệnh mạch máu: Xơ vữa thành mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol, 70% trường hợp RLC là do bệnh mạch máu.
  • Phẫu thuật: Trong điều trị ưng thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang.
  • Chấn thương: Xương chậu, tủy sống và dương vật.
  • Bất thường nội tiết: Giảm testosterone trong máu, tăng tiết profactin từ tuyến yên, suy tuyến giáp…
  • Thuốc lá, rượu: làm hư hại mạch máu, làm giảm lượng máu đến dương vật.
  • Thuốc: Những loại thuốc có thể gây rối loạn cương là thuốc lợi tiểu, trị cao huyết áp, chống loạn tim, chống trầm cảm, chống động kinh, thuốc điều trị lo lắng, thuốc an thần, kháng histamin, giãn cơn thuốc chữa ung thư...
  • Do tâm lý: Nguyên nhân do tâm lý chỉ chiếm dưới 10% số bệnh nhân rối loạn cương.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯƠNG
Thay đổi lối sống: bỏ thuốc lá, rèn luyện thân thể đều đặn để tăng cường sức khỏe chung của cơ thể và giảm lo âu (stress).
Điều trị cụ thể: Mục tiêu đầu tiên của thầy thuốc trong khám và chữa rối loạn cương là xác định nguyên nhân và chữa nguyên nhân bệnh (nếu được).
Đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống, ngừng sử dụng thuốc là khỏi bệnh. Trong các trường hợp không tìm ra nguyên nhân, điều trị rối loạn cương cần thực hiện theo phác đồ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra:

Phác đồ này gồm 3 bước :
Bước 1: Là những biện pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn (thuốc uống), nếu thất bại, chuyển sang bước 2.
Bước 2: Là những biện pháp mạnh hơn, phức tạp hơn (thuốc tiêm và thuốc nhét), nếu thất bại, chuyển sang bước 3.
Bước 3: Phẫu thuật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét